Liên tiếp thâu tóm công ty lĩnh vực chăn nuôi, BAF làm ăn sao?

Chỉ trong khoảng thời gian một tháng trở lại đây, BAF Việt Nam liên tiếp thâu tóm 7 công ty trong lĩnh vực chăn nuôi.

Mới đây, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc nhận chuyển nhượng gần 3,55 triệu cổ phiếu, tương đương 99,99% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp sạch Thanh Xuân. Đây là công ty chăn nuôi thứ 7 mà BAF tiến hành M&A trong suốt gần 1 tháng qua.
Trước đó, hồi cuối tháng 10, BAF đã mua lại 95% vốn góp của Công ty TNHH Chăn nuôi Công nghệ cao Khuyên Nam Tiến tại Đắk Lắk với giá 47,5 tỷ đồng. Tiếp theo, BAF cũng nhận chuyển nhượng cổ phần tại năm công ty chăn nuôi khác ở Quảng Trị, mỗi công ty 171.500 cổ phiếu, chiếm 49% vốn điều lệ.
Lien tiep thau tom cong ty linh vuc chan nuoi, BAF lam an sao?
Ảnh minh họa. 
Về kết quả kinh doanh, quý III/2024, BAF ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 1.300 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước nhờ kiểm soát tốt chi phí và giá nguyên liệu đầu vào giảm.
Doanh thu từ mảng bán heo ghi nhận mức tăng ấn tượng, đạt 856 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần so với cùng kỳ, chiếm 65% tổng cơ cấu doanh thu. Sản lượng bán heo đạt 163.000 con, góp phần nâng tổng đàn heo của BAF lên 520.000 con vào cuối quý III, tăng 73% so với đầu năm.
Lợi nhuận gộp của BAF tăng đáng kể, cùng với việc giảm lỗ từ các hoạt động khác đã giúp công ty đạt lãi ròng 60 tỷ đồng trong quý III, tăng 51% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu công ty đạt 3.900 tỷ đồng, tăng 8%, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng mạnh hơn 4 lần, lên mức 214 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9/2024, tổng tài sản của BAF đạt gần 7.000 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Về nguồn vốn, nợ ngắn hạn giảm 19% còn hơn 2.400 tỷ đồng. Nợ vay ngắn hạn giảm 5% xuống còn 666 tỷ đồng, trong khi nợ vay dài hạn tăng 4% lên hơn 1.200 tỷ đồng, trong đó có khoảng 600 tỷ đồng là trái phiếu chuyển đổi phát hành cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) với lãi suất 5,25%/năm, kỳ hạn 7 năm.

Giá lợn hơi tiếp tục lao dốc, giải pháp gỡ khó

Thời gian qua, giá lợn hơi ở nhiều địa phương đã xuống khoảng 50.000 đồng, thậm chí có những ngày giảm xuống còn 48.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi phải chịu lỗ.

Xu hướng giá thịt lợn hơi giảm kéo dài từ trước Tết Nguyên đán tới nay chưa có dấu hiệu phục hồi

Trong tuần qua giá thịt lợn hơi tuần qua vẫn chỉ dao động quanh mức 50.000 đồng/kg. Cụ thể, tại khu vực miền Bắc, giá thịt lợn hơi chỉ dao động trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 48.000 đồng/kg tiếp tục được ghi nhận tại các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Cao hơn một giá ở mức 49.000 đồng/kg gồm các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Thương lái tại các tỉnh thành còn lại gồm: Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nội, Tuyên Quang trong tuần qua vẫn thu mua thịt lợn hơi với giá 50.000 đồng/kg, mức cao nhất khu vực.

BaF Việt Nam sắp thâu tóm doanh nghiệp chăn nuôi lợn ở Gia Lai

Công ty BaF Việt Nam sở hữu 19 công ty con, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất, giết mổ và chế biến thịt.

CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF) thông qua việc nhận chuyển nhượng để sở hữu 99,9% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Chăn nuôi CNC Thành Đạt Gia Lai.

Mạnh tay nhập gà thải, thịt đông lạnh dù trong nước lượng cung dồi dào

Lợn, bò, gà và sản phẩm chế biến cũng như đầu, cổ cánh, nội tạng được nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam khiến doanh nghiệp chăn nuôi trong nước chịu nhiều áp lực, còn nông dân thì "chết dần" vì cạnh tranh không công bằng.

Vấn đề này vừa được 4 hiệp hội, gồm Hội Chăn nuôi, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn và Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm nêu trong văn bản gửi Thủ tướng. Theo các hiệp hội này, doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước đang gặp nhiều khó khăn trước tình trạng sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu gia tăng.