Li Băng: Lại xảy ra một vụ hỏa hoạn tại khu vực cảng Beirut

Một vụ cháy đã xảy ra tại cảng Beirut ở Li Băng ngày 10/9 tạo thành cột khói đen lớn trên bầu trời thủ đô và hiện chưa có thông tin về thương vong hay thiệt hại, cũng như chưa rõ nguyên nhân vụ cháy.

Một vụ cháy tại cảng Beirut ở Li Băng xảy ra vào ngày 10/9 tạo thành cột khói đen lớn trên bầu trời thủ đô.
Vụ việc xảy ra chỉ một tháng sau vụ nổ kinh hoàng, cướp đi sinh mạng của ít nhất 191 người và làm khoảng 6.000 người bị thương.
Hiện chưa có thông tin về thương vong hay thiệt hại, cũng như chưa rõ nguyên nhân vụ cháy.
Li Bang: Lai xay ra mot vu hoa hoan tai khu vuc cang Beirut
 Quang cảnh vụ cháy. (Nguồn: Twitter)
Trước đó, vụ nổ xảy ra ngày 4/8 tại một nhà kho ở cảng Beirut tương đương một trận động đất có độ lớn 4,5, đã khiến ít nhất 181 người thiệt mạng, hơn 6.500 người bị thương và hiện còn khoảng hàng chục người mất tích.
Vụ nổ còn khiến khoảng 300.000 người mất nhà cửa.
Nhà chức trách Li Băng ước tính thiệt hại lên tới 15 tỷ USD. Để hỗ trợ các gia đình người Li Băng bị ảnh hưởng từ vụ nổ, các cơ quan thuộc Liên hợp quốc đang phân phát bột mì, đồ bảo hộ y tế và các lều, trại tạm, trong khi lực lượng gìn giữ hòa bình đang tăng cường hiến máu để hỗ trợ nỗ lực khắc phục hậu quả vụ nổ.

Chú chó cứu cả gia đình chủ thoát chết khỏi biển lửa

(Kiến Thức) - Một chú chó đã kịp đánh thức cả gia đình chủ giữa đêm khi ngọn lửa sắp thiêu rụi căn nhà của họ.

AP đưa tin, một chú chó cứu sống cả gia đình chủ ở Alabama (Mỹ) nhờ tiếng sủa của nó đánh thức mọi người khi ngọn lửa chuẩn bị thiêu rụi ngôi nhà của họ rạng sáng ngày 8/9.
AL.com dẫn lời ông Derek Walker, người sống cùng vợ và hai con trong ngôi nhà ở Birmingham, Alabama, kể lại rằng chú chó Ralph của gia đình ông thường không sủa vào đêm. Do vậy, khi nghe thấy tiếng sủa bất thường của Ralph, ông Walker liền thức dậy kiểm tra và nhìn thấy ngọn lửa đã lan đến cửa sổ bếp của gia đình.

Sự thật đầy bất ngờ về đất nước Li Băng

(Kiến Thức) - Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của Li Băng, nhưng tiếng Pháp, Đức, Anh và Armenia cũng được sử dụng tại quốc gia này. Đây là một trong những điều bất ngờ về đất nước Li Băng.

Su that day bat ngo ve dat nuoc Li Bang
Li Băng, tên đầy đủ là Cộng hòa Li Băng, là một quốc gia ở Trung Đông. Nước này giáp với Syria về phía bắc và đông, và Israel về phía nam. Ảnh: CNN.  


Su that day bat ngo ve dat nuoc Li Bang-Hinh-2
Theo Factcity, tên gọi của quốc gia Li Băng được giữ nguyên trong suốt hơn 4.000 năm qua. Ảnh: CNN.  

Su that day bat ngo ve dat nuoc Li Bang-Hinh-3
 Dân số của Li Băng là 6,8 triệu người vào năm 2018. Theo sách World Factbook, Li Băng là nước tăng trưởng dân số nhanh nhất thế giới năm 2013. Ảnh: CNN. 

Su that day bat ngo ve dat nuoc Li Bang-Hinh-4
 Món ăn dân tộc của Li Băng là kibbeh. Ảnh: Wikipedia. 

