Loạt thương vụ lan đột biến khiến người mua giờ chỉ muốn... “đột tử”

Những thương vụ lừa đảo lan đột biến đã khiến nhiều người đầu tư trở thành nạn nhân, mất đi hàng tỷ đồng chỉ biết ngậm đắng nuốt cay.

“Ôm” lan đột biến… mất tiền tỷ
Là một trong những người đầu tư số tiền lớn vào lan đột biến nhưng phải nếm trái đắng vì không thể bán được, anh Nguyễn Trọng Hùng (ở Phú Thọ) chia sẻ với báo chí rằng anh có mua một giỏ lan “Hồng Yên Thủy” với giá 120 triệu đồng từ năm ngoái, nhưng nay không thể tìm được khách mua. Trong khi đó, chủ vườn bán cho anh đã cao chạy xa bay chỉ sau chưa đầy 1 tháng.
Loat thuong vu lan dot bien khien nguoi mua gio chi muon... “dot tu”
Nhiều thương vụ lan đột biến khiến người mua giờ chỉ muốn "đột tử". (Ảnh minh họa).
Cũng ngậm đắng nuốt cay như anh Hùng, anh Nguyễn Văn S (SN 1979, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã bỏ gần 10 tỷ đồng từ vay vốn ngân hàng và cả bạn bè, người thân để mua lan đột biến.
Trong đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng, anh S cho biết từ tháng 11 đến tháng 12/2020, anh đã mua lan tại các nhà vườn ở huyện Chương Mỹ, Hoài Đức (Hà Nội), huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và huyện Yên Thủy (tỉnh Hoà Bình).
Tuy nhiên, khi mua lan về, anh S tiến hành kiểm tra lại nguồn gốc không đúng với thỏa thuận ban đầu. Hoa cho ra màu tím, không phải màu trắng ngọc như lan đột biến. Đến lúc này, anh S liên hệ lại với các nhà vườn thì đã bị khóa tài khoản, ngắt mọi liên lạc.
Một trường hợp tương tự khác là anh N.V.T (phường Ea Tam, TP.Buôn Ma Thuột) cũng “ôm” lan đột biến sau đó chỉ muốn “đột tử”.
Cụ thể, đầu năm 2021 thấy nhiều người đổ xô mua lan đột biến, anh đã bỏ hơn 100 triệu đồng xây dựng giàn lan rồi cầm cố sổ đỏ ngôi nhà đang ở cho ngân hàng, lấy tiền đầu tư vào hoa lan đột biến.
Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng, giá lan đột biến tụt dốc không phanh, khiến anh T không kịp trở tay, không đẩy được hàng đi. Anh T kể, lan đột biến 5 cánh trắng HO được anh mua hồi tháng 3/2021 với giá 5 triệu đồng/cm, giờ đây anh rao bán 600 ngàn đồng/cm nhưng chẳng ai mua.
Lừa bán lan đột biến chiếm đoạt hàng tỷ đồng
Trước đó, tháng 1/2021, Công an huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) cho biết đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Tạ Thị Suối Vân (SN 1992; ngụ xóm Đội 2, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hòa Bình) để làm rõ hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Loat thuong vu lan dot bien khien nguoi mua gio chi muon... “dot tu”-Hinh-2
 Đối tượng Tạ Thị Suối Vân.
Theo Công an huyện Yên Thủy, thời gian qua tại huyện này, hoạt động mua bán hoa phong lan đột biến diễn ra sôi động với các giao dịch lên đến hàng tỉ đồng. Lợi dụng đặc điểm của loại hoa lan đột biến có thân lá giống với nhiều dòng hoa lan khác nên nhiều người đã thực hiện hành vi lừa đảo thông qua việc rao bán lan đột biến giả trên các trang mạng xã hội như Facebook...
Sau một thời gian điều tra, cơ quan Công an đã làm rõ hành vi lừa đảo và thực hiện lệnh bắt giữ Tạ Thị Suối Vân. Tại cơ quan điều tra, Vân khai do thấy được lợi nhuận quá lớn từ việc mua bán hoa phong lan đột biến nên đã nảy sinh lòng tham.
Để thực hiện hành vi của mình, cô gái có vẻ ngoài ưa nhìn này đã sử dụng mạng xã hội Facebook, tạo tài khoản mang tên "Sakura Moe", sau đó thường xuyên đăng tải hình ảnh, phát trực tiếp các video giới thiệu về các loại cây phong lan đột biến có giá trị cao như 5 cánh trắng HO, 5 cánh trắng Bạch Tuyết, 5 cánh trắng Phú Thọ, Hồng Yên Thủy... nhưng thực chất chỉ là lan đột biến giả để lừa người mua.
Khi có khách "cắn câu", Vân cung cấp số tài khoản ngân hàng và yêu cầu người mua chuyển tiền hoặc đưa tiền mặt (nếu người mua đến xem cây và mua trực tiếp), tuy nhiên khi đã nhận tiền, Vân lại giao cây hoa lan giả cho người mua.
Với thủ đoạn trên, từ tháng 6/2020 đến tháng 7/2020, Tạ Thị Suối Vân đã lừa bán lan đột biến giả cho nhiều người với tổng số tiền lên đến 4,6 tỷ đồng.
Loat thuong vu lan dot bien khien nguoi mua gio chi muon... “dot tu”-Hinh-3
Hai đối tượng Nam và Hải. 
Một vụ lừa đảo, bán lan đột biến giả khác đã bị Công an Hà Nội triệt phá, bắt giữ các đối tượng trong tháng 5/2021 cũng gây xôn xao dư luận.
Cụ thể, các đối tượng bị Công an Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam là về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là Quách Văn Hải (SN 1992) và Trịnh Hải Nam (SN 2002, cùng trú huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình).
Công an cũng xác định thêm 4 đối tượng khác có liên quan là Đỗ Văn Chung (SN 1987), Nguyễn Anh Thái (SN 1997), Trần Hữu Sỹ (SN 1987), Trần Thắng Xuất (SN 1992, cùng trú huyện Yên Thuỷ).
Quá trình điều tra, cơ quan Công an xác định từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021, các đối tượng đã lừa bán 38 cây lan đột biến gen giả cho 7 vị khách và chiếm đoạt hơn 1,4 tỷ đồng.
Tương tự, trong một vụ việc khác, lợi dụng sự cả tin của khách, nhóm người tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã lừa đảo rất nhiều nạn nhân, chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng.
Cụ thể, khoảng đầu tháng 5/2021, Công an huyện Thanh Liêm tiến hành điều tra sau khi nhận được đơn tố giác của một số bị hại về việc bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng thông qua việc giao dịch lan đột biến giả tại vườn lan “Anh em” có địa chỉ tại xã Thanh Hải.
Kết quả điều tra đã làm rõ: Bùi Văn Trọng (SN 1998), Bùi Văn Cường (SN 1998) cùng trú tại xã Đoàn Kết; Trần Quang Huy (SN 2001), Vũ Văn Hùng (SN 2001) trú tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy lừa bán 3 giỏ lan Hồng Minh Châu và Hồng Yên Thủy không đúng chủng loại.
Những người này sử dụng tên giả, vào vai chủ vườn lan, khách hàng… để “diễn” một tiết mục hoàn hảo khi tiếp khách. Đồng thời, sử dụng tên giả, chụp ảnh, quay clip để đăng bài quảng cáo lan đột biến lên mạng xã hội.
Với thủ đoạn trên, từ tháng 12/2020 đến 5/2021, nhóm người đã thực hiện trót lọt 11 vụ lừa đảo bán lan đột biến khác, chiếm đoạt tài sản của nhiều người tại địa bàn các tỉnh khác nhau với số tiền lên 3,5 tỷ đồng.
Chủ vườn lan cũng là nạn nhân vụ lừa đảo
Tháng 4/2021, dư luận từng xôn xao trước thông tin chủ vườn lan Hà Thanh tại xóm Chợ, thôn Đình Xuyên, xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Hà Nội ôm 200 tỷ đồng bỏ trốn.
Tuy nhiên, sau khi điều tra, cơ quan chức năng huyện Ứng Hoà xác nhận chủ vườn lan này cũng chính là nạn nhân trong một vụ làm ăn khác có liên quan đến lan đột biến và số tiền trong vụ việc này cũng không lên tới 200 tỷ đồng.

