Liên quân Hồi giáo có thể làm được gì ở Syria?

(Kiến Thức) - Nếu Liên quân Hồi giáo do Ả-rập Xê-út thực sự triển khai ở Syria, liên quân này sẽ làm gì để chống lại bất cứ ai mà nó gọi là "kẻ khủng bố"?

Trong khi liên quân do Ả-rập Xê-út đỡ đầu đang đánh nhau ở Syria dường như đã chết yểu, khả năng chiến đấu “phiên bản mới” này (Liên quân Hồi giáo) cũng đang bị nghi ngờ, nếu xem xét hoạt động Ả-rập Xê-út ở Yemen.
Lien quan Hoi giao co the lam duoc gi o Syria?
Vũ khí của Ả-rập Xê-út phần lớn do Mỹ cung cấp.
Liên quân Hồi giáo do Ả-rập Xê-út cầm đầu  bao gồm một số các nước nghèo nhất thế giới, những nước xem ra “không tự nguyện” tham gia Liên quân Hồi giáo. Trong khi đó, các nước thành viên giàu có trong liên quân lại thiếu kinh nghiệm trận mạc và đang bị sa lầy ở Yemen.
Hai nhà phân tích Giorgio Cafiero và Daniel Wagner nhận định: "Mặc dù Ả-rập Xê-út thông báo thành lập liên minh chống IS và các nhóm khủng bố khác, nhưng trên thực tế ‘bộ sưu tập’ của các nước vốn nhìn nhận khác nhau về IS này không có khả năng làm suy yếu 'Caliphate', khi các thành viên của nó hoặc không có khả năng hoặc không hề quan tâm đến việc này”.
Một số quốc gia Hồi giáo có tên trong liên quân, trong đó có Pakistan và Malaysia, nói rằng họ chưa bao giờ được thông báo về việc tham gia một liên minh như vậy.  Ngoài ra, việc xác định mục tiêu “chống khủng bố” của liên quân  này cũng gặp khó khăn vì định nghĩa về khủng bố của các nước thành viên rất khác nhau.
Ả-rập Xê-út không có kinh nghiệm lôi kéo các nước nghèo tham gia chiến đấu. Liên minh Ả-rập gần đây đã đưa binh sĩ Sudan tới Yemen, đến phố cảng Aden. Sự tham gia của Sudan trong cuộc can thiệp quân sự vào Yemen là rất  hạn chế, thế nhưng một trong những chiến đấu cơ của Sudan đã bị quân nổi dậy Houthi bắn rơi.
Thậm chí nếu các quốc gia giàu có đồng ý tham gia Liên quân Hồi giáo, triển vọng các nước này tham chiến trên mặt đất ở Syria vẫn không rõ ràng.
Một vấn đề khác là tổn thất về vũ khí khí tài (do Mỹ chế tạo) của Ả-rập Xê-út. Quân nổi dậy Houthi có trong tay tên lửa đạn đạo, pháo binh hạng nặng và đã được đào tạo vận hành xe tăng và pháo binh. Lực lượng này đã khiến cho bộ binh Ả-rập Xê-út bị tổn thất nặng ở Yemen,  đặc biệt trong các cuộc phục kích.
Lien quan Hoi giao co the lam duoc gi o Syria?-Hinh-2
Xe tăng Abrams hiện đại do Mỹ chế tạo bị tên lửa có từ thời Liên Xô bắn cháy ở Iraq.
Ả-rập Xê-út đã bị mất số lượng đáng kể xe tăng và xe bọc thép do Mỹ cung cấp. Mặc dù hầu hết các vũ khí khí tài của Ả-rập Xê-út bị tổn thất ở Yemen là loại cũ (như xe tăng M60 Patton và xe thiết giáp vận M113), nhưng một số xe tăng hiện đại như Abrams cũng đã bị  quân nổi dậy Houthi tiêu diệt. Hồi tháng 8/2015, Ả-rập Xê-út đã mất hai xe tăng Abrams trong một ngày: một chiếc bị phá hủy hoàn toàn, còn chiếc kia thì bị “bắt sống”. Hồi tháng 9/2015, quân nổi dậy Houthi cũng “bắt sống” một chiếc xe tăng Abrams, sau khi nó bị đứt một bên xích.
Theo báo Lost Armour, Ả-rập Xê-út và lực lượng đồng minh đã mất ít nhất 136 thiết bị quân sự, kể từ đó liên minh Ả-rập bắt đầu can thiệp quân sự vào Yemen trong tháng 3/2015.
Hiện chưa rõ, liệu Ả-rập Xê-út có đủ nguồn lực để bắt đầu một chiến dịch quân sự mới ở Syria.

