Liệu Mỹ có thể thắng cuộc chiến chống khủng bố?

(Kiến Thức) - Cách đây hơn 10 năm, Tổng thống George W. Bush đã phải thú nhận rằng nước Mỹ khó có thể thắng trong cuộc chiến chống khủng bố.

Trong tháng 9/2004, Tổng thống  Bush thừa nhận: “Tôi không nghĩ rằng có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố này. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm cho những kẻ sử dụng khủng bố như một công cụ ít được chấp nhận hơn trên thế giới...”.
Lieu My co the thang cuoc chien chong khung bo?
Tổng thống George W. Bush đã phải thú nhận rằng nước Mỹ khó có thể thắng trong cuộc chiến chống khủng bố. 
Sự thú nhận đáng ngạc nhiên này được đưa ra sau khi Tổng thống George W. Bush đã nhiều lần  cam kết  những kẻ khủng bố trên toàn cầu cũng như tư tưởng cực đoan của chúng sẽ bị đánh bại và bị tiêu diệt. Đây là mục tiêu chiến lược chi phối các chiến lược chống khủng bố của Mỹ.
Chiến lược Quốc gia chống khủng bố được Mỹ công bố hồi tháng 2/2003 có đoạn viết:  "Mục tiêu: Tiêu diệt những kẻ khủng bố và các tổ chức của chúng. Một khi chúng ta đã xác định được các phần tử khủng bố và vị trí của chúng, Hoa Kỳ và các nước bạn bè và đồng minh sẽ sử dụng mọi công cụ có sẵn để ngăn chặn, phá hỏng  và thủ tiêu khả năng tiến hành các hành động khủng bố  của chúng”.  Ngày 30/8/2004, Tổng thống Bush khoe:  "Tôi có một tầm nhìn rõ ràng và một chiến lược để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố”.
Ngày hôm sau (31/8/2004), ông Bush đã phải hạ giọng đôi chút khi nói rằng cuộc chiến chống khủng bố là một cuộc chiến mà người Mỹ “không  khởi đầu nhưng sẽ giành chiến thắng”. Ông nói: “Chúng ta đang chiến thắng và sẽ giành chiến thắng. Chúng ta sẽ giành chiến thắng bằng cách tiếp tục tấn công. Chúng ta sẽ giành chiến thắng bằng cách truyền bá tự do”.
Việc thừa nhận không thể “giành chiến thắng  trong cuộc chiến khủng bố” được đưa ra cách đây hơn 10 năm chính là một sự trung thực hiếm hoi của chính quyền Bush.
Hiện thời, các quan chức của chính quyền Obama cũng không còn ngộ nhận  về khả năng “có thể thắng”  hoặc thậm chí kết thúc cuộc chiến chống khủng bố.  Sự bành trướng  và phát triển của các tổ chức khủng bố mà Mỹ từng tuyên bố nó sẽ tiêu diệt cũng như tình trạng chiến tranh lâu dài chính là điều mà người Mỹ nên chấp nhận và làm quen. Trong tháng 4/2015, Giám đốc CIA John Brennan thừa nhận: " (Cuộc chiến chống khủng bố) Đó là một cuộc chiến tranh đã tồn tại hàng ngàn năm qua ... Vì vậy,  tôi nghĩ rằng chúng ta phải luôn luôn  đề cao cảnh giác”.
 Nói tóm lại, cuộc chiến chống khủng bố đã luôn song hành với sự phát triển của nhân loại  và nó sẽ vẫn tồn tại cùng với loài người trong tương lai.

Mỹ đau đầu chống lại chủ nghĩa khủng bố ngay quê nhà

(Kiến Thức) - Nhiều quan chức nhận xét, chiến lược chống chủ nghĩa cực đoan ở ngay trong lòng nước Mỹ là một mớ hỗn độn và “rối rắm”.

Vào đầu năm 2011, các quan chức Nhà Trắng nhận ra rằng, họ đang đối mặt với một vấn đề: mối đe dọa từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang gia tăng ở quê nhà.
2 năm kể từ khi Tổng thống Obama lên nhậm chức, nhiều công dân trẻ tuổi theo đạo Hồi đã âm mưu thực hiện các vụ tấn công khủng bố ngay ở quê nhà nước Mỹ, điển hình là một công dân suýt tiến hành thành công vụ đánh bom xe ở Quảng trường Thời đại. Các cố vấn Nhà Trắng kết luận, các nỗ lực của chính phủ chống lại chủ nghĩa cực đoan trong lòng cộng đồng người Hồi giáo ở Mỹ là một mớ hỗn độn rời rạc.

Chiến trường lớn sắp tới của IS là Châu Âu?

(Kiến Thức) - Theo báo Đức Die Welt, chiến trường lớn sắp tới của IS là Châu Âu, khi các phần tử thánh chiến Hồi giáo được tuồn vào EU một cách có hệ thống.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy IS đưa đám chiến binh thánh chiến vào Liên minh Châu Âu, xây dựng các mạng lưới khủng bố và  chiến trường lớn sắp tới của IS sẽ là Châu Âu.
Chien truong lon sap toi cua IS la Chau Au?
Một ngày nào đó, những kẻ như nữ chiến binh thánh chiến IS da trắng này sẽ "chuyển lửa" về Châu Âu. 
Trong những năm gần đây, các giới chức hữu quan Hy Lạp đã phát hiện nhiều mạng lưới Hồi giáo cực đoan. Họ đã phát hiện một nữ tị nạn Syria mang theo 300.000 euro không rõ nguồn gốc. Cơ quan an ninh Hy Lạp cũng đã tịch thu được nhiều vũ khí, đạn dược mà những người tị nạn mang theo.