Su that day bat ngo ve dat nuoc Li Bang-Hinh-5
 Beirut là thủ đô và thành phố lớn nhất của Li Băng. Ảnh: Alamy.

Su that day bat ngo ve dat nuoc Li Bang-Hinh-6
 Theo Factcity, tuổi thọ trung bình của người dân Li Băng là 78,83 (năm 2018). Ảnh: AP. 

Su that day bat ngo ve dat nuoc Li Bang-Hinh-7
 Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của Li Băng, nhưng tiếng Pháp, Đức, Anh và Armenia cũng được sử dụng tại quốc gia này. Ảnh: National. 

Su that day bat ngo ve dat nuoc Li Bang-Hinh-8
Trang Factcity từng đưa tin, Li Băng có tỷ lệ bác sĩ trên bệnh nhân là 1/10. Tỷ lệ này ở Châu Âu và Mỹ là 1/100.  

Su that day bat ngo ve dat nuoc Li Bang-Hinh-9
  Theo Telegraph, Beirut có một trong những bãi biển tuyệt vời nhất Trung Đông. Ảnh: Instagram. 

Su that day bat ngo ve dat nuoc Li Bang-Hinh-10
 Rượu vang đã được sản xuất tại thành phố Baalbek của Li Băng trong khoảng 6 thiên niên kỷ. Ảnh chụp tại thung lũng Bekaa. Ảnh: AP. 

Su that day bat ngo ve dat nuoc Li Bang-Hinh-11
Công ty rượu vang Chateau Ksara được cho là nhà cung cấp rượu vang hàng đầu của Li Băng. Nơi này mở cửa cho du khách tham quan và nếm thử rượu vang. Ảnh: CNN.  

Su that day bat ngo ve dat nuoc Li Bang-Hinh-12
 Bảng chữ cái lâu đời nhất thế giới - Phoenicia - ra đời tại thành phố Byblos, Li Băng. Ảnh: LP.

"Sáng nay, vịnh San Francisco biến thành Sao Hỏa"

Bang California đang trải qua đợt cháy rừng tồi tệ nhất trong 33 năm qua. Các đám cháy khiến ít nhất 8 người chết, phá hủy 3.800 công trình và "nhuộm đỏ" bầu trời nhiều thành phố.

Các vụ cháy rừng ở bang California vẫn chưa được dập tắt trong suốt 3 tuần qua. Ngọn lửa dữ dội tiếp tục lan rộng với tốc độ 40 km trong một ngày. Lửa tạo ra làn khói dày đặc bao trùm nhiều khu dân cư. Ảnh: AP.
Các vụ cháy rừng ở bang California vẫn chưa được dập tắt trong suốt 3 tuần qua. Ngọn lửa dữ dội tiếp tục lan rộng với tốc độ 40 km trong một ngày. Lửa tạo ra làn khói dày đặc bao trùm nhiều khu dân cư. Ảnh: AP. 

"Cư dân vùng Vịnh ở California đã thức giấc vào ngày thứ tư (ngày 9/9) trước khung cảnh như thể từ Sao Hỏa", CNN miêu tả. Làn khói màu cam và bầu trời đỏ rực bao phủ các thành phố San Francisco, Oakland và Berkeley. Ảnh: AP.
 "Cư dân vùng Vịnh ở California đã thức giấc vào ngày thứ tư (ngày 9/9) trước khung cảnh như thể từ Sao Hỏa", CNN miêu tả. Làn khói màu cam và bầu trời đỏ rực bao phủ các thành phố San Francisco, Oakland và Berkeley. Ảnh: AP.

“Càng đến gần đám cháy, làn khói càng trở nên dày đặc. Ở nhiều địa điểm, khói có thể chặn hoàn toàn ánh sáng Mặt Trời”, nhà khí tượng học Judson Jones chia sẻ. Ảnh: AP.
“Càng đến gần đám cháy, làn khói càng trở nên dày đặc. Ở nhiều địa điểm, khói có thể chặn hoàn toàn ánh sáng Mặt Trời”, nhà khí tượng học Judson Jones chia sẻ. Ảnh: AP. 

