Lời khai của người đánh nhân viên gác chắn tàu gãy xương mũi

Đối tượng Nguyễn Thuỳ Trang thừa nhận dù sự việc diễn ra không liên quan đến mình nhưng bức xúc vì câu nói của nữ nhân viên gác chắn tàu hỏa ở TPHCM nên nóng giận.

Liên quan đến vụ việc nhân viên đường sắt bị đánh xảy ra tại khu vực chắn gác tàu hỏa Km1717+600 đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh tối 30/12/2024, Công an TP Thủ Đức cho biết đến nay, đối tượng Nguyễn Thuỳ Trang (37 tuổi, quê Bạc Liêu, tạm trú phường Hiệp Bình Chánh) thừa nhận hành vi, tỏ ra ăn năn hối hận.
“Đối tượng Trang khai báo rằng diễn biến vụ việc không liên quan đến mình. Tuy nhiên, đối tượng nghĩ rằng nhân viên gác chắn nặng lời với mình nên bức xúc, không kiềm chế được, trong lúc nóng giận đã đánh người…
Đối tượng Trang đã có lời xin lỗi đến nạn nhân bị đánh, mong được tạo điều kiện để có cơ hội sửa chữa, khắc phục lỗi lầm” - một cán bộ công an cho hay.
Công an TP Thủ Đức đã bắt khẩn cấp, tạm giữ 3 ngày đối với Thùy Trang để điều tra, xử lý về hành vi "Cố ý gây thương tích”. Công an cũng đưa nạn nhân bị hành hung là bà Hoàng Thị Bình (49 tuổi, quê Thanh Hóa, tạm trú phường Hiệp Bình Chánh, là nhân viên gác tàu hỏa) đi giám định thương tích để có căn cứ xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.
Loi khai cua nguoi danh nhan vien gac chan tau gay xuong mui
Nguyễn Thùy Trang khi làm việc với cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp 
Cụ thể, làm việc với cơ quan CSĐT, Trang khai khoảng 20h35 ngày 30/12, đối tượng điều khiển xe máy chở chồng từ đường Kha Vân Cân ra đường Phạm Văn Đồng và đã dừng đúng quy định khi gác chắn tàu hỏa hạ xuống.
Tại đó, một cặp nam nữ bị “mắc kẹt” bên trong khi hai đầu rào chắn đã hạ xuống, Trang khai báo không quen biết với hai người này. Đứng cạnh Trang có một thanh niên mặc áo xe ôm công nghệ Grab. Anh này cố nâng gác chắn để đôi nam nữ chạy xe vào hướng chùa Ưu Đàm.
Loi khai cua nguoi danh nhan vien gac chan tau gay xuong mui-Hinh-2
 Công an TP Thủ Đức bắt khẩn cấp Nguyễn Thùy Trang để điều tra, xử lý về hành vi cố ý gây thương tích. Ảnh: Công an cung cấp
Trang khai: “Tôi không nghe rõ nhân viên gác chắn nhắc nhở gì cặp nam nữ đang mắc kẹt hay anh Grab. Nhưng tôi có nói 'Cho người ta qua, làm gì mà ghê vậy?'. Và tôi nghe nữ nhân viên gác chắn có nói lại 'Bà biết gì mà nói, bà im lại đi'.
Tôi nghe như vậy thì máu nóng nổi lên nên dựng xe đi lại gần, dùng tay đánh và nắm tóc người phụ nữ đó. Khi một nhân viên gác chắn ở phía bên kia chạy lại và những người xung quanh can ngăn thì tôi mới dừng tay...".
Loi khai cua nguoi danh nhan vien gac chan tau gay xuong mui-Hinh-3
 Nữ nhân viên gác chắn bị đánh khi đoàn tàu lao đến. Ảnh: Cắt từ clip
Sau đó, bà Bình cùng một số người xung quanh giữ Trang lại, gọi điện trình báo công an phường đến giải quyết.
"Tôi không biết vì sao mình bị đánh như vậy?"
Đến giờ, bà Hoàng Thị Bình đã trấn tĩnh sau chuyện xảy ra, dù vẫn còn đau nhức. Bà cho biết trong 10 năm làm nhân viên gác chắn tàu chưa từng va chạm với ai, và đây là lần đầu tiên bị hành hung như vậy.
Theo bà Bình, trong 2 ngày qua, một số người liên hệ, nhắn tin thay mặt Trang xin lỗi, mong khắc phục hậu quả để bà có bãi nại. Nhưng bà khẳng định ngày 31/12 đã có đơn gửi Công an phường Hiệp Bình Chánh và Công an TP Thủ Đức yêu cầu xử lý hình sự đối với Trang, đến nay vẫn giữ nguyên quan điểm.
Loi khai cua nguoi danh nhan vien gac chan tau gay xuong mui-Hinh-4
 Bà Hoàng Thị Bình ngay sau thời điểm bị hành hung. Ảnh: VNR cung cấp
Về thời điểm bị đánh, bà Bình kể lại lúc đó làm đúng quy định và trách nhiệm được giao. Khi các thanh chắn tàu hạ xuống thì có cặp nam nữ vướng bên trong. Họ ngỏ lời xin qua nhưng bà cho biết đây là thanh chắn tự động, nếu bấm lên thì cả 4 thanh chắn sẽ mở, rất nguy hiểm cho người xung quanh. Vì thế bà nói với cặp nam nữ là chờ tàu qua sẽ bấm lên.
Khi một tài xế Grab muốn nhấc thanh chắn cho cặp nam nữ đi ra thì bà Bình có nói thanh chắn dễ gãy, dễ hư và sẽ phải đền mấy chục triệu đồng.
“Tôi không hiểu sao hai vợ chồng đứng gần đó không liên quan gì nhưng cứ chửi tôi. Tôi nói lại là 'tôi làm nhiệm vụ thì làm đúng quy định, sao chị lại chửi tôi' rồi đi ra sát đường ray để đón tàu.
Tôi không biết người phụ nữ đó vượt thanh chắn, đi vào bên trong lúc nào mà đánh tôi từ phía sau" - bà Bình nhớ lại.
Loi khai cua nguoi danh nhan vien gac chan tau gay xuong mui-Hinh-5
 Trạm gác tàu trước chùa Ưu Đàm, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức - nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Linh An
"Tôi nói chuyện nhẹ nhàng, không có chửi bới, xúc phạm ai mà không ngờ là đánh tôi như vậy. Giờ nghĩ lại rất sợ vì lúc đó tàu lao tới, nếu tôi bị té ra hoặc do giằng co mà bị đẩy ra đường ray thì chỉ có chết” - bà Bình nhớ lại diễn biến.
Tổng công ty Đường sắt Sài Gòn đã có văn bản gửi cơ quan công an, kiến nghị làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật vụ hành hung nhân viên Hoàng Thị Bình.

