Liên hiệp Hội Việt Nam: Gặp gỡ 2017 vì hợp tác và phát triển

(Kiến Thức) - Sự kiện thường niên “Gặp gỡ 2017 vì hợp tác và phát triển” của Liên hiệp Hội Việt Nam dự kiến sẽ thu hút sự tham dự của gần 200 đại biểu.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) dự kiến tổ chức sự kiện “GẶP GỠ 2017 VÌ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN” vào ngày 08/12/2017 tại Hà Nội.
Đây là sự kiện thường niên được tổ chức vào dịp cuối năm của Liên hiệp Hội Việt Nam nhằm chia sẻ thông tin và ghi nhận những thành tựu, kết quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam (tổ chức KH&CN trực thuộc) hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và phát triển. Đồng thời Sự kiện được tổ chức nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác giữa các tổ chức KH&CN trực thuộc với các đối tác của họ, bao gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế và các đối tác doanh nghiệp trong và ngoài nước.
 
Tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 622/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, theo đó năm 2018, Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện Báo cáo Rà soát Tự nguyện Quốc gia về thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững trong khuôn khổ Diễn đàn chính trị cấp cao của Liên hợp Quốc về phát triển bền vững, tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm (tương ứng với 5 Mục tiêu) bao gồm: Mục tiêu 7: Năng lượng bền vững; Mục tiêu 11: Phát triển đô thị và nông thôn bền vững; Mục tiêu 13: Biến đổi khí hậu và môi trường; Mục tiêu 15: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học; và Mục tiêu 17: Tăng cường hợp tác.
Trong bối cảnh đó, Liên hiệp Hội Việt Nam lựa chọn chủ đề “Tăng cường sự hợp tác vì phát triển bền vững” cho Sự kiện năm 2017 đồng thời tập trung nội dung vào 5 lĩnh vực Mục tiêu phát triển bền vững nêu trên.
Sự kiện dự kiến sẽ thu hút sự tham dự của gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan Ban, bộ, ngành ở trung ương và địa phương, các đối tác quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước và các tổ chức KH&CN trực thuộc, tổ chức thành viên của Liên hiệp Hội Việt Nam.

Liên hiệp hội tổ chức hội thảo về chương trình xây dựng nông thôn mới

(Kiến Thức) - Những bài học kinh nghiệm rút ra qua đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 là tiêu đề cuộc Hội thảo do Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức vào sáng 8/8, tại Hà Nội.

Sáng 8/8, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo “Những bài học kinh nghiệm rút ra qua đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” .
Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác - Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam -TSKH Nghiêm Vũ Khải, ông Nguyễn Trí Ngọc – Phó chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và PT nông thôn Việt Nam, PGS.TS Phạm Bích San - Viện nghiên cứu Tư vấn và phát triển với sự tham dự của gần 60 đại biểu, các nhà khoa học và các cơ quan ban, ngành liên quan.

Rắc rối vụ vườn cây ăn trái của hai ông và một bà

Tòa án xử ly hôn đã chia tài sản nhà đất nhưng lại “quên” chia vườn cây ăn trái. Sau 20 năm, người vợ kiện… đòi cây.

TAND huyện Đông Hòa (Phú Yên) vừa xử sơ thẩm vụ án bà ĐTH kiện đòi chồng cũ là ông NXV trả lại một vườn cây ăn trái. Điều đáng nói ở đây là hai người đã ly hôn cách đây hơn… 20 năm và người chồng đã bán nhà cùng vườn cây cho người khác.
Vườn cây ăn trái của ai?

Đề xuất ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’: Chữ viết không chỉ là ký tự vô hồn

Chữ viết không chỉ là các ký hiệu vô hồn ghi lại âm thanh tiếng nói. 

Một chữ cái giản đơn thôi cũng có tác dụng gợi lại các kết nối văn hoá, giá trị, và trải nghiệm bồi đắp sau hàng trăm nghìn năm của từng cá nhân và dân tộc.
Đề xuất cải cách tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền là một công trình khoa học đáng trân trọng, vì nó được thực hiện một cách toàn tâm, chỉn chu của một nhà khoa học đang ở độ tuổi, theo tôi suy đoán, chắc không còn đoái hoài danh vọng và tiếng tăm. Tôi thực sự khâm phục tinh thần làm việc của PSG Bùi Hiền. Tuy nhiên, về khía cạnh học thuật, tôi xin chia sẻ ý kiến của mình về công trình nghiên cứu này.