Lừa đảo tượng cổ đổi màu, chiêu lừa tinh vi không ngờ

Sự thu hút không phải tính chất nghiêm trọng của vụ án lừa đảo tượng cổ đổi màu, mà nằm ở chiêu lừa tinh vi và hoàn hảo không ngờ.

Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ “lừa đảo tượng cổ đổi màu” tại TAND tỉnh Kiên Giang hôm 13/7/2015 thu hút sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều người.
Sự thu hút không phải tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án mà nằm ở chiêu lừa, những chiêu lừa tinh vi và hoàn hảo đến không ngờ.
Lua dao tuong co doi mau, chieu lua tinh vi khong ngo
Những bức tượng giả của nhóm lừa đảo. 
Cái kết cho những kẻ lừa đảo
Đứng trước vành móng ngựa là ba bị cáo: Trà Trung Tín, Nguyễn Văn Song (cùng trú tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) và Nguyễn Thị Tuyết Lan (trú ở thị trấn Gò Quao, Kiên Giang). Bảy người bị hại sống nhiều nơi như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bình Thạnh và Thủ Đức (TP.HCM), Tân Uyên và Thuận An (Bình Dương), Long Biên và Thanh Trì (Hà Nội).
Trà Trung Tín vốn buôn bán đồ đồng mỹ nghệ, sau đó đi cóp nhặt “bí kíp” làm tượng đồng đổi màu, rồi cùng câu kết với Lan và Song đóng giả làm người thân hoặc vợ chồng để lừa đảo. Chiêu thứ nhất mà Tín học được là làm tượng đồng “tự đổi màu”.
Tín mua tượng đồng mới, thuê thợ hàn gió đá đổ chì vào tượng cho nặng, dùng axit rửa sạch lớp xỉ, sau đó dùng một loại axit khác quét lên bề mặt rồi quét lớp thủy ngân lên.
Nếu dùng vật nhọn rạch hay giũa đi giũa lại thì chỉ sau ít phút thủy ngân sẽ kéo liền lại, che phủ dấu vàng màu bông bí của đồng bên trong. Tín lu loa với người mua là đồng tự đổi màu.
Chiêu thứ hai mà Tín tìm được là làm tượng đồng đen. Tín mua tượng giả cổ, thuê thợ đổ chì vào đầy bên trong cho nặng, rồi thoa dung dịch CuSO4 lên bề mặt và ngâm trong nước javel...
Tín móc nối với Nguyễn Thị Tuyết Lan và Nguyễn Văn Song, diễn giải chiêu trò cách biến đồng đổi màu và đóng giả làm người thân hoặc vợ chồng để tìm cách lừa bán tượng giả.
Với thủ đoạn trên, từ đầu năm 2013 đến tháng 5/2014, ba bị cáo đã tiến hành lừa đảo bốn vụ, chiếm đoạt tài sản của bảy người với số tiền hơn 2 tỉ đồng...
Đến cuối năm 2014, từ đơn tố giác của các nạn nhân, Công an tỉnh Kiên Giang đã vào cuộc điều tra, lật tẩy các trò lừa đảo. Ngày 12/8/2014 Song và Lan bị bắt. Hơn nửa tháng sau, ngày 30-8-2014, đến lượt Tín phải tra hai tay vào còng.
Cả ba bị cáo bị quy tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Tín bị 17 năm tù, Song 12 năm tù và Lan 7 năm tù. Bản án cũng cho biết liên quan đến trò lừa đảo còn có một người tên Tuấn (ở La Gi, Bình Thuận) - theo lời khai của Tín, tuy nhiên nhân thân và lai lịch không chứng minh được.
Sập bẫy “tượng đồng đổi màu”
Lua dao tuong co doi mau, chieu lua tinh vi khong ngo-Hinh-2
Nạn nhân Vũ Thị Hương. 
Cuối tháng 7/2015, lần theo bản án, chúng tôi tìm đến nhà một nạn nhân là chị Vũ Thị Hương (phường 2, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng). Dù đã giới thiệu trước là nhà báo, nhưng chị Hương tiếp đón chúng tôi trong trạng thái rất căng thẳng vì lo sợ là người nhà phạm nhân đến trả thù.
Sau một hồi trấn an bằng thẻ nhà báo và những giấy tờ liên quan, cùng câu chuyện và sự chia sẻ, chị Hương mới trấn tĩnh để kể câu chuyện. Chị cho biết: “Chiêu lừa quá hoàn hảo, tinh vi đến mức quá dã man”...
Giữa năm 2012, một người bạn của chị Hương tên D. đến Bảo Lộc chơi và có nói nhiều về chuyện đồng đổi màu.
