Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Loạt vật chứng vô giá về kinh thành Thăng Long thời Lý

05/03/2024 06:42

Nhìn lại thời kỳ phục hưng rực rỡ của Đại Việt qua loạt hiện vật quý có niên đại vào thời nhà Lý được tìm thấy ở Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Quốc Lê

Ngắm tuyệt phẩm “lá đề chim phượng” vừa trở thành Bảo vật quốc gia

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật thời Lý lớn nhất Sài Gòn

Năm 1010, sau khi định đô ở đất Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã xây dựng thành Thăng Long làm trung tâm chính trị, quân sự và văn hóa của cả nước. Ảnh: Ngói úp nóc gắn lá đề trang trí chim phượng (trái) và tượng đầu rồng trang trí đầu nóc mái (phải) thời Lý.
Năm 1010, sau khi định đô ở đất Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã xây dựng thành Thăng Long làm trung tâm chính trị, quân sự và văn hóa của cả nước. Ảnh: Ngói úp nóc gắn lá đề trang trí chim phượng (trái) và tượng đầu rồng trang trí đầu nóc mái (phải) thời Lý.
Đến năm 1029, nhà Lý hoàn thành việc quy hoạch xây dựng kinh đô Thăng Long với cấu trúc tổng thể gồm ba vòng thành bao bọc lẫn nhau: Đại La thành, Hoàng thành và Cấm thành. Ảnh: Đầu rồng thành bậc thời Lý.
Đến năm 1029, nhà Lý hoàn thành việc quy hoạch xây dựng kinh đô Thăng Long với cấu trúc tổng thể gồm ba vòng thành bao bọc lẫn nhau: Đại La thành, Hoàng thành và Cấm thành. Ảnh: Đầu rồng thành bậc thời Lý.
Trong các vòng thành, các vua Lý nối tiếp nhau xây dựng các cung điện, lầu gác, chùa, tháp, đền, đài, đàn tế, miếu, quán, nơi sinh hoạt và làm việc của hoàng đế, hoàng gia, triều đình. Ảnh: Ngói múi sen gắn lá đề trang trí rồng thời Lý.
Trong các vòng thành, các vua Lý nối tiếp nhau xây dựng các cung điện, lầu gác, chùa, tháp, đền, đài, đàn tế, miếu, quán, nơi sinh hoạt và làm việc của hoàng đế, hoàng gia, triều đình. Ảnh: Ngói múi sen gắn lá đề trang trí rồng thời Lý.
Qua 216 năm tồn tại với 9 triều vua (1009-1225), từ kinh đô Thăng Long hoa lệ, vương triều Lý đã đưa ra những quyết sách đúng đắn xây dựng chính quyền quân chủ vững mạnh. Ảnh: Tượng đầu chim phượng trang trí đầu nóc mái thời Lý.
Qua 216 năm tồn tại với 9 triều vua (1009-1225), từ kinh đô Thăng Long hoa lệ, vương triều Lý đã đưa ra những quyết sách đúng đắn xây dựng chính quyền quân chủ vững mạnh. Ảnh: Tượng đầu chim phượng trang trí đầu nóc mái thời Lý.
Dưới triều đại này, nền kinh tế phát triển hưng thịnh, nền văn hóa đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc được xây dựng, đưa Đại Việt bước vào thời kỳ phục hưng rực rỡ. Ảnh: Ngói úp nóc gắn tượng uyên ương thời Lý.
Dưới triều đại này, nền kinh tế phát triển hưng thịnh, nền văn hóa đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc được xây dựng, đưa Đại Việt bước vào thời kỳ phục hưng rực rỡ. Ảnh: Ngói úp nóc gắn tượng uyên ương thời Lý.
Sau 1.000 năm kể từ ngày vua Lý dời đô về Thăng Long, một quần thể dấu tích nền móng kiến trúc được phát hiện tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã xác thực lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long thời Lý. Ảnh: Đầu máng nước tạo hình đầu sư tử thời Lý.
Sau 1.000 năm kể từ ngày vua Lý dời đô về Thăng Long, một quần thể dấu tích nền móng kiến trúc được phát hiện tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã xác thực lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long thời Lý. Ảnh: Đầu máng nước tạo hình đầu sư tử thời Lý.
Quy mô, cấu trúc của các công trình kiến trúc đó được nhận rõ qua dấu tích mặt bằng, quy luật phân bố của hệ thống móng trụ đỡ chân tảng đá kê cột của bộ khung kiến trúc chịu lực bằng gỗ có mái lợp ngói âm dương, ngói mũi sen... Ảnh: Bàn chân rồng thành bậc bằng đá thời Lý.
