Lộ diện phiên bản "S-350" của Trung Quốc, giống tên lửa Nga đến bất ngờ

Một hệ thống tên lửa phòng không chưa từng được biết đến trước đây bất ngờ xuất hiện trên đường phố Trung Quốc, điều đáng nói là hệ thống này có nhiều điểm tương đồng S-350 của Nga.

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bệ phóng đồ sộ, được lắp trên khung gầm có bánh xe 8x8, mang theo 12 tên lửa đánh chặn dài và làm dấy lên nhiều đồn đoán về nguồn gốc và khả năng của nó.

Giới quan sát cho rằng hệ thống này có thể là phiên bản nâng cấp của HQ-16, một hệ thống phòng không Trung Quốc được cho là sử dụng công nghệ tương tự hệ thống tên lửa Buk (SA-11 Gadfly) của Nga.

Hình ảnh hệ thống phòng không bí ẩn của Trung Quốc được cư dân mạng đăng tải. Ảnh: X/David Wang

Tuy nhiên, khác với HQ-16 (Hồng Kỳ) chỉ có 8 tên lửa, hệ thống này mang theo đến 12 tên lửa sẵn trên thân.

Việc phát hiện này đánh dấu lần đầu tiên bệ phóng này xuất hiện trước công chúng trong một hoạt động dường như là thường lệ, mặc dù điểm đến và tình trạng hoạt động của nó vẫn chưa rõ ràng.

Dòng tên lửa HQ-16, được phát triển cho các nhiệm vụ đánh chặn tầm trung, là nền tảng của mạng lưới phòng không nhiều lớp của Trung Quốc. Tuy nhiên, bệ phóng mới được chụp ảnh có những thay đổi đáng chú ý về thiết kế, bao gồm tải trọng tên lửa được mở rộng và tích hợp trên khung gầm 8x8 hiện đại, cho phép cải thiện khả năng cơ động trên nhiều địa hình khác nhau.

Các nhà phân tích quốc phòng cho biết sự hiện diện của 12 tên lửa đánh chặn trên một phương tiện duy nhất cho thấy một hệ thống được tối ưu hóa để chống lại các mối đe dọa trên không, chẳng hạn như hàng loạt tên lửa hành trình hoặc máy bay không người lái.

Một chuyên gia bình luận trên sinodefenceforum: "Cấu hình này cho thấy sự tập trung vào phòng thủ bão hòa, cung cấp khả năng phản ứng nhanh chống lại các cuộc tấn công khối lượng lớn tương tự như hệ thống S-350 mới của Nga".

Hệ thống phòng không S-350 của Nga

Hệ thống phòng không S-350 của Nga

Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất có lẽ là cách sắp xếp các tên lửa bên trên. Trong khi S-350 của Nga sắp xếp các tên lửa thẳng hàng 2x6 thì hệ thống của Trung Quốc được sắp xếp so le nhau. Đây được coi là cải tiến nhằm thu nhỏ kích thước ngang tổng thể của hệ thống.

Sự xuất hiện của hệ thống này cũng đặt ra câu hỏi liệu nó chỉ được thiết kế để sử dụng trong nước hay cuối cùng có thể được xuất khẩu. Trung Quốc đã tích cực quảng bá các công nghệ tên lửa tiên tiến trong những năm gần đây, nhắm đến các khách hàng ở châu Á, châu Phi và Trung Đông.

Cách bố trí các tên lửa trên thân có chút khác biệt so với S-350 của Nga.
Cách bố trí các tên lửa trên thân có chút khác biệt so với S-350 của Nga.

Người dùng mạng xã hội suy đoán rằng thiết kế của bệ phóng vay mượn nhiều từ S-350 của Nga , vốn là một sự bổ sung tương đối mới cho kho vũ khí phòng không của Moscow. Cả hai hệ thống đều được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn tầm trung, lấp đầy khoảng trống giữa hệ thống phòng thủ điểm tầm ngắn và các hệ thống chiến lược tầm cao như HQ-9 của Trung Quốc hoặc S-400 của Nga.

