Loại pháo người dân được phép sử dụng?

Nhân thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp đến, Bộ Công an vừa thông tin về các loại pháo người dân được phép sử dụng.

Theo Bộ Công an, để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi Tết đến Xuân về, Bộ Công an thông tin và hướng dẫn đến người dân cần nâng cao nhận thức, đảm bảo an toàn trong quản lý và sử dụng pháo theo đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo đã quy định rõ loại pháo không được phép sử dụng (nghiêm cấm) gồm: pháo nổ và pháo hoa nổ.
Loai phao nguoi dan duoc phep su dung?
Bộ Công an cho biết, loại pháo người dân được phép sử dụng là pháo hoa 
Pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả...). Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc pháo, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Các loại pháo trên người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng theo quy định).
Bộ Công an cho biết, loại pháo người dân được phép sử dụng là pháo hoa. Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng (đốt) phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và không gây ra tiếng nổ. Đối với loại pháo này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể mua loại pháo này tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa (thuộc Bộ Quốc phòng) để sử dụng trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật...
Theo những quy định nêu trên, pháo hoa và pháo nổ đều là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc trong không gian. Điểm khác nhau cơ bản là pháo nổ sẽ gây ra tiếng nổ, tiếng rít còn pháo hoa thì không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh. Tất cả các loại pháo gây ra tiếng nổ đều không phải pháo hoa mà là pháo nổ hoặc pháo hoa nổ.
Để đón một năm mới an toàn, người dân cần phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ. Nâng cao nhận thức, đồng thời quản lý giáo dục con em trong gia đình chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, trong đó có các quy định về quản lý, sử dụng pháo.
Đối với các sản phẩm pháo hoa được phép sử dụng phải đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự; sử dụng trong các trường hợp được phép, bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng và lựa chọn mua tại các cửa hàng được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
>>> Mời độc giả xem thêm video Mãn nhãn pháo hoa rực sáng trên bầu trời cả nước đón chào Năm Mới
  

Mãn nhãn với đại tiệc pháo hoa bên sông Hàn

Tối 2/6, phần trình diễn của hai đội thi Việt Nam và Phần Lan đã mở màn cho lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng.

Mở đầu là phần thi của đội chủ nhà Đà Nẵng - Việt Nam với thời lượng 20 phút 25 giây có chủ đề "Đà Nẵng – Âm sắc hòa bình".

Man nhan voi dai tiec phao hoa ben song Han

Đội pháo hoa Đà Nẵng với kinh nghiệm “chinh chiến” dày dặn nhất qua 11 mùa DIFF đã mang đến cho khán giả màn khởi đầu không thể mãn nhãn hơn với 4.500 pháo các loại cùng trên 128 hiệu ứng sắc màu khác nhau.

Yêu cầu giám sát chặt chẽ lễ hội Chùa Hương, khai ấn đền Trần

Bộ VH-TT-DL yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ Lễ hội chùa Hương, lễ hội Gióng đền Sóc, lễ hội cướp phết, chọi trâu Đồ Sơn, khai ấn đền Trần...

Để mùa lễ hội năm 2024 diễn ra an toàn, tiết kiệm theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTT-DL vừa có văn bản yêu cầu Sở VH-TT-DL Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội giám sát chặt chẽ những lễ hội tập trung đông người trên địa bàn. Cụ thể, Hà Nội giám sát chặt chẽ lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội đền Sóc (huyện Sóc Sơn).
Yeu cau giam sat chat che le hoi Chua Huong, khai an den Tran
Ảnh minh họa. 

Ngày đầu nghỉ Tết, 33 người không thể trở về nhà do TNGT

Theo báo cáo của Bộ Công an, ngày đầu nghỉ tết Nguyên đán, toàn quốc xảy ra 79 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người, bị thương 73 người.

Chiều 8/2, tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia, theo báo cáo của Bộ Công an, trong ngày 8/2 (tức ngày đầu kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn), toàn quốc xảy ra 79 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 33 người, bị thương 73 người.
So với ngày 7/2, số vụ TNGT không tăng, không giảm, số người chết giảm 4 người, tăng 17 người bị thương.