Lộ diện tàu ngầm Triều Tiên bắn thử tên lửa đạn đạo

(Kiến Thức) - Tàu ngầm Triều Tiên dùng trong cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo từ dưới mặt nước khiến thế giới sửng sốt, có thể thuộc lớp Sinpo, dài 65m.

Theo Navyrecognition, Triều Tiên đã chính thức tuyên bố và phát hành loạt ảnh về việc thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM). Hình ảnh này đã khiến cả thế giới sửng sốt trước sự phát triển vượt bậc của Quân đội Triều Tiên. Câu hỏi đặt ra là, tàu ngầm Triều Tiên dùng để phóng tên lửa thuộc loại nào?
Hãng thông tấn KCNA cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã đích thân tới thị sát đợt bắn thử. Tàu ngầm đã lặn xuống biển, rồi được phát cảnh báo chiến đấu bằng âm thanh và lệnh bắn tên lửa từ dưới nước.
Lo dien tau ngam Trieu Tien ban thu ten lua dan dao
Tên lửa đạn đạo KN-11 được phóng từ tàu ngầm Triều Tiên.
“Sau một lúc nghe được báo động, quả tên lửa đạn đạo đã được phóng vút lên bầu trời từ dưới nước”, KCNA đưa tin lại. Tuy nhiên, thời gian cũng như địa điểm của cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo này đã không được tiết lộ.
Trước đó các báo cáo ban đầu từ các nguồn tin thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đợt thử nghiệm bắn tên lửa từ tàu ngầm Triều Tiên diễn ra từ đầu năm. Nhưng tới ngày 9/5, Bình Nhưỡng mới chính thức xác nhận vụ thử nghiệm này.
Trong số các hình ảnh mà truyền thông Triều Tiên tung ra đã cho thấy, hình ảnh về chiếc tàu ngầm lớp Sinpo mới và tên lửa đạn đạo KN-11 của nó.
Lo dien tau ngam Trieu Tien ban thu ten lua dan dao-Hinh-2
Hình ảnh cho thấy đây là loại tàu ngầm lớp Sinpo mới của Triều Tiên.
Trong đó, KN-11 là một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) của Triều Tiên vẫn đang được phát triển. Vào ngày 23/1/2015, tờ The Washington Free Beacon, dẫn lời các quan chức quân sự Mỹ cho biết, cuộc bắn thử KN-11 đã diễn ra ở bên ngoài bờ biển Triều Tiên.
Các quan chức chính phủ Hàn Quốc ban đầu còn cho rằng đó không phải là sự thật và nói rằng: “Các báo cáo về việc bắn thử SLBM không giống sự thật. Đó là một đợt thử nghiệm của một loại ống phóng thẳng đứng, không phải là thử nghiệm tên lửa”.
Lo dien tau ngam Trieu Tien ban thu ten lua dan dao-Hinh-3
Tàu ngầm lớp Sinpo được gắn hai ống phóng tên lửa bên tháp. 
Đến nay các chi tiết kỹ thuật về KN-11 SLBN vẫn chưa được tiết lộ. Nhưng do được phóng từ một nền tảng có kích cỡ hạn chế như tàu ngầm lớp Sinpo, nên KN-11 có thể sẽ có phạm vi khá ngắn so với các tên lửa đạn đạo khác ở trên đất liền đang có trong kho vũ khí của Triều Tiên.
Còn tàu ngầm lớp Sinpo là một tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới, lớn nhất từng được thiết kế và sản xuất tại Triều Tiên. Tên của con tàu được đặt theo thị trấn nơi nó được đóng. Có thể tàu ngầm lớp Sinpo được dựa trên các tàu ngầm thiết kế từ lớp Yugosiavia đóng từ thời Liên Xô như tàu ngầm lớp Heroj và Sava.
Lo dien tau ngam Trieu Tien ban thu ten lua dan dao-Hinh-4
Hình ảnh từ vệ tinh phát hiện ra tàu ngầm lớp Sinpo vào năm 2014.
Tàu ngầm mới lần đầu tiên xuất hiện trên hình ảnh do Google Earth chụp lại vào tháng 4/2014. Dựa trên hình ảnh vệ tinh này, các chuyên gia ước tính rằng lớp Sinpo dài khoảng 65 m, rộng 6,5 m. Chỉ có hai ống phóng thẳng đứng cho tên lửa KN-11 được trang bị ở bên phần thượng tầng tàu ngầm.

Ảnh quân sự ấn tượng tuần: siêu tăng T-14 Armata…chết máy

(Kiến Thức) - Siêu tăng T-14 Armata chết máy, tên lửa đạn đạo phóng ngầm của Triều Tiên, An-225 nuốt CH-47… là các hình ảnh quân sự ấn tượng tuần qua. 

Anh QS an tuong tuan: sieu tang T-14 Armata…chet may
 Sự kiện quân sự gây chú ý nhất trong tuần qua chính là lễ duyệt binh lớn nhất trong lịch sử nước Nga với sự tham gia của 14.000 quân nhân, hàng trăm xe tăng, thiết giáp, máy bay kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít. Đúng 10h ngày 9/5 (giờ Moscow, tức 14h chiều giờ Việt Nam), cuộc duyệt binh bắt đầu với đội hình binh sĩ, vũ khí Nga rầm rập tiến qua Quảng trường Đỏ. 

Soi mô hình tàu hộ tống lớp P của HV Hải quân

(Kiến Thức) - Tàu hộ tống lớp P là cách gọi khác với lớp tàu BPS-500 do Việt Nam tự đóng với sự chuyển giao công nghệ từ Nga. 

Soi mo hinh tau ho tong lop P cua HV Hai quan
 Tàu hộ tống tên lửa lớp P (hay còn gọi là BPS-500) - chiếc tàu mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng với sự chuyển giao công nghệ của Nga (hiện có một chiếc mang tên HQ-381). Ảnh: Từ mô hình 3D, các “kĩ sư Hải quân tương lai” bắt đầu phác thảo những bộ phận hết sức chi tiết và sinh động.