Loại trái cây nhập khẩu ồ ạt về chợ Việt, giá rẻ giật mình

Được ví là loại trái cây nhập khẩu sang chảnh vì có giá bán khá đắt đỏ, nhưng những ngày này quả cherry ồ ạt về chợ Việt bán với giá rẻ hiếm thấy.

Có cô con gái nhỏ là “fan cuồng” của cherry nên dịp này gần như tuần nào chị Đào Ngọc Bích ở Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) cũng mua một hộp 2,5kg với giá chỉ hơn 640 nghìn đồng. Theo chị, đây là mức giá rẻ hiếm thấy.

Với chị Bích, cherry vốn là loại trái cây nhập khẩu có giá khá đắt đỏ, lên tới 500.000-700.000 đồng/kg tuỳ loại và tuỳ thời điểm. Do đó, dù thích ăn chị cũng không dám mua thường xuyên vì xót tiền. Còn nay, chị mua được loại quả này với giá chỉ 240.000 đồng/kg.

“Người bán nói là cherry nhập khẩu từ Chile. Loại này trái to và tươi, ăn giòn ngọt”, chị chia sẻ.

Loai trai cay nhap khau o at ve cho Viet, gia re giat minh
Cherry nhập khẩu đang được rao bán la liệt tại chợ Việt (Ảnh: NVCC)

Không phải là dân “nghiện” cherry, nhưng từ sau Tết Nguyên đán đến giờ, chị Đinh Thanh Thảo ở Trần Điền (Thanh Xuân, Hà Nội) đã 4 lần đặt mua loại trái cây nhập khẩu này về ăn. Nguyên nhân là bởi chúng đang có giá giảm mạnh.

Chị cho biết, trước kia một năm chị chỉ mua 2-3 lần, chủ yếu để đem biếu tặng do cherry giá luôn rất đắt đỏ, thậm chí có thời điểm giá gần 1 triệu đồng/kg. Nay chị thấy bán tràn trên chợ mạng với giá 'mềm' hơn rất nhiều, hàng cũng dễ đặt hơn.

Chị Thảo đặt mua ngay tại chợ chung cư online khu nhà mình ở, hàng được ship đến tận cửa với giá chỉ 260.000 đồng/kg, rẻ gần một nửa so với trước. “Đây là mức giá tôi có thể mua lẻ 1kg hoặc 0,5kg chứ không phải mua theo thùng 2,5kg hay 5kg như nhiều nơi bán”, chị nói.

Chị Lê Thanh Huyền - quản lý một cửa hàng trái cây nhập khẩu ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) - cho biết, trên thị trường có rất nhiều loại cherry được nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Chile,... Song, thời điểm này phổ biến nhất vẫn là hàng nhập từ Chile và New Zealand.

Do đang vào mùa thu hoạch nên loại quả này không chỉ đổ bộ về thị trường Việt với số lượng lớn mà giá còn rất rẻ. Theo chị Huyền, giá cherry phụ thuộc vào size quả, song hiện nay mức giá bán phổ biến nhất dao động từ 250.000-300.000 đồng/kg, size Vip giá cũng chỉ trên dưới 400.000 đồng/kg. So với trước kia giảm khoảng 30-50%.

Loai trai cay nhap khau o at ve cho Viet, gia re giat minh-Hinh-2

Loại quả sang chảnh này đang có mức giá rẻ hiếm thấy (Ảnh: NVCC)

Đơn cử, thời điểm tháng 1, chị nhập cherry New Zealand size 26 và bán với giá chỉ 350.000 đồng/kg. Còn hiện tại, cửa hàng chỉ bán cherry Chile size 28-30 với giá 260.000 đồng/kg.

“Do đợt này có giá rẻ nên cherry trở thành loại trái cây nhập khẩu bán chạy nhất tại cửa hàng”, chị nói và tiết lộ thêm, một tuần chị nhập về 2 chuyến tổng 1.000 thùng (2,5 tấn cherry).

Chị Đoàn Hồng Vân - quản lý chuỗi cửa hàng trái cây ở Hà Nội, cũng cho biết, cherry một tuần có thể về 3-4 chuyến. Song, tuỳ vào từng thời điểm mà chị nhập hàng Chile, Úc hay New Zealand.

“Nhìn chung các loại cherry bán ở cửa hàng đợt này rất rẻ, từ 250.000-350.000 đồng/kg tuỳ loại”, chị cho hay. Theo chị, mỗi một lần gom đơn cherry có tới hàng trăm khách đặt hàng.

Hôm nay, chị về 250 thùng cherry Úc. “Tôi rao bán trên trang facebook của cửa hàng với giá 290.000 đồng/kg cho khách đặt mua nguyên thùng 5kg. Vậy mà chưa đầy 1 tiếng đồng hồ đã chốt được 40 đơn”, chị khoe.