Quy mô, cấu trúc của các công trình kiến trúc đó được nhận rõ qua dấu tích mặt bằng, quy luật phân bố của hệ thống móng trụ đỡ chân tảng đá kê cột của bộ khung kiến trúc chịu lực bằng gỗ có mái lợp ngói âm dương, ngói mũi sen... Ảnh: Bàn chân rồng thành bậc bằng đá thời Lý.
Mặt bằng kiến trúc thời Lý rất đa dạng gồm hình chữ nhật, hình vuông, hình lục giác, bát giác, được xây dựng quy mô kiên cố và rất quy chuẩn về phương vị, thước đo. Ảnh: Cối đỡ cánh cửa chạm cánh sen thời Lý.
Mặt bằng kiến trúc thời Lý rất đa dạng gồm hình chữ nhật, hình vuông, hình lục giác, bát giác, được xây dựng quy mô kiên cố và rất quy chuẩn về phương vị, thước đo. Ảnh: Cối đỡ cánh cửa chạm cánh sen thời Lý.
Sự tỏa sáng rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc Lý được phản ánh qua vẻ đẹp tinh tế và sự độc đáo của các loại vật liệu trang trí cung điện. Ảnh: Đầu kê kiến trúc chạm mặt sư tử thời Lý.
Sự tỏa sáng rực rỡ của nghệ thuật kiến trúc Lý được phản ánh qua vẻ đẹp tinh tế và sự độc đáo của các loại vật liệu trang trí cung điện. Ảnh: Đầu kê kiến trúc chạm mặt sư tử thời Lý.
Đó là các loại ngói gắn lá đề trang trí rồng, phượng, các tượng đầu rồng, phượng trang trí trên nóc mái... Ảnh: Mảnh tháp trang trí hình tiên nữ nhảy múa thời Lý.
Đó là các loại ngói gắn lá đề trang trí rồng, phượng, các tượng đầu rồng, phượng trang trí trên nóc mái... Ảnh: Mảnh tháp trang trí hình tiên nữ nhảy múa thời Lý.
Xung quanh nhiều kiến trúc còn có hành lang, tường bao, cống nước, giếng nước, đường đi được xây dựng công phu, minh chứng trình độ cao của vương triều Lý trong quy hoạch. Ảnh: Đĩa gốm men trắng trang trí hoa mẫu đơn dây thời Lý.
Xung quanh nhiều kiến trúc còn có hành lang, tường bao, cống nước, giếng nước, đường đi được xây dựng công phu, minh chứng trình độ cao của vương triều Lý trong quy hoạch. Ảnh: Đĩa gốm men trắng trang trí hoa mẫu đơn dây thời Lý.
Nhiều vật dụng sinh hoạt hàng ngày của thời Lý cũng được tìm thấy, đem lại cho hậu thế một cái nhìn trực quan và sinh động về đời sống ở kinh đô nước Việt thời kỳ này... Ảnh: Đĩa gốm men trắng trang trí hoa sen thời Lý.
Nhiều vật dụng sinh hoạt hàng ngày của thời Lý cũng được tìm thấy, đem lại cho hậu thế một cái nhìn trực quan và sinh động về đời sống ở kinh đô nước Việt thời kỳ này... Ảnh: Đĩa gốm men trắng trang trí hoa sen thời Lý.
Gạch vuông trang trí hoa sen thời Lý.
Gạch vuông trang trí hoa sen thời Lý.
Gạch vuông trang trí hoa mẫu đơn dây thời Lý.
Gạch vuông trang trí hoa mẫu đơn dây thời Lý.
Gạch ghi niên hiệu "Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo" thời Lý, năm 1057.
Gạch ghi niên hiệu "Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo" thời Lý, năm 1057.
Viên gạch trang trí hình bảo tháp thời Lý.
Viên gạch trang trí hình bảo tháp thời Lý.
Viên gạch khắc chữ Champa thời Lý.
Viên gạch khắc chữ Champa thời Lý.
Viên gạch có chữ "Hưng Hóa thiền tự" thời Lý.
Viên gạch có chữ "Hưng Hóa thiền tự" thời Lý.
Ngói úp nóc gắn lá đề trang trí chim phượng thời Lý. Hiện vật này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Ngói úp nóc gắn lá đề trang trí chim phượng thời Lý. Hiện vật này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Ngói úp nóc gắn lá đề trang trí chim phượng thời Lý. Hiện vật này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Ngói úp nóc gắn lá đề trang trí chim phượng thời Lý. Hiện vật này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Tìm thấy yên ngựa gỗ cổ nhất thế giới, chuyên gia sốc vì...

Tìm thấy yên ngựa gỗ cổ nhất thế giới, chuyên gia sốc vì...

Tận mục mảnh vỡ thiên thạch 34 tấn sừng sững trong bảo tàng

Tận mục mảnh vỡ thiên thạch 34 tấn sừng sững trong bảo tàng

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status