Loại cây quen thuộc với tuổi thơ giờ có giá cả triệu mỗi cân

Quế Ceylon được làm từ lớp vỏ cây khô của một loại cây có nguồn gốc từ Sri Lanka. Một kilogram có thể có giá gần 60 USD do quá trình sản xuất khá khó khăn và tốn kém.
 

Quế Ceylon chỉ có nguồn gốc từ một khu vực trên thế giới và việc sản xuất nó đòi hỏi nhiều giờ làm việc tỉ mỉ. Ngay cả những công nhân lành nghề nhất cũng có thể chỉ làm ra vài kilogram mỗi ngày. Một kilogram quế khô có thể có giá gần 60 USD (khoảng 1,4 triệu VND). Vậy điều gì đã khiến quế Ceylon được ưa chuộng như vậy? Và tại sao nó lại đắt như vậy?
Loai cay quen thuoc voi tuoi tho gio co gia ca trieu moi can
 
Quế Ceylon được đặt theo tên cũ của Anh cho Sri Lanka, nó thường được người dân bản địa là loài quế “thực sự” và là loài cây quen thuộc trong suốt những năm tháng tuổi thơ của người dân bản địa nơi đây. Loại gia vị phổ biến này được làm từ vỏ bên trong khô của một loại cây có tên là Cinnamomum verum.
Quá trình trồng những cây quế Ceylon  thực sự là một khoản đầu tư. Người nông dân phải đợi bốn năm sau khi cây được trồng trước khi có thể bắt đầu thu hoạch. Khi thu hoạch, công nhân bẻ cành quế vào sáng sớm, luc đó vỏ cây còn ẩm. Ruwanpura phải liên tục chăm sóc cây quanh năm, nếu không cành sẽ không thích hợp để làm quế. Tính chất khắt khe của công việc này chỉ mới bắt đầu.
Những người khai thác phải thực hiện việc tách lớp vỏ bên trong mỗi cành bằng tay. Đây là phần tốn nhiều công sức nhất của quá trình và không dễ dàng như việc bạn chỉ cần cạo vỏ bên ngoài như cạo vỏ khoai tây. Để tạo ra loại quế có giá trị nhất, vỏ phải được tách một cách cực mỏng. Lớp vỏ quế càng mỏng thì càng đắt.
Ngay sau khi vỏ được lấy ra, từng miếng sẽ khô dưới ánh nắng mặt trời và cuộn lại trong thời gian vài phút. Sau khi sấy khô, các mảnh nhỏ được nhồi vào bên trong một miếng vỏ cây thẳng, tạo thành một ống quế dài hơn 100cm. Mỗi ngày, một người công nhân sẽ chỉ sản xuất được tối đa khoảng 2 kg quế. Sau đó, chúng cần được làm khô trong ba đến bốn ngày trước khi chúng được đóng thành kiện và gửi đến một cơ sở riêng biệt. Đó là nơi sẽ được phân loại và định giá chính thức dựa trên chiều rộng của chúng.
Các công ty nổi tiếng như PDRomanis and Sons mua các kiện quế từ nhiều người bóc vỏ khác nhau. Tại cơ sở này, các thanh quế được phân loại trên thang điểm 10. Những thanh quế có giá trị nhất được phân loại là Alba. Một chiếc máy xử lý vỏ mất thời gian gấp 4 lần để sản xuất một kg Alba so với để sản xuất cùng số lượng các loại thấp hơn. Những mảnh quế nhỏ còn lại được biến thành quế xay và tạo thành dạng rẻ nhất.
Du nhu cầu dự kiến sẽ tăng đến năm 2025, tuy nhiên biến đổi khí hậu đã đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất quế. Trong những năm gần đây, Sri Lanka đã trải qua hạn hán trong nhiều tháng. Và thời tiết khô hạn kéo dài này có thể giết chết loài quế vốn cần đất ẩm ướt để tồn tại.

Chiêm ngưỡng 2 "cụ" cây quế vàng khủng ở thủ phủ quế Văn Yên

Hai cây quế phải cần đến hai người ôm đã được ông chủ hóa giá 140 triệu đồng. Người mua bóc vỏ, người bán giữ lại gỗ để làm sập. Ở thủ phủ của cây quế Văn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn còn rất nhiều "cụ" quế khủng.

Huyện Văn Yên được coi là thủ phủ của cây quế của tỉnh Yên Bái. Quế được trồng ở hầu hết các xã của huyện. Nhiều năm qua, bà con người Dao, người Tày... nơi đây đã sống ổn nhờ cây quế. Theo đó, trồng quế, không bỏ đi thứ gì, từ lá, cành được các nhà máy mua để ép tinh dầu đến vỏ quế mang xuất khẩu. Gỗ quế cũng được tận dụng để đóng đồ. Chẳng thế mà giờ đây, người Văn Yên coi cây quế là cây làm giàu.

Giòi bò lúc nhúc trong cá kho mua ở cửa hàng CleverFood Hà Nội

(Kiến Thức) - Khi thưởng thức đến món cá kho, nam khách hàng cảm thấy bất thường nên liền tách miếng cá ra, thấy nhiều con giòi trắng đang bò lúc nhúc bên trong.

Liên quan vụ việc, trao đổi với PV, ông Kiều Đình Cảnh - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 12 Hà Nội cho biết, đơn vị đã cử cán bộ trực tiếp tới cửa hàng CleverFood trên phố Nguỵ Như Kon Tum (quận Thanh Xuân, Hà Nội) xác minh thông tin đăng tải trên mạng xã hội khách phản ánh giòi bò lúc nhúc trong khúc cá kho mua ở chuỗi cửa hàng này. Sau khi có kết quả cụ thể, đơn vị này sẽ thông tin chi tiết.
Sự việc xảy ra vào tối ngày 2/4, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh nhiều con giòi đang bò lúc nhúc bên trong một khúc cá kho khiến nhiều người “sở cả da gà”.