Lộ diện thủ lĩnh mới của Uber?

Cựu Chủ tịch General Electric Jeff Immelt nổi lên như ứng cử viên hàng đầu cho vị trí CEO Uber.

Khi căng thẳng trong Ban quản trị Uber đang leo thang từ vụ kiện mới nhất của một trong các nhà đầu tư quan trọng, nguồn tin của Recode cho biết phần lớn quan chức đang nghiêng về phương án mời ông cựu Chủ tịch General Electric Jeff Immelt, một lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, về làm CEO.
Dù vậy, điều đó hoàn toàn có thể thay đổi vì có hai nhân vật khác cũng đang được cân nhắc, song không có ai là nữ. Nguồn tin tiết lộ Ban giám đốc Uber sẽ bỏ phiếu trong vòng 2 tuần tới. Trong bất kỳ trường hợp nào, ông Immelt cũng có lợi thế lớn hơn.
Lo dien thu linh moi cua Uber?
 Ông Jeff Immelt, cựu Chủ tịch General Electric.
Một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất là bà Arianna Huffington. Những thành viên khác vẫn chưa quyết định, song đều đồng tình Uber phải tuyển một ai đó nhanh chóng dập tắt được mọi vấn đề startup này đang gặp phải. Ông Immelt có đủ khả năng xử lý việc này.
Nguồn tin cho hay: “Chúng tôi biết rằng không bao giờ có lựa chọn hoàn hảo, nhưng mọi người đang dần kiệt sức. Chúng tôi cần ai đó có kỹ năng để lèo lái”.
Những thách thức mà CEO Uber tiếp theo phải đối mặt bao gồm thiếu thốn các vị trí then chốt, tinh thần nhân viên xuống dốc, nhu cầu phải đa dạng hóa và mở rộng Ban quản trị, chấn chỉnh văn hóa làm việc, giải quyết mớ rắc rối pháp lý và quy định nổi lên dưới thời Travis Kalanick.
Tất nhiên, đó phải là người xử lý được cả “chướng ngại vật” mang tên Kalanick. Nhà đầu tư Benchmark tố cáo anh đã thực hiện nhiều hành vi tồi tệ kể từ khi bị ép từ chức, trong đó có can thiệp vào các hoạt động của công ty.
Những khó khăn này dường như không thể làm khó một người như ông Immelt. “Chắc chắn ông ấy không phải một người dễ bị đưa đẩy, nó có lẽ là ưu điểm lớn nhất của ông”, một nguồn tin nhận xét.
Nguồn tin khác bổ sung rằng ông Immelt cũng là nhân vật nổi tiếng đối với giới đầu tư và phố Wall cũng như trong giới công nghệ. Điều đó sẽ giúp ích lớn khi Uber chuẩn bị lên sàn trong vài năm tới.
“Kể cả khi Uber bán mình, Jeff cũng có thể xử lý”.
Về phía mình, ông Immelt cũng được hưởng lợi khi trở thành người giải cứu Uber. Hồi tháng 6 năm nay, ông thông báo sẽ từ chức Chủ tịch và CEO General Electric sau 16 năm, dưới áp lực của một số nhà đầu tư.

Dự án Shophouse 24h Vạn Phúc: CĐT Hải Phát dụng chiêu “thổi giá“?

(Kiến Thức) - Không chỉ mập mờ về pháp lý sử dụng đất, dự án Shophouse 24h Vạn Phúc còn vướng nghi vấn bị chủ đầu tư - Công ty Cổ phần đầu tư Hải Phát "thổi giá".

Như Kiến Thức đã đưa tin trước đó, dự án Shophouse 24h Vạn Phúc (tên thương mại là Khu nhà phố thương mại 24h - có địa điểm tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) do Công ty Cổ phần đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư bị nghi ngờ mập mờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất. Không những thế, theo tìm hiểu của Kiến Thức, dự án này còn có dấu hiệu bị "thổi giá".

Du an Shophouse 24h Van Phuc: CDT Hai Phat dung chieu "thoi gia"?
Dự án Shophouse 24h Vạn Phúc. 
Giá bán bị thổi phồng?
Thông tin với Kiến Thức, nhân viên môi giới của dự án Shophouse 24h của Hải Phát cho biết, giá bán căn hộ tại dự án Shophouse 24h Vạn Phúc hiện tại rơi vào khoảng 150 - 165 triệu/m2 tiền đất, tùy từng vị trí.
Ngoài tiền đất, khách mua mỗi căn hộ tại dự án phải bỏ thêm tiền xây thô riêng. Một căn hộ diện tích 50m2 sẽ có tiền xây thô khoảng 1,3 tỷ đồng, 60 m2 sẽ hơn 1,5 tỷ đồng. Như vậy, cộng cả tiền xây thô và tiền đất thì giá của căn hộ dự án Shophouse 24h sẽ khoảng 165 - 170 triệu đồng/m2. Tổng giá cho một căn hộ 50 m2 ở đây rơi vào khoảng 9,3 tỷ đồng và căn hộ 60 m2 là khoảng 11 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là mức giá trên chỉ là giá bán mà nhân viên môi giới trao đổi với khách hàng. Còn mức giá được ghi trong hợp đồng và quảng cáo tại website của dự án chỉ là từ 75 - 150 triệu đồng/m2 (tùy từng thời điểm, vị trí).
Du an Shophouse 24h Van Phuc: CDT Hai Phat dung chieu "thoi gia"?-Hinh-2
Mức giá trong hợp đồng với khách hàng đang được CĐT Shophouse 24h  để ở mức 145 triệu đồng/m2, chênh lệch khá xa so với giá thực tế mà nhân viên chào bán với khách.
Nhân viên môi giới dự án thừa nhận với Kiến Thức, mức chênh lệch giữa hợp đồng và giá bán thực tế căn hộ là có thật. Mức chênh ít hay nhiều tùy vào thời điểm ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và khách hàng. Tuy nhiên, theo nhân viên này thì giá chào mời khách là do bên chủ đầu tư quy định: "Bên bộ phận tài chính của phía chủ đầu tư họ làm một số thủ thuật, nhiều khi giá gốc sẽ rẻ hơn giá thị trường...Ban đầu, giá gốc của dự án này là 75 triệu đồng/m2, sau đó được nâng lên 140 - 145 và hiện tại là 150 triệu đồng/m2. Không phải do bọn em kênh giá lên đâu. Đây là cách làm của chủ đầu tư nên chúng em phải tuân theo thôi”, nhân viên môi giới dự án giải thích.