Cho dù chị bỏ ngoài tai nhưng D. cứ nằng nặc kể, nào là rất nặng, bằng nắm tay mà cả chục ký, dùng dao rạch qua thấy màu vàng bông bí bên trong rồi để một lát thì tự liền lại, nào là mỗi ký sẽ được một tập đoàn mua đến 80 triệu USD...
Nghe chuyện khó tin nên chị Hương để ngoài tai. Một thời gian sau qua Phan Thiết có việc, chị Hương ghé thăm bạn thì D. khuyên nên đi môi giới đồng đen, chỉ cần ít tiền đối ứng cho tập đoàn sẽ rất nhanh giàu.
Khi về lại Lâm Đồng, D. gọi điện nhờ chị Hương tìm mối bán thông tạp cho một người bạn tên Tuấn làm nghề san lấp mặt bằng. Sau khi được giới thiệu, trong khoảng mười ngày đầu, tối nào Tuấn cũng điện thoại chuyện trò, tạo cảm giác quen thân.
Đầu năm 2013 Tuấn lên Bảo Lộc. Trong bữa cơm chung, Tuấn chợt hỏi: “Có bao giờ Hương nghe chuyện đồng chưa?”. “Anh có hả?”. “Anh không có, nhưng người nhà bạn anh ở Rạch Giá cào được hai cái rương, trong có bức tượng gần cả tạ vàng 18k và mấy món tượng đồng rất quý!”.
Nghĩ đến bức tượng 80 triệu USD mỗi ký, chị Hương vặn hỏi và được nối máy cho Trung (Trà Trung Tín giả danh) ở Rạch Giá.
Nghe Tín diễn tả y chang như lời D. nói hôm nào. Diễn biến rất tự nhiên của sự việc đã khiến Hương tin ngay và đặt vấn đề giá cả để mua. Tín mời chị Hương về Kiên Giang để giao dịch.
Điện thoại lại cho D. kể về toàn bộ câu chuyện, D. khuyên nên đi ngay nên chị Hương thuê xe cùng Tuấn đi Kiên Giang liền trong đêm.
Tại Kiên Giang, Tín giới thiệu sang Tư (Nguyễn Văn Song giả danh), người giữ những bức tượng tại ấp 8, xáng 1, huyện An Minh. Sau nhiều lần “cò kè”, chị Hương mới tiếp cận được bức tượng và thử bằng giũa sắt.
“Tư lấy ra một pho tượng nhỏ màu sáng sẫm, cao chừng 15cm kể cả bệ ngồi. Tưởng nhẹ tôi cầm thử nhưng rất nặng, phải bê cả hai tay mới nổi. Tôi giũa qua thì thấy lộ ra màu vàng bông bí. Sau chừng năm phút, vết giũa tự lành trả lại màu sáng sẫm ban đầu. Tôi gọi về Bình Thuận cho D., cậu ấy nói cứ tìm cách giữ chân, để D. đưa người của tập đoàn xuống!”.
Sau hơn một tuần, chị Hương hỏi mượn và nhờ D. mang tiền về Kiên Giang mua tượng. Bức tượng sau đó được chị Hương mua với giá 545 triệu đồng, rồi đưa về Bình Thuận để “giao cho tập đoàn”.
Ngày 21/1/2013, tượng được khò qua máy và lộ rõ đồ giả, chị Hương tức tốc về Kiên Giang. Ngày 22/1/2013, chị trình báo Công an Kiên Giang toàn bộ vụ lừa đảo nói trên...
Chị Hương kể chuỗi ngày tiếp theo là khoảng thời gian kinh hãi nhất trong đời. Trước tiên, D. buộc chị phải trả gấp 400 triệu đồng, nếu không dọa kiện Hương cấu kết với nhóm lừa đảo. Chị phải bán toàn bộ xe cộ, vật dụng trong nhà và vay nóng bên ngoài để đủ tiền trả cho D..
Sau khi vay nóng hai tháng không có tiền trả, ngày nào cũng có nhóm “đầu gấu” đến đòi tiền với đủ trò dọa dẫm, đập phá đồ trong nhà. Sức ép quá lớn buộc chị xin chồng cầm cố ngôi nhà để vay ngân hàng trả nợ.
Cho đến cuối tháng 7/2015, chị cho biết vẫn còn nợ 300 triệu đồng, gồm ngân hàng 270 triệu đồng và 30 triệu đồng vay bên ngoài.
Tiền bạc mất chưa nói. Mất mát lớn nhất của chị Hương chính là khủng hoảng tinh thần suốt thời gian dài. Đặc biệt sau vụ việc, chuyện vợ chồng của chị cũng tan vỡ...
“Dù càng kể càng đau, nhưng tôi cũng mong chuyện của tôi được nhiều người biết để tránh những chiêu lừa tán gia bại sản này. Tôi cũng nhờ cơ quan pháp luật có biện pháp buộc bên lừa đảo trả lại số tiền mất mát mà tòa đã tuyên cho tôi!” - chị Hương chia sẻ.