Hiện, cherry không chỉ được bày bán tràn ngập chợ, siêu thị, cửa hàng trái cây mà còn phủ sóng “chợ mạng”. Giá cherry dao động từ 250.000-350.000 đồng/kg tuỳ loại. Các đầu mối bán cherry cho biết, đa phần hàng trên thị trường đều được nhập từ Úc, New Zealand và Chile vì vào vụ thu hoạch rộ từ tháng 12 năm ngoái kéo đến hết tháng 2 năm nay. Hàng được bán theo thùng 5kg hoặc 2,5kg, rất ít nơi xé bán lẻ theo 1kg hoặc 0,5kg.

Nhập khẩu trái cây tăng mạnh

Theo thống kê, trong năm 2022 Việt Nam chi khoảng 2,08 tỷ USD để nhập khẩu các loại rau quả, tăng 40,3% so với năm 2021.

Trung Quốc, Mỹ và Úc là 3 thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu chính cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng lần lượt là 41,3%, 17,2% và 7,6% trong tổng giá trị nhập khẩu rau quả năm 2022. Giá trị nhập khẩu rau quả năm 2022 từ Trung Quốc tăng 85,8%, từ Mỹ tăng 15,6%, từ Úc 16,5% so với năm 2021.

Tháng 1/2023, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả ước đạt 175 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Giới trẻ Hàn Quốc xách túi hiệu nghìn USD dạo phố

Tại Seoul, giới mộ điệu ăn diện sành điệu trên đường phố. Các mẫu túi hiệu đắt đỏ, áo khoác dáng dài và sneakers được ưa chuộng.

Gioi tre Han Quoc xach tui hieu nghin USD dao pho

Tuần lễ thời trang Seoul trở thành "sân chơi" để giới mộ điệu Hàn Quốc thể hiện gu thời trang sành điệu, trẻ trung. Trên đường phố, các bạn trẻ diện loạt đồ hiệu đắt đỏ. Những thiết kế từ Celine, Chanel, Dior... được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Vogue.

Gioi tre Han Quoc xach tui hieu nghin USD dao pho-Hinh-2

Chanel Flap Bag thường xuyên được sử dụng để phối cùng thời trang thường ngày. Mẫu túi này có giá 8.200 USD với kích cỡ nhỏ. Trong khi đó, size medium được bán với giá 8.800 USD. Trong những năm gần đây, các thiết kế từ Chanel trở thành mặt hàng bán chạy, được khách hàng Hàn Quốc ưa chuộng. Ngoài ra, Dior Tote Bag cũng là một trong những mẫu phụ kiện được lòng giới trẻ xứ kim chi. Thiết kế có giá 4.100 USD với size medium. Ảnh: Su Shan Leong.

Gioi tre Han Quoc xach tui hieu nghin USD dao pho-Hinh-3

Chanel Flap Bag thường xuyên được sử dụng để phối cùng thời trang thường ngày. Mẫu túi này có giá 8.200 USD với kích cỡ nhỏ. Trong khi đó, size medium được bán với giá 8.800 USD. Trong những năm gần đây, các thiết kế từ Chanel trở thành mặt hàng bán chạy, được khách hàng Hàn Quốc ưa chuộng. Ngoài ra, Dior Tote Bag cũng là một trong những mẫu phụ kiện được lòng giới trẻ xứ kim chi. Thiết kế có giá 4.100 USD với size medium. Ảnh: Su Shan Leong.

Giá tăng dựng đứng, cua hoàng đế vẫn ‘cháy hàng’ ngày Tết

Sát Tết Quý Mão, nhiều người vẫn mạnh tay chi hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu mua hoàng đế dù giá tăng dựng đứng. Các cửa hàng hải sản nhập khẩu vận chuyển không xuể, một số nơi thông báo “cháy hàng”.

Chiều tối 27 Tết, anh Lê Anh Tú, chủ cửa hàng hải sản trên đường Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội), thông báo, hiện trong bể chỉ còn vài chục con cua hoàng đế. Tất cả số cua này đã có chủ. Từ ngày 28 Tết, khách muốn mua loại cua nhập khẩu này cũng không có vì “cháy hàng”.

Anh Tú cho biết, dịp này giá cua hoàng đế tăng mạnh, từ mức 1,45 triệu đồng/kg tăng lên 1,9 triệu đồng/kg với loại cua sống đang bơi size 2-5 kg/con. Tính ra, một con cua loại này có giá từ 3,8-9,5 triệu đồng tuỳ trọng lượng.

Nguyên nhân, do sát Tết Quý Mão hàng không về kịp, thị trường khan hiếm, trong khi đây là cao điểm tiêu thụ các mặt hàng hải sản cao cấp nhập khẩu.