Một điều đáng "ngờ" nữa là khoản chênh lệch này không hề được nhắc đến trong hợp đồng mua bán, cũng không có hóa đơn, chứng từ nào chứng minh. Do đó, không ít người cho rằng đây là hành vi "thổi giá" nhằm "trốn thuế" của CĐT dự án Shophouse 24h Vạn Phúc.

Mời quý độc giả xem video "Hà Nội: Căn hộ chung cư diện tích lớn ế ẩm". Nguồn: VTV1:

Khách hàng lo ngại

Trao đổi với Kiến Thức về vấn đề chênh lệch hợp đồng, chị Lê Tuyết Mai (Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) - một khách hàng đang tìm hiểu về dự án đặt câu hỏi: “Nếu khách hàng phải bỏ ra 150 - 165 triệu đồng để mua một mét vuông đất trong khi trong hợp đồng chỉ ghi 75 - 150 triệu đồng/m2 thì tự dưng sẽ bị mất một số tiền không hề nhỏ. Số tiền sẽ đi về đâu và do ai quản lý. Nếu trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, khách hàng không muốn mua nữa mà muốn lấy lại tiền thì có thể đòi lại được số tiền bên ngoài hợp đồng hay không?”.

Bên cạnh đó, băn khoăn với việc bỏ ra một số tiền lớn nhưng chỉ được sử dụng trong thời hạn nhất định, chị Nguyễn Vân ở Linh Đàm đặt vấn đề: “Hết 50 năm liệu khách hàng có thể sử dụng tiếp không? Khách hàng có thể xin chuyển đổi không? Nếu chuyển đổi thì chuyển đổi như thế nào, đóng tiền sử dụng đất ra sao? Trường hợp không thể chuyển thành đất ở lâu dài, khách hàng sẽ phải làm thế nào?”

Đồng quan điểm với chị Vân, anh Nguyễn Ngọc Long (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Sau 50 năm, căn hộ tại dự án vẫn được tiếp tục sử dụng thì cư dân có phải đóng thêm tiền sử dụng đất đai không? Trường hợp căn hộ đã xuống cấp cần xây dựng lại thì chủ đầu tư giải quyết chỗ ở và bồi hoàn như thế nào? Nếu bồi hoàn căn hộ có cùng diện tích thì cư dân có phải đóng tiếp tiền sử dụng đất đai mới hay không phải đóng thêm gì? Chủ đầu tư có hoạt động đến sau 50 năm? Trong trường hợp doanh nghiệp chủ đầu tư giải thể/ngưng hoạt động thì luật giải quyết thế nào cho các căn hộ dự án sau 50 năm?

Còn theo quan điểm của chị Thu Hằng: “Ở các nước, sau 50 năm, công trình hết tuổi thọ và sẽ bị phá bỏ. Khi đó thì các cư dân sẽ mất toàn bộ quyền sở hữu về công trình cũng như đất đai. Điều này là tất yếu. Vậy khách hàng mua căn hộ ở Shophouse 24h Vạn Phúc có bị mất toàn bộ quyền sở hữu công trình sau 50 năm không?”

Như vậy, câu hỏi về khoản thu chênh lệch không nhỏ từ những hợp đồng đã và sẽ ký kết của Hải Phát với khách hàng tại dự án Shophouse 24h sẽ rơi vào tay ai đã được đặt ra. Kiến Thức đã nhiều lần liên lạc để chuyển câu hỏi này đến chủ đầu tư Hải Phát, nhằm rộng đường dư luận. Song sau nhiều ngày chờ đợi, đến giờ Kiến Thức vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ chủ đầu tư này.

Vậy dưới góc nhìn của giới luật sư, khách hàng nguy cơ gặp rủi ro gì khi mua dự án Shophouse 24h? Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong bài sau…

Thực hư chuyện Uber, Grab được ưu ái thuế

Bộ Tài chính khẳng định thông tin cho rằng "taxi truyền thống đang phải chịu khá nhiều loại thuế, phí với mức thuế suất chênh lệch khá xa so với Grab, Uber" là không đúng.

Thời gian vừa qua xuất hiện một số ý kiến cho rằng chính sách thuế đối với Uber, Grab chưa đảm bảo công bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp taxi truyền thống. Hay một số ý kiến khác cho rằng Uber Grab đang được ưu ái về thuế hơn so với taxi truyền thống.
Tuy nhiên, đại diện Vụ Chính sách thuế cho biết thuế hiện hành được áp dụng thống nhất giữa các đơn vị có cùng loại hình kinh doanh với nhau từ thuế suất, điều kiện ưu đãi, cho đến chế độ miễn, giảm thuế…