Mãn nhãn ngắm hoa lan Tết cực sang chảnh khoe sắc

(Kiến Thức) - Sự quyến rũ, đa dạng của các loài hoa lan Tết đang khoe sắc khiến khách hàng mê đắm, cảm giác xuân đã đến rất gần.

Hoa lan là một trong những loài hoa cảnh "sang chảnh" được nhiều người sành chơi hoa yêu thích và săn đón mỗi dịp Tết đến xuân về.
Hoa lan là một trong những loài hoa cảnh "sang chảnh" được nhiều người sành chơi hoa yêu thích và săn đón mỗi dịp Tết đến xuân về. 
Thời điểm giáp Tết Mậu Tuất 2018, các cửa hàng kinh doanh hoa lan Tết ở Văn Giang, Hưng Yên đã bắt đầu "bung lụa".
Thời điểm giáp Tết Mậu Tuất 2018, các cửa hàng kinh doanh hoa lan Tết  Văn Giang, Hưng Yên đã bắt đầu "bung lụa".

Trồng vườn lan vạn gốc, lão nông thu lãi 5 tỷ mỗi năm

Hoa lan vốn được nhiều người ưa thích bởi vẻ đẹp sang trọng, quý phái, rực rỡ và chưng được lâu ngày. Vì thế, hiện nay rất nhiều người dân đều thích lựa chọn loài hoa này để trồng và chưng trong nhà.

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, một số hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bỏ ra chi phí hàng tỷ đồng để đầu tư trồng hoa lan. Nhiều mô hình trồng hoa lan trên địa bàn tỉnh đã rất thành công và đem lại lợi nhuận kinh tế cao, giúp người nông dân có cuộc sống ổn định, vươn lên làm giàu.Hoa lan thường được mọi người ví von là “vua” của những loài hoa bởi màu sắc rực rỡ, hương thơm ngát và giữ được lâu. Nắm bắt nhu cầu thị trường, trong những năm vừa qua, nhiều nhà vườn trồng lan trên địa bàn tỉnh bắt đầu tăng số lượng, nâng cao chất lượng để cung cấp ra thị trường những chậu lan đẹp. Từ đó, giúp người trồng lan thu về lợi nhuận cao.

Trong vuon lan van goc, lao nong thu lai 5 ty moi nam
Ông Cao Quốc Nhân, ấp Sông Xoài 4, xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, cấy lan Ngọc Điểm vào giá thể là gốc cây vú sữa.

Choáng ngợp vườn cây "ăn sương, uống gió" chục tỷ của lão nông Hà thành

Những người đam mê về loại hoa chỉ ăn sương, uống gió này nhận định vườn phong lan của lão nông Hà Nội này lên tới cả chục tỷ đồng.

Choang ngop vuon cay

Đó là vườn phong lan của ông Nguyễn Văn Bình ở phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm - Hà Nội).