Nhật Bản có sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Bắc Kinh yêu cầu Tokyo giải thích về tin nói rằng các sắc luật quốc phòng mới đang chuẩn bị thông qua là động thái nhằm đối đầu với Trung Quốc.

Truyền thông Nhật Bản đưa tin, trong một cuộc gặp gỡ nhà hàng thân mật với các nhà báo Nhật Bản hồi tháng Sáu vừa qua, Thủ tướng Abe đã bật mí rằng sắc luật quốc phòng mới chủ yếu nhằm đối đầu với Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Nhật Bản không tin Thủ tướng Abe có thể nói như vậy, nhưng Trung Quốc không chịu bỏ qua.
Lieu Nhat Ban co san sang doi dau voi Trung Quoc?
Xe tăng Nhật Bản. 
Giám đốc Trung tâm Các vấn đề quân sự-chính trị MGIMO, ông Alexey Podbyerozkin cho rằng bất kể tin trên có thực hay không, sự đối đầu Nhật-Mỹ với Trung Quốc càng ngày càng thêm gay gắt.
Giám đốc Podbyerozkin nhận định: "Theo quan điểm của tôi, ông Abe không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên trong nền chính trị Nhật Bản, một quốc gia sau khi trở thành cường quốc kinh tế… sẽ phát triển quân đội như một thế lực quân sự độc lập trên thế giới. Theo thói quen, chúng ta nói tới các Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, nhưng thực tế nó đã không còn là lực lượng tự vệ, mà là quân đội Nhật Bản hùng mạnh sẵn sàng giải quyết mọi nhiệm vụ đặt ra trước đất nước, trong đó có nhiệm vụ tấn công”.
“Nhật Bản và Mỹ nhận thức rõ rằng hợp tác quân sự chiến lược song phương ngày càng có ý nghĩa quan trọng trước sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Họ muốn duy trì và nắm quyền kiểm soát hệ thống tài chính kinh tế, quân sự chính trị hiện tại, còn Trung Quốc cố gắng thay đổi tình thế. Việc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á không những là dự án hạ tầng lớn ở châu lục mà còn là thách thức chính trị đối với G-7, một cơ chế trong những năm gần đây vốn ra sức giành giật các chức năng của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
"Nhật Bản sẽ cùng với Mỹ bảo vệ các giá trị phương Tây, với sự hội nhập ngày càng tăng, đặc biệt trong chiến lược quân sự. Nói cách khác, tại khu vực này ở Thái Bình Dương đang hình thành một liên minh tấn công, trước hết là Mỹ và Nhật Bản. Đương nhiên, mục tiêu chính của liên minh sẽ là Trung Quốc. Cách đây một năm, ông Abe bắt đầu nói rằng quân đội Nhật Bản có thể tham gia một số hoạt động liên minh bảo vệ không chỉ lãnh thổ nước này. Nói thẳng ra, Nhật Bản có khả năng tham gia can thiệp vũ trang bên ngoài biên giới. Chẳng phải đợi lâu, quân đội Nhật Bản sắp có các cơ sở pháp lý để hành động như vậy”.

Phương Tây-Nga: "Ngao cò mổ nhau, IS đắc lợi"

(Kiến Thức) - Nhà bình luận địa chính trị John Wight cho rằng tình trạng "ngao cò mổ nhau" giữa phương Tây và Nga đang khiến cho "IS đắc lợi".

Mở đầu bài viết về tình trạng "ngao cò mổ nhau" giữa Nga và phương Tây khiến cho "IS đắc lợi", nhà bình luận địa chính trị John Wight kể lại thất bại quân sự tồi tệ nhất của Anh trước Quân đội Nhật hoàng trong Chiến tranh thế giới thứ II: hơn 100.000 binh sĩ và thủy thủ Anh đã bị bắt làm tù binh sau khi đại bại ở Singapore trong ngày 15/2/1942.
Thủ tướng Winston Churchill gọi thất bại đó là “lần đầu hàng với số lượng người lớn nhất trong lịch sử quân Anh”. Thậm chí nhiều binh sĩ Anh còn chưa từng nổ phát đạn nào trước khi buông súng đầu hàng.

Báo Nhật: Quân đội Nhật không phải đối thủ của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tờ Thời Báo Hoàn Cầu đăng tải lại bài viết trên báo Nhật cho rằng Nhật Bản không tự bảo vệ được chính họ nếu chiến tranh Trung-Nhật nổ ra.

Bài báo được đăng trên tạp chí Pursuit (của Nhật) cho rằng, quan niệm cũ mà trong đó Quân đội Trung Quốc (PLA) vốn không được trang bị lạc hậu và chỉ chú trọng vào số lượng còn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) được trang bị và đào tạo tốt giờ đã không còn đúng. 
Tờ Pursuit trích dẫn ý kiến của các chuyên gia quân sự nhận định JSDF có thể không chống cự lại được PLA nếu cuộc xung đột hai bên tiếp tục lâu dài.

Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan mưu toan xâu xé Syria

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan mưu toan xâu xé Syria, với việc ra lệnh cho quân đội chuẩn bị vượt biên thành lập “vùng đệm an ninh” bên trong lãnh thổ Syria.

Bị cáo buộc mưu toan xâu xé Syria, cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Jordan đều viện dẫn lý do chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo, chống chế độ Assad và ngăn chặn dòng người tị nạn. Trên thực tế, hai bên đều có những mục tiêu riêng không tiện nói ra.
Tho Nhi Ky va Jordan muu toan xau xe Syria
Các vùng đệm mà Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan lên kế hoạch thiết lập bên trong lãnh thổ Syria.
Theo Debkafile, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị 18.000 quân để thiết lập một vùng đệm ở miền bắc Syria và sử dụng lực lượng không quân để áp đặt một vùng cấm đối với máy bay của Syria. Nguồn tin Trung Đông của Debkafile báo cáo rằng quân đội Jordan cũng đã sẵn sàng để vượt biên vào miền nam Syria. Có tin nói Jordan và Israel đã lên kế hoạch yểm trợ không quân chung và tạo ra một vùng cấm bay khác ở miền nam Syria.