Michelle McKeown, một cư dân sống tại thành phố Oakland, cho biết cả khu phố của cô phải bật đèn vào lúc 10h sáng. “Sự kiện này vừa kỳ lạ, vừa đáng sợ. Nó mang lại cảm giác tận thế cho tôi. Tôi đã sống ở vùng Vịnh từ năm 1988 nhưng chưa từng chứng kiến cảnh tượng nào giống ngày tận thế đến như vậy”. Ảnh: AP.
 Michelle McKeown, một cư dân sống tại thành phố Oakland, cho biết cả khu phố của cô phải bật đèn vào lúc 10h sáng. “Sự kiện này vừa kỳ lạ, vừa đáng sợ. Nó mang lại cảm giác tận thế cho tôi. Tôi đã sống ở vùng Vịnh từ năm 1988 nhưng chưa từng chứng kiến cảnh tượng nào giống ngày tận thế đến như vậy”. Ảnh: AP.

Nhà khí tượng học Peter Gleick của Viện Thái Bình Dương cho biết đây là dấu hiệu của hiện tượng biến đổi khí hậu. “Hiện tượng biến đổi khí hậu khiến các vụ cháy rừng có nhiệt độ cao hơn, nạn hạn hán tồi tệ hơn, thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn”, chuyên gia này cho biết. Ảnh: AP.
 Nhà khí tượng học Peter Gleick của Viện Thái Bình Dương cho biết đây là dấu hiệu của hiện tượng biến đổi khí hậu. “Hiện tượng biến đổi khí hậu khiến các vụ cháy rừng có nhiệt độ cao hơn, nạn hạn hán tồi tệ hơn, thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn”, chuyên gia này cho biết. Ảnh: AP.

Tại thành phố Oroville và thị trấn Paradise, hàng nghìn người dân đã nhận được lệnh sơ tán từ chính quyền bang. Daniel Swain, nhà khí tượng học tại Đại học California ở Los Angeles, cho biết ngọn lửa đã thiêu rụi khoảng 1.036 km2 đất trong 24 giờ qua. Ảnh: AP.
 Tại thành phố Oroville và thị trấn Paradise, hàng nghìn người dân đã nhận được lệnh sơ tán từ chính quyền bang. Daniel Swain, nhà khí tượng học tại Đại học California ở Los Angeles, cho biết ngọn lửa đã thiêu rụi khoảng 1.036 km2 đất trong 24 giờ qua. Ảnh: AP.

Tại bang Washington, lực lượng cứu hỏa ghi nhận các vụ cháy rừng lớn kỷ lục. Các đám cháy cũng khiến người dân tại Oregon và Idaho phải rời bỏ nơi cư trú. Ảnh: AP.
 Tại bang Washington, lực lượng cứu hỏa ghi nhận các vụ cháy rừng lớn kỷ lục. Các đám cháy cũng khiến người dân tại Oregon và Idaho phải rời bỏ nơi cư trú. Ảnh: AP.

Kể từ giữa tháng 8, các vụ cháy ở California khiến ít nhất 8 người thiệt mạng và phá hủy hơn 3.800 công trình kiến trúc. Cơ quan Lâm nghiệp Mỹ đã yêu cầu đóng cửa 8 khu rừng quốc gia ở phía nam bang California hồi đầu tuần. Ảnh: AP.
Kể từ giữa tháng 8, các vụ cháy ở California khiến ít nhất 8 người thiệt mạng và phá hủy hơn 3.800 công trình kiến trúc. Cơ quan Lâm nghiệp Mỹ đã yêu cầu đóng cửa 8 khu rừng quốc gia ở phía nam bang California hồi đầu tuần. Ảnh: AP. 

Đến ngày 9/9, 18 khu rừng trên toàn bang California bị phong tỏa để đảm bảo an toàn cho người dân. Giới chức cho biết lực lượng lính cứu hỏa tập trung cứu sống nạn nhân thay vì nỗ lực dập tắt các đám cháy. Ảnh: AP.
Đến ngày 9/9, 18 khu rừng trên toàn bang California bị phong tỏa để đảm bảo an toàn cho người dân. Giới chức cho biết lực lượng lính cứu hỏa tập trung cứu sống nạn nhân thay vì nỗ lực dập tắt các đám cháy. Ảnh: AP.