Sững sờ phố Hàn Quốc bỗng xuất hiện ở xứ Chè Thái Nguyên

Cùng với nhà máy Samsung, nhiều hàng quán với biển hiệu tiếng Hàn đã biến Đồng Tiến thành "phố Hàn Quốc ở xứ chè" Thái Nguyên.

Đột nhập “phố Hàn Quốc”
Trong khi dân số của cả xã Đồng Tiến (Phổ Yên – Thái Nguyên) mới đạt ngưỡng 8.000 dân thì chỉ trong một thời gian ngắn, lượng công nhân của đại nhà máy Sam Sung về đây làm việc đã lên tới hàng chục ngàn người. Điều gì xảy ra khi số lượng công nhân nhiều gấp 6 lần người dân bản địa? Để đi tìm câu trả lời đó, chúng tôi đã nhiều ngày sống chung với công nhân ở đại nhà máy này.
Chúng tôi đã nhờ Nhung công nhân đang làm việc trong nhà máy làm “thổ địa” trong những ngày ở đây. Tôi quen Nhung từ thời em còn là sinh viên ở Hà Nội. Nhiều lần trò chuyện qua điện thoại, Nhung hứa sẽ dẫn chúng tôi đi và kể nhiều câu chuyện ở khu công nghiệp này. “Phố Hàn Quốc ở xứ Chè” là một trong những điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất khi đến đây.
Sung so pho Han Quoc bong xuat hien o xu Che Thai Nguyen
 Người dân ở đây cho hay, họ không hiểu nội dung những biển hiệu tiếng Hàn này là gì, nhưng thấy tấp nập khách ngoại lẫn khách nội vào ra.
Từ cổng nhà máy Sam Sung, đi theo đường gom cạnh cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, con đường được mệnh danh là nhiều bụi nhất Phổ Yên, khoảng 1 km thì gặp cầu vượt Đồng Tiến. Cầu vượt này bắc qua đường cao tốc, nằm trên con đường từ Ba Hàng (TX Phổ Yên) tới huyện Phú Bình (Thái Nguyên).
Đi qua cầu vượt là bắt đầu chạm đến “phố Hàn Quốc” như lời Nhung nói. Hóa ra là con đường này, trước đây tôi đã có nhiều dịp đi qua đường này để đến huyện Phú Bình. Khi đó, đường này rất vắng và đậm chất nông thôn chứ không sầm uất như bây giờ. Vài năm trôi qua, mọi thứ đã khác.
Vừa đi qua cầu vượt, hướng về Ba Hàng, tôi không nhận ra con đường mà cách đây 5 – 6 năm mình thường xuyên đi qua. Khoảng 1 km từ cầu vượt đến giao với đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên nhưng nhà cao tầng mọc lên san sát. Hai bên đường, nhà nghỉ, nhà hàng đua nhau qua từng biển hiệu giống như ở thành phố. Chỉ có điều, hầu hết các biển hiệu quảng cáo ở đây đều được viết bằng tiếng Hàn Quốc, thỉnh thoảng mới có biển hiệu viết song ngữ nhưng chữ Hàn vẫn chiếm phần lớn diện tích. Những nơi viết bằng tiếng Hàn đều là nhà hàng, nhà nghỉ, Karaoke thậm chí có cả siêu thị bán hàng Hàn Quốc và viết bằng tiếng Hàn.

Bắt giữ hai pho tượng bằng ngà voi tại sân bay TSN

(Kiến Thức) - Tiến hành kiểm tra lô hàng nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam, hải quan sân bay đã phát hiện hai bức tượng điêu khắc bằng ngà voi châu Phi nặng hơn 2kg.

Ngày 30/6, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) cho biết vừa phát hiện lô hàng ngà voi châu Phi, nghi vấn được nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Bat giu hai pho tuong bang nga voi tai san bay TSN
 Hai pho tượng được chế tác bằng ngà voi châu Phi bị hải quan sân bay phát hiện và tạm giữ.

Zoom thực nghiệm hiện trường giết tài xế chôn xác

Đối tượng Kiều Quốc Huy đã diễn lại hành trình giết tài xế, chôn xác phi tang rồi cướp chiếc ô tô của nạn nhân.

Can canh thuc nghiem hien truong vu giet tai xe chon xac
 Ngày 3/9, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và đơn vị nghiệp vụ liên quan tiến hành thực nghiệm hiện trường vụ giết người, cướp tài sản, xảy ra tại huyện Bảo Lâm.