“Lộ” thương vụ bí ẩn của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam với ông chủ gốm sứ Thanh Hà

(Kiến Thức) - Hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhưng ít ai biết doanh nhân Nguyễn Hoài Nam và ông Nguyễn Đức Truyền - chủ tịch gốm sứ Thanh Hà từng hợp tác làm ăn với nhau. 

Theo tìm hiểu của Kiến Thức, Doanh nhân Nguyễn Hoài Nam (chồng Á hậu thể thao 1995 Nguyễn Thị Thu Hương) được biết đến là CEO Tập đoàn Berjaya Việt Nam, quản lý nhiều dự án bất động sản và khách sạn nổi tiếng.
Ngoài ra, ông Nguyễn Hoài Nam còn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SaigonBank Berjaya. Ông cũng từng là Tổng giám đốc Công ty TNHH Berjaya Bờ Biển Dài, thành viên HĐQT Công ty TNHH Trung Tâm Tài chính Việt Nam Berjaya..
“Lo” thuong vu bi an cua doanh nhan Nguyen Hoai Nam voi ong chu gom su Thanh Ha
 Doanh nhân Nguyễn Hoài Nam và vợ Á hậu Thu Hương. Ảnh: Vietnambiz. 

Video: Dầu thải vào nước sạch sông Đà. Nguồn: VTC1. 


Được đánh giá là một trong những Tổng giám đốc trẻ tài năng của Việt Nam, song theo Nhadautu.vn, ít ai biết rằng doanh nhân Nguyễn Hoài Nam từng thất bại trong việc hợp tác kinh doanh cùng vợ chồng ông chủ gốm sứ Thanh Hà – Nguyễn Đức Truyền và Phạm Thị Lụa.
Ông Nguyễn Đức Truyền (sinh năm 1956) là Chủ tịch HĐQT Công ty CP gốm sứ Thanh Hà có trụ sở tại tỉnh Phú Thọ, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gốm sứ.
Bên cạnh gốm sứ Thanh Hà, ông Truyền còn được biết đến là người đứng đầu Công ty cổ phần gốm sứ CTH có trụ sở tại tỉnh Phú Thọ.
Trong khi đó, bà Phạm Thị Lụa – vợ ông Nguyễn Đức Truyền là giám đốc Công ty TNHH Việt Đức có trụ sở tại TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
“Lo” thuong vu bi an cua doanh nhan Nguyen Hoai Nam voi ong chu gom su Thanh Ha-Hinh-2
 Ông Nguyễn Đức Truyền là Chủ tịch HĐQT Công ty CP gốm sứ Thanh Hà. Ảnh: Người đưa tin. 
Cũng theo Nhadautu, tháng 5/2018, nhóm doanh nhân gồm ông Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Đức Truyền và bà Phạm Thị Lụa đã thành lập ra Công ty cổ phần đầu tư và du lịch Trẻ có trụ sở tại quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.
Công ty có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Trong đó, ông Nguyễn Hoài Nam nắm 50% tỷ lệ sở hữu, và vợ chồng ông Nguyễn Đức Truyền sở hữu 50% còn lại.
Tuy nhiên, đến tháng 6/2019, Công ty cổ phần đầu tư và du lịch Trẻ giải thể với lý do "kinh doanh không hiệu qủa, chưa tìm ra nguồn khách hàng".
Liên quan đến vụ nghi đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nước sông Đà, sáng 20/10, trao đổi với báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Đức Truyền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà cho biết, dầu thải mà các đối tượng Nguyễn Chương Đại (SN 1994, trú xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) và Hoàng Văn Thám (SN 1986, trú xã Chi Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) đổ trộm vào nước sạch sông Đà là của công ty mình.
Tuy nhiên, ông Truyền khẳng định, phía công ty không có bất kì mối quan hệ nào với các đối tượng nói trên. Về nguồn dầu thải, đây là loại dầu thải từ máy ép Công ty Gốm sứ Thanh Hà. Mỗi năm sẽ có khoảng 400 lít dầu thải máy ép bị thải ra như vậy.

Giá vàng hôm nay 21/10: Tiếp tục trượt dốc

Giá vàng trong nước khởi đầu tuần mới ở dưới 42 triệu đồng/lượng. Tại thị trường thế giới, kim loại quý này cũng đang lùi xa khỏi cột mốc 1.500 USD/ounce

Vàng trong nước có tuần giao dịch ít biến động đến từ sự ổn định của vàng thế giới trong tuần. Giá vàng trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:

Tỷ giá ngoại tệ ngày 21/10, USD giảm, Euro tăng

Đồng đô la Mỹ thấp hơn so với các loại tiền tệ khác, trong khi đồng euro tăng với hy vọng rằng một thỏa thuận Brexit sẽ giúp giảm thiểu rủi ro suy thoái trong khối.

Chỉ số đô la Mỹ, đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ chính, đã giảm 0,2% xuống 97.172.

Đồng đô la Mỹ giảm trong bối cảnh các thương nhân vẫn thận trọng sau khi dữ liệu cho thấy tác động của cuộc chiến thương mại đã gây thiệt hại cho Trung Quốc. Mức tăng trưởng thấp kỷ lục cho thấy cuộc suy thoái kéo dài và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng trầm trọng vào sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong quý II/2019, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 6,2%. Tốc độ tăng trưởng trong quý III/2019 thậm chí còn thấp hơn dự đoán của các chuyên gia kinh tế là 6,1%.

Ty gia ngoai te ngay 21/10, USD giam, Euro tang
 

Con số tăng trưởng 6,0% GDP trong quý III/2019 được công bố trong thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực nặng nề. Vài ngày trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự đoán mức tăng trưởng của Trung Quốc là 6,1% trong năm 2019 và 5,8% vào năm 2020, cả hai đều thấp hơn dự báo trước đó.

Trong khi đó, tại Anh, thủ tướng Boris Johnson buộc phải tuân theo Đạo luật Benn được các nghị sĩ thông qua tháng trước là yêu cầu EU thay đổi thời hạn Anh rời khỏi liên minh (Brexit) từ ngày 31/10 sang ngày 31/1/2020, nếu đến hạn 31/10 mà hai bên chưa đạt được thỏa thuận.

Quốc hội Anh ngày 19/10 thông qua đề xuất hoãn bỏ phiếu cho dự thảo thỏa thuận của Thủ tướng Boris Johnson về việc đưa nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Tỷ giá GBP/USD nhích lên 0,1% lên 1,2897 trong khi EUR/USD tăng 0,2% lên 1,1139.

Ngày 11/10, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.154 đồng (giảm 3 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.200 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.802 đồng (không đổi).

Đa số các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay không đổi so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.140 đồng (mua) và 23.260 đồng (bán).

Vietcombank và BIDV niêm yết ở mức: 23.140 đồng (mua) và 23.260 đồng (bán). Vietinbank: 23.236 đồng (mua) và 23.256 đồng (bán). ACB: 23.150 đồng (mua) và 23.250 đồng (bán).