Lợi nhuận sau thuế liên tục âm, HAGL Agrico bị hủy niêm yết bắt buộc

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ HAGL Agrico năm 2021, 2022, 2023 lần lượt âm 1.119 tỷ đồng, 3.576 tỷ đồng và 1.098 tỷ đồng.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HoSE: HNG), do ông Trần Bá Dương làm Chủ tịch. Lý do, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này âm 3 năm liên tiếp.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2021, 2022, 2023 lần lượt âm 1.119 tỷ đồng, 3.576 tỷ đồng và 1.098 tỷ đồng.
Loi nhuan sau thue lien tuc am, HAGL Agrico bi huy niem yet bat buoc
 Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, do ông Trần Bá Dương làm Chủ tịch HĐQT.
Căn cứ theo quy định, cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
Do đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành công văn về việc xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HNG trong khi HoSE sẽ thực hiện hủy niêm yết HNG.
Trong quý I/2024, HAGL Agrico ghi nhận doanh thu thuần giảm 26%. Kinh doanh dưới giá vốn cộng với các chi phí khiến doanh nghiệp lỗ sau thuế 47 tỷ. Đây cũng là quý thứ 13 liên tiếp thua lỗ của công ty tuy nhiên mức lỗ đã giảm còn hai chữ số. Tại thời điểm cuối quý I/2024, HAGL Agrico đã lỗ lũy kế 8.149 tỷ đồng, dẫn đến việc vốn chủ sở hữu chỉ còn 2.487 tỷ đồng.
Năm 2024, HAGL Agrico lên kế hoạch doanh thu thuần 694 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện năm 2023. Doanh nghiệp cũng ước lỗ sau thuế cả năm khoảng 120 tỷ đồng.

Giới siêu giàu Việt Nam chiếm bao nhiêu tài sản ròng?

Số lượng người siêu giàu có tài sản ròng trên 30 triệu USD tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi chỉ trong khoảng thời gian 5 năm (từ 2017 – 2022) lên đến hơn 1.000 người, theo Knight Frank.

Để được xếp vào nhóm người siêu giàu, mỗi cá nhân phải sở hữu khối tài sản từ 30 triệu USD trở lên, tương đương từ hơn 704 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại, bao gồm cả bất động sản mà cá nhân đang cư trú. Theo báo cáo thịnh vượng mới nhất của Knight Frank - tập đoàn tư vấn bất động sản hàng đầu thế giới có trụ sở chính tại Anh, số lượng người siêu giàu (UHNWI - High net worth individual) tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2017 - 2022.
Cụ thể, từ 583 người siêu giàu năm 2017, đến cuối 2022 số lượng người siêu giàu Việt Nam đã tăng lên 1.059 người, tăng 82% chỉ sau 5 năm. Knight Frank dự báo đến năm 2027, con số này sẽ gần chạm mốc 1.300 người, tương đương tăng thêm 22% so với hiện tại và tương đương mức tăng 122% trong vòng 10 năm.

Tài sản 6 tỷ phú Việt Nam tăng hơn một tỷ USD

6 tỷ phú USD của Việt Nam đang sở hữu tổng tài sản 13,9 tỷ USD, tăng 1,3 tỷ USD so với mức 12,6 tỷ USD cùng thời gian này năm ngoái.

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú USD thế giới năm 2024. Đáng chú ý, Việt Nam có 6 gương mặt quen thuộc gồm ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, CEO VinFast), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Chủ tịch VietJet), ông Trần Đình Long (Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát), ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank), ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Masan Group) và ông Trần Bá Dương (Thaco).

Người dân kiếm “bộn tiền” nhờ… vứt rác hộ

Ở đây, khi đồ cũ ngày càng giống một “hòn than nóng” không ai muốn cầm và trở thành các loại rác thải cồng kềnh vứt không được mà muốn xử lý chúng thì phải trá phí.

Chi tiền triệu để “tống tiễn” đồ cũ

Một người đàn ông họ Lý sống tại khu Triều Dương, Bắc Kinh (Trung Quốc) cần thanh lý một số đồ nội thất cũ trong nhà vì căn nhà này chuẩn bị cho thuê. Ông đã đăng bán trên một sàn giao dịch đồ cũ nhưng sau vài ngày vẫn không có ai có nhu cầu mua. Nhận thấy thời hạn thuê nhà đang đến gần, ông đã phải trả hơn 600 NDT (1,9 triệu đồng) để thuê người đến tận nhà “tống tiễn” nhứng món đồ cồng kềnh này đi.