Nga không kích ở Syria: Thế giới không còn như trước

(Kiến Thức) - Chiến dịch không kích ở Syria chứng tỏ Nga sử dụng thành công sức mạnh quân sự ở xa ngoài biên giới và khiến cho thế giới không còn như trước.

Theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong thời 90 ngày đêm (kể từ ngày 30/9/2015),  Không quân Nga đã thực hiện hơn 5.000 phi vụ, phá hủy gần 4.000 mục tiêu của những kẻ khủng bố. Trong cùng thời gian, quân đội chính phủ Syria đã liên tục mở cuộc tiến công ở khắp Syria, còn IS không dành được thắng lợi nào trên mặt đất.
Nga khong kich o Syria: The gioi khong con nhu truoc
 
Lần đầu tiên trong thế kỷ 21, quân đội Nga đã sử dụng hiệu quả các loại vũ khí chính xác cao, tên lửa hành trình chiến lược và ném bom tầm xa, tình báo vũ trụ. Ngoài ra, Nga còn huy động hải quân tham gia chiến dịch và giúp đỡ Damascus bằng các hợp đồng vũ khí. Vào giữa tháng 12/2015, quân đội chính phủ Syria đã nhận được lô xe tăng hiện đại hóa T-90 trang bị khí tài kính ngắm hồng ngoại và ảnh nhiệt góp phần nâng cao hiệu quả chiến đấu.

Trật tự thế giới mới đang được mở ra trong năm 2016

(Kiến Thức) - Thế giới bước vào tình trạng bất ổn, khi trật tự thế giới cũ đang nhanh chóng nhường đường cho trật tự thế giới mới.

Bước vào Năm mới, thế giới mà chúng ta đang sống trở nên bất ổn hơn, năng động hơn và đáng lo ngại hơn, nhưng cũng trở nên thú vị hơn.
Trat tu the gioi moi dang duoc mo ra trong nam 2016
Trật tự thế giới cũ đang nhường đường cho trật tự thế giới mới. 
Về vấn đề này, nhà phân tích Sergei Karaganov, Trưởng Khoa Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế của Học viện Kinh tế cao cấp, Chủ tịch danh dự Ban đối ngoại và chính sách quốc phòng LB Nga nhận định:

Tương lai cuộc chiến chống IS sau chiến thắng Ramadi

(Kiến Thức) - Chiến thắng Ramadi có thể là bài học thành công cho chiến lược lâu dài ở Iraq và một mô hình quan trọng để Baghdad tái chiếm Fallujah và Mosul.

Đó là nhận định nhà phân tích Zalmay Khalilzad, cựu giám đốc hoạch định chính sách ở Lầu Năm Góc là từng là đại sứ Mỹ tại Afghanistan, Iraq và Liên Hợp Quốc.
Tuong lai cuoc chien chong IS sau chien thang Ramadi
Nhà phân tích Zalmay Khalilzad, cựu giám đốc hoạch định chính sách ở Lầu Năm Góc là từng là đại sứ Mỹ tại Afghanistan, Iraq và Liên Hợp Quốc. 
Chiến thắng Ramadi là một diễn biến tích cực, nhưng chính phủ Iraq vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Hiện chưa có báo cáo đáng tin cậy về sự hiện diện của phiến quân IS ở các địa điểm khác nhau trong thành phố và người ta không biết đến khi nào các ổ đề kháng còn lại của IS ở Ramadi mới bị xóa sổ. Và đến bao giờ thì các biện pháp tái thiết Ramadi mới được thực thi. Nếu chính phủ Iraq thất bại trong việc khắc phục những hậu quả của chiến dịch Ramadi, sự hồi sinh của IS là rất có thể xảy ra.