LHQ tung báo cáo “không nể mặt” trước thềm thượng đỉnh Mỹ - Triều

Các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vẫn không bị ảnh hưởng và Bình Nhưỡng đang tìm cách để bảo đảm các cơ sở này không bị phá hủy trước bất cứ cuộc tấn công quân sự nào.

Đây là một phần nội dung bản báo cáo của các giám sát viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ). Theo báo cáo của LHQ, Triều Tiên đang sử dụng các cơ sở dân sự, bao gồm sân bay, làm điểm tập kết tên lửa đạn đạo và tiến hành các vụ thử nghiệm với mục đích đánh chặn hiệu quả các vụ không kích nhằm vào các địa điểm lắp ráp và sản xuất hạt nhân, tên lửa.
Báo cáo cũng khẳng định "đã phát hiện bằng chứng về một xu hướng chắc chắn Triều Tiên đang chia nhỏ số lượng tên lửa đạn đạo và hạt nhân, lưu giữ tại nhiều kho và địa điểm thử nghiệm khác nhau.
Theo hãng tin Reuters ngày 4/2, các giám sát viên cho biết họ có bằng chứng về một vụ chuyển nhượng sản phẩm dầu mỏ bị cấm chưa từng có với hơn 57.600 thùng, trị giá hơn 5,7 triệu USD. Báo cáo cáo buộc Triều Tiên cũng vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của LHQ và cố gắng "bán một loạt các thiết bị quân sự cho các nhóm vũ trang và chính phủ ở Trung Đông và châu Phi", cũng như vũ khí hạng nhẹ cho Libya, Sudan và phiến quân Houthi ở Yemen.
LHQ tung bao cao “khong ne mat” truoc them thuong dinh My - Trieu
 Tên lửa đạn đạo liên lục địa tại một cuộc diễu hành quân sự kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Ảnh: REUTERS.
Các giám sát viên của LHQ lưu ý đến "việc trốn tránh các lệnh trừng phạt tài chính của Bình Nhưỡng bằng cách sử dụng các cuộc tấn công mạng để chuyển tiền bất hợp pháp từ các tổ chức tài chính và trao đổi tiền điện tử".
Phái bộ Triều Tiên tại LHQ chưa có bất cứ phản hồi nào trước báo cáo gồm 317 trang nói trên. Dự kiến, báo cáo được trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp (HĐBA LHQ) vào ngày 8-2.
Như vậy, theo hãng tin Reuters, báo cáo được đệ trình cho Ủy ban giám sát thực thi trừng phạt Triều Tiên của HĐBA LHQ trước thềm hội nghị thượng đỉnh dự kiến lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào cuối tháng này. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau vào tháng 6-2018 và ông Kim cam kết sẽ hướng tới phi hạt nhân hóa.
Nga và Trung Quốc đề nghị Hội đồng Bảo an thảo luận về việc nới lỏng các lệnh trừng phạt sau khi ông Trump và ông Kim gặp nhau lần đầu tiên. Thế nhưng, Mỹ và các thành viên trong HĐBA LHQ khác nói rằng phải thi hành nghiêm ngặt các biện pháp trừng phạt cho đến khi Bình Nhưỡng hành động.
HĐBA LHQ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên từ năm 2006 nhằm chặt đứt nguồn tài trợ cho các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Theo đó, cấm Triều Tiên xuất khẩu một số hàng hóa chủ chốt như than đá, quặng sắt, chì, vải sợi và hải sản, đồng thời cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm xăng dầu tinh chế.

Ông Kim Jong-un và hình ảnh một Triều Tiên đổi mới

Theo một báo cáo phân tích do hãng thông tấn Yonhap thực hiện mới đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện trước công chúng tại các sự kiện liên quan tới vấn đề kinh tế và ngoại giao của đất nước nhiều hơn so với các sự kiện quân sự.

Theo phân tích của hãng Yonhap về các thông tin do truyền thông Triều Tiên đăng tải về ông Kim Jong-un, nhà lãnh đạo Triều Tiên 123 lần xuất hiện trước công chúng, như các cuộc giám sát thực địa và các cuộc gặp thượng đỉnh kể từ ngày 1/1/2018 tới ngày 14/12 vừa qua. Trong số đó, 52 lần liên quan tới ngoại giao và 43 lần liên quan tới kinh tế.