Tính đến thời điểm hiện tại, các phương tiện truyền thông nhà nước và cơ quan quốc phòng Trung Quốc vẫn chưa bình luận về những bức ảnh này, khiến nhiều thông tin chi tiết về hệ thống này vẫn còn là ẩn số.

Hệ thống phòng không bí ẩn của Trung Quốc di chuyển trên đường.
Defence Blog

Lực lượng phòng không Ukraine gần đến "ngõ cụt" chiến lược

Với tốc độ tấn công bằng UAV và tên lửa theo kiểu bão hòa vào các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine, nhất là thủ đô Kiev, khiến phòng không Ukraine bất lực.

1-5400.jpg
Vào đêm 8, rạng sáng ngày 9/7, quân đội Nga (RFAF) đã lập kỷ lục mới, khi phóng 728 UAV tự sát tầm xa vào các mục tiêu của Ukraine. Như các chuyên gia quân sự lưu ý, khả năng duy trì tốc độ tấn công hiện tại của RFAF là rất cao. Trong trường hợp này, hệ thống phòng không Ukraine sẽ phải đối mặt với sự sụp đổ thực sự.
2-1975.jpg
Điều quan trọng cần lưu ý, đó là việc phóng một số lượng lớn UAV như vậy, cho thấy nền tảng công nghiệp quốc phòng và phụ trợ, cũng như công nghệ ấn tượng của Nga, giúp Moskva nhanh chóng sản xuất UAV tự sát với số lượng cần thiết.

Triều Tiên sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga để bảo vệ Bình Nhưỡng

Tình báo Ukraine cảnh báo Triều Tiên đã sở hữu hệ thống phòng không Pantsir-S1 đầu tiên do Nga chuyển giao.

1-2534.png
Xác nhận những suy đoán xuất hiện vào tháng 6 vừa qua, sau báo cáo của Nhóm Giám Sát Trừng Phạt Đa Phương (MSMT) liên quan đến việc chuyển giao hệ thống phòng không Pantsir-S1 cho Triều Tiên, mới đây Tổng cục Tình báo Ukraine (GUR) đã cảnh báo rằng, phía Triều Tiên hiện sở hữu hệ thống phòng không Pantsir-S1 đầu tiên do Nga chuyển giao. Ảnh: @ Swissinfo.
2-883.png
Tổng cục Tình báo (GUR) tuyên bố rằng, chúng đã được triển khai để bảo vệ không phận của Bình Nhưỡng. Ảnh: @ Air Force Technology.

Lưới phòng không "sụp đổ", Israel tìm cách mua lá chắn tên lửa Mỹ

Chuẩn bị cho cuộc xung đột với Iran có thể tiếp diễn trong tương lai, Israel đang tìm cách gấp rút mua hệ thống chống tên lửa AEGIS Ashore từ Mỹ.

1-7898.png
Sau khi kết thúc các cuộc giao tranh giữa Iran và Israel trong lệnh ngừng bắn vào ngày 24/6, sau khi Israel bắt đầu các cuộc giao tranh, bằng cách tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn vào các mục tiêu của Iran, nhiều câu hỏi quan trọng đã được đặt ra về cách cả hai quốc gia Trung Đông này sẽ tăng cường phòng thủ để chuẩn bị cho khả năng xảy ra các giai đoạn xung đột mở ra trong tương lai. Ảnh: @CNN.
2-9899.png
Thực ra, Lực lượng Phòng vệ Israel đã chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ có thể xảy ra giao tranh toàn diện với Iran trong nhiều thập kỷ, với các khoản đầu tư vào máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 được tùy chỉnh mạnh mẽ, cùng kho vũ khí lớn gồm tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phóng từ trên không nội địa, và gần đây hơn là việc mua sắm máy bay chiến đấu hạng nặng F-15EX tối ưu cho các hoạt động tầm xa, nhằm chống lại Lực lượng Vũ trang Iran. Ảnh: @Naval News.