Ngăn người qua đường tàu, nữ nhân viên đường sắt bị hành hung

Một nữ nhân viên gác rào chắn bị hành hung do ngăn cản một cặp vợ chồng muốn qua đường sắt mặc dù tàu đã tới gần. Hành động của cặp vợ chồng đã gây bức xúc.

Ngăn người qua đường tàu, nữ nhân viên đường sắt bị hành hung

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, vụ việc xảy ra vào tối qua (30/12) tại tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM, thuộc địa bàn phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TPHCM.

Khi đó khoảng 20h40p, nhân viên gác đường ngang đã đóng chắn, chuẩn bị đón đoàn tàu số hiệu 4501 thông qua. Trong lúc các phương tiện và người tham gia giao thông đã dừng chờ tàu qua, có cặp vợ chồng chở nhau trên xe gắn máy yêu cầu nhân viên mở chắn cho qua. Nhân viên gác đường ngang Võ Thị Bình không đồng ý.

Người phụ nữ chửi bới và xuống xe, xông vào hành hung nhân viên Võ Thị Bình, trong lúc này tàu thông qua đường ngang. Mặc dù nhân viên cùng lên ban là Lưu Thị Mỹ Duyên và người đi đường đã can ngăn, nhưng người phụ nữ này vẫn có hành động côn đồ, đánh nhân viên Võ Thị Bình.

Sự việc được báo cho Công an phường Hiệp Bình Chánh, người phụ nữ đang tạm bị giam giữ để xử lý.

Nhân viên Võ Thị Bình được đưa đi Bệnh viên Đa khoa Thủ Đức, chẩn đoán ban đầu gãy xương mũi, đang được điều trị.

Cần sự nhất quán trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đang là yếu tố sống còn với các doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập. Sự bất nhất trong xử lý các vụ xâm phạm quyền SHTT đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý.

Những vụ việc như Nhựa Bình Minh, Bia Sabeco hay Nhôm Việt Pháp đều mang đến những bài học đắt giá về việc bảo vệ quyền SHTT. Vụ Nhựa Bình Minh từng gây tranh cãi khi một công ty đối thủ sử dụng nhãn hiệu "Nhựa Bình Minh Việt," dẫn đến nguy cơ gây nhầm lẫn với thương hiệu nổi tiếng "Nhựa Bình Minh." Tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ yêu cầu bồi thường và chấm dứt hành vi vi phạm, không phải vì hành vi "không nghiêm trọng" mà do kết luận rằng sự việc "không gây nhầm lẫn đáng kể." Điều này làm dấy lên câu hỏi liệu tiêu chí đánh giá "nhầm lẫn" trong pháp luật đã thực sự rõ ràng hay chưa.
Can su nhat quan trong bao ve quyen so huu tri tue
Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT LAW FIRM, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) 

Không xem xét xử lý hình sự đối với ông Trần Tuấn Anh

Bộ Công an xác định ông Trần Tuấn Anh đã ký 6 tờ trình, báo cáo liên quan sai phạm gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng nhưng không có động cơ vụ lợi nên không xem xét xử lý hình sự.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận bổ sung vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh thành liên quan nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam. Đây là lần thứ 3 cơ quan an ninh ra kết luận bổ sung, vẫn giữ quan điểm đề nghị truy tố 12 bị can về các tội danh nói trên. Trước đó, vụ án được ra kết luận điều tra lần đầu vào tháng 5/2024 nhưng bị Viện kiểm sát 2 lần trả hồ sơ.
Khong xem xet xu ly hinh su doi voi ong Tran Tuan Anh

Nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.