Triều Tiên liên tục bác bỏ kế hoạch phi hạt nhân hóa của Mỹ

Kế hoạch yêu cầu Triều Tiên giải giáp 60 đến 70% vũ khí trong vòng 8 tháng của Washington đã bị bác bỏ nhiều lần.

Vox hôm 8/8 đưa tin Triều Tiên đã nhiều lần bác bỏ đề xuất của Mỹ, trong đó đặt ra thời gian biểu chính thức để khởi động quá trình Triều Tiên cắt giảm kho vũ khí từ 60 đến 70% trong vòng 8 tháng và chuyển đầu đạn sang một bên thứ ba.

Choáng ngợp 10 nhà ga “đẹp như cung điện” ở Châu Âu

(Kiến Thức) - Antwerp Central ở Bỉ, Amsterdam Centraal của Hà Lan hay Gare de Lyon tại Pháp,...nằm trong số những nhà ga xe lửa đẹp nhất Châu Âu, trở thành địa điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. 

Choang ngop 10 nha ga “dep nhu cung dien” o Chau Au
Antwerp Central là một trong những nhà ga đẹp nhất Châu Âu. Đây cũng là một địa điểm thu hút du khách chính của ở thành phố Antwerp, Bỉ. (Nguồn ảnh: DW). 

Choang ngop 10 nha ga “dep nhu cung dien” o Chau Au-Hinh-2
 Liege-Guillemins là nhà ga chính của Liège, thành phố lớn thứ của nước Bỉ. Mỗi ngày có tới 500 đoàn tàu dừng chân tại nhà ga này. Nhà ga Liege-Guillemins do kiến trúc sư người Tây Ban Nha Santiag Calatrava thiết kế.

Choang ngop 10 nha ga “dep nhu cung dien” o Chau Au-Hinh-3
Amsterdam Centraal là nhà ga xe lửa lớn nhất của thủ đô Amsterdam, Hà Lan. Chuyên chở khoảng 162 nghìn hành khách mỗi ngày, Amsterdam Centraal là nhà ga bận rộn thứ hai của đất nước Hà Lan. 

Choang ngop 10 nha ga “dep nhu cung dien” o Chau Au-Hinh-4
 Theo DW, Gare de Lyon là nhà ga bận rộn thứ 3 của nước Pháp và một trong những nhà ga bận rộn nhất Châu Âu. Đây cũng là một công trình ấn tượng mà du khách không nên bỏ lỡ khi ghé thăm thủ đô Paris.

Choang ngop 10 nha ga “dep nhu cung dien” o Chau Au-Hinh-5
Nhà ga trung tâm Helsinki HEC được gần 400 nghìn người sử dụng mỗi ngày.

Choang ngop 10 nha ga “dep nhu cung dien” o Chau Au-Hinh-6
Nhà ga St. Pancras ở thủ đô London, Anh, trộng thật tráng lệ không khác gì cung điện.  

Choang ngop 10 nha ga “dep nhu cung dien” o Chau Au-Hinh-7
 Nhà ga chính Leipzig ở Đức được coi là nhà ga lớn nhất ở Châu Âu. Bên trong công trình này không chỉ là nơi dừng chân của các đoàn tàu mà còn có hơn 140 cửa hàng, nhà hàng và các dịch vụ khác nhau.

Choang ngop 10 nha ga “dep nhu cung dien” o Chau Au-Hinh-8
 Ga đường sắt Budapest Keleti (phía đông) là ga đường sắt quốc tế và liên thành phố chính ở Budapest, Hungary.  Được mở cửa vào năm 1884, Keleti từng được coi là nhà ga xe lửa hiện đại nhất Châu Âu.

Choang ngop 10 nha ga “dep nhu cung dien” o Chau Au-Hinh-9
 Đến với nhà ga Atocha ở Madrid, Tây Ban Nha, hành khách như lạc vào một khu vườn sinh thái.

Choang ngop 10 nha ga “dep nhu cung dien” o Chau Au-Hinh-10
 Nhà ga Rossio ở thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, nhìn từ bên ngoài.