Gia tang dung dung, cua hoang de van ‘chay hang’ ngay Tet
Giá cua hoàng đế tăng mạnh những ngày sát Tết (Ảnh: Anh Tú)

“Dù năm nay kinh tế khó khăn nhưng Tết đến, dân đặt mua cua hoàng đế để ăn và đem đi biếu tặng vẫn rất nhiều. Thậm chí, nhiều khách đặt mua cua đem về quê ăn Tết”. Anh nói và tiết lộ, có đơn khách đặt 24 con cua hoàng đế với tổng số tiền lên tới hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, rất nhiều đơn hàng khách mua từ 3-4 con cua, tính ra cũng khoảng chục triệu cho tới vài chục triệu đồng.

Lượng khách đặt cua hoàng đế tăng vọt vào những ngày giáp Tết nên 3 shipper của cửa hàng anh Tú giao không xuể. Những đơn không cần thu tiền hoặc ứng tiền ít, anh phải đặt shipper qua các app để giao cua kịp cho khách.

Tại cửa hàng hải sản nhập khẩu cao cấp của chị Trần Thị Nhung ở Long Biên (Hà Nội), cua hoàng đế cũng đang “xếp hàng” chờ giao cho khách.

Gia tang dung dung, cua hoang de van ‘chay hang’ ngay Tet-Hinh-2
Có khách đặt hàng chục con cua để đem biếu tặng Tết (Ảnh: Anh Tú)

Giá cua ở mức 2,1 triệu đồng/kg áp dụng cho loại 2-6 kg/con, tăng 600.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 12/2022. Vậy nhưng, hôm nay chị Nhung vẫn chốt tổng cộng 45 đơn cua hoàng đế. Có khách ở Hà Nội, có khách ở tỉnh đặt mua. Theo chị, dù khách ở đâu thì cua giao vẫn phải đóng thùng xốp cẩn thận để đảm bảo cua còn sống. Do vậy, mỗi lần đi giao hàng shipper chỉ chở được khoảng 3-4 đơn.

“Mấy ngày nay, có những khách cần lấy cua gấp mà shipper bận hết nên tôi phải trực tiếp đi giao hàng”, chị nói. Theo chị Nhung, năm nay cửa hàng chị mở bán xuyên Tết. Song, với tốc độ đặt cua hoàng đế như những ngày này, chị dự tính chỉ đến mai nữa loại hải sản nhập khẩu này sẽ hết sạch. Khách muốn ăn phải chờ ít nhất mùng 6 tháng Giêng cua mới về chuyến mới.

Trên thị trường hải sản cao cấp, so với thời điểm cách đây một tháng, giá cua hoàng đế được các cửa hàng điều chỉnh tăng thêm 500.000-700.000 đồng/kg, lên mức 1,8-2,1 triệu đồng/kg với hàng sống đang bơi loại 2-6 kg/con. Theo đó, mua một con cua hoàng đế dịp này, khách phải chi thêm từ 1-4 triệu đồng.

Gia tang dung dung, cua hoang de van ‘chay hang’ ngay Tet-Hinh-3
Cửa hàng hải sản phải thuê shipper ngoài để kịp thời giao cua theo đơn khách đặt (Ảnh: Anh Tú)

Riêng giá chân cua hoàng đế vẫn ổn định ở mức 1,4-1,5 triệu đồng/kg. Bởi đây là mặt hàng đông lạnh, các cửa hàng thường nhập sẵn một lượng lớn bảo quản trong kho bán dần.

Với các mặt hàng hải sản khác, giá vẫn giữ nguyên do nguồn cung dồi dào. Đơn cử, hôm hùm Alaska có giá 1-1,2 triệu đồng/kg size 1-6 kg/con; ghẹ Canada giá từ 900 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/kg; tôm hùm bông loại 1-2 kg/con giá 1,65-2,5 triệu đồng/kg; bào ngư Hàn Quốc giá gần 1 triệu đồng/kg loại 12-14 con/kg; bào ngư Úc loại 3-4 con/kg giá 1,45 triệu đồng/kg; ốc vòi voi ngà Canada size 1-2 kg/con giá gần 900 nghìn đồng/kg; ốc vòi voi trắng Canada giá 1,3 triệu đồng/kg; cua nâu Bắc Âu giá 750 nghìn đồng/kg.

Các loại cua thịt Cà Mau giá dao động từ 850.000-900.000 đồng/kg tuỳ size; cua gạch và cua cốm giá 1 triệu đồng/kg size 3-4 con/kg...

Một số chủ hàng cho biết, ngoài giá cua hoàng đế và cua Cà Mau tăng dựng đứng thì các loại hải sản khác giá khá ổn định dịp Tết. Tuy nhiên, những ngày cận Tết Quý Mão, nếu khách có nhu cầu hấp sẵn thì cửa hàng tính phí thêm 80.00-100.000 đồng/kg tuỳ loại. Phí giao hàng cũng được điều chỉnh tăng thêm 20.000-30.000 đồng/đơn.