Lerik – Vùng đất trường sinh của những người sống hơn 100 tuổi

Lerik, một ngôi làng vùng núi ở miền nam Azerbaijan, nổi tiếng là vùng đất có nhiều người dân sống thọ trên 100 tuổi, trong đó có cụ ông Shirali Muslumov đã sống thọ 168 tuổi.

Lerik, một ngôi làng thuộc dãy núi Talysh ở miền nam Azerbaijan, nổi tiếng với số lượng người dân sống thọ trên 100 tuổi rất cao và thậm chí còn có Bảo tàng Trường thọ duy nhất trên thế giới.
Lerik – Vung dat truong sinh cua nhung nguoi song hon 100 tuoi
Làng Lerik nổi tiếng với số lượng người dân sống thọ trên 100 tuổi rất cao.
Theo Azer Tag, hãng thông tấn nhà nước của Azerbaijan, có thời điểm Lerik là nơi sinh sống của hơn 500 người sống trên 100 tuổi, chiếm khoảng 1% dân số toàn quốc. Con số đó giảm xuống còn khoảng 100 trong số khoảng 63.000 cư dân và chỉ còn hơn 20 người sống trăm tuổi được biết đến ngày nay. Số lượng người sống trăm tuổi giảm mạnh thường được cho là do các yếu tố liên quan đến cuộc sống hiện đại, chẳng hạn như ô nhiễm, thực phẩm chế biến sẵn và căng thẳng.
Dù vậy danh tiếng là vùng đất trường sinh của Lerik vẫn tồn tại suốt chiều dài lịch sử và một người trăm tuổi huyền thoại cùa làng này đã được sử sách ghi chép lại là Shirali Muslumov. Việc ông Muslumov qua đời năm 1973 và lúc đó ông hưởng thọ 168 tuổi được ghi chép lại. Khi đó, Muslumov khai rằng ông sinh năm 1805, tức là ông mất năm168 tuổi, hơn người đàn ông già nhất thế giới đã được xác minh 52 tuổi và hơn người phụ nữ già nhất từng được biết đến là 46 tuổi.
Khi còn sống, ông Muslumov đã sinh một đứa con ở tuổi 80 với người vợ thứ hai chỉ mới 36 tuổi và có tổng cộng 330 hậu duệ kéo dài thành 5 thế hệ.
Anh trai của Muslumov, Mahmüd Eyvazov, được cho là sống thọ 150 tuổi và vợ của ông, Gizil Guliyeva, sống đến 120 tuổi. Một trong những người con gái của ông vẫn sống ở Lerik và thừa hưởng gen của ông, bà đã 95 tuổi và rất khỏe mạnh.
Shirali Muslumov, người sống trăm tuổi nổi tiếng nhất của Lerik, gây sốt trên báo chí nước ngoài trong suốt cuộc đời của ông. Ông đã nhận được thư chúc mừng từ Chủ tịch Hồ Chí Minh và thu hút sự chú ý của bác sĩ Alexander Leaf của Đại học Harvard, người đã đến thăm vùng này vào năm 1973 để tìm hiểu bí quyết trường thọ của ông. Bác sĩ Alexander Leaf phát hiện một nông dân 117 tuổi vẫn làm việc trên cánh đồng, một người chăn cừu 108 tuổi tuyên bố sống một cuộc sống không căng thẳng và những người khác dường như xác nhận rằng có điều gì đó đặc biệt ở nơi này.
Lerik – Vung dat truong sinh cua nhung nguoi song hon 100 tuoi-Hinh-2
Ảnh: Turhalemidli/Wikimedia Commons 
Bảo tàng Trường thọ ở làng này cũng lưu giữ hơn 2.000 hiện vật ghi lại cuộc sống, ký ức của những người sống thọ nhất trong vùng Lerik. Xây dựng năm 1991, bảo tàng có trưng bày nhiều đồ gia dụng cá nhân mà những người sống thọ nhất Lerik từng sử dụng như chiếc bàn là 3 thế hệ, khăn trùm đầu, áo sơ mi, bình bạc, bát bạc, thảm nhuộm thủ công vẫn sáng màu, những bức thư viết bằng tiếng Azerbaijan và tiếng Nga nhiều năm tuổi đến nỗi mực bắt đầu phai màu ...
Trong đó, hình ảnh ấn tượng nhất là chân dung những ông cụ, bà cụ sống trăm tuổi phủ kín các bức tường. Những bức ảnh này được chụp từ những năm 30 của thế kỷ trước, do nhiếp ảnh gia Pháp Frederic Lachop gửi tặng.
Năm 1991, Lerik có dân số 63.000 người, trong đó hơn 200 người trên 100 tuổi. Sau đó, số người thượng thọ giảm dần, hiện nay, dân số của Lerik là 83.800 người, trong đó 11 người thọ trên 100 tuổi.

Cụ bà nhiều tuổi nhất thế giới: "Tôi ước mình có thể chết sớm"

"Thực sự tôi không có một ngày nào được tận hưởng cảm giác hạnh phúc. Tôi rất mệt mỏi. Cuộc sống kéo dài không phải là món quà của Thượng Đế, mà là một hình phạt dành cho tôi", cụ bà 128 tuổi nói.

Sinh ngày 1/6/1889, cụ bà Koku Istambulova, đến từ Chechnya thuộc liên bang Nga được coi là người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới khi đã 128 tuổi. Tuy nhiên, khác với mong muốn trường sinh bất lão của nhiều người, cụ bà này chỉ có một khát vọng được chết sớm. Khi ngày sinh nhật lần 129 sắp tới, cụ lại có cảm giác như đang bị trừng phạt.

“Giải mã” bộ lạc bí ẩn có nhiều cô gái đẹp nhất thế giới

Hunza ở phía bắc Pakistan, một trong những bộ lạc bí ẩn nhất trên Trái đất, nổi tiếng là nơi có nhiều phụ nữ xinh đẹp tự nhiên nhất thế giới.

Bộ lạc Hunza hay còn gọi là người Burusho là những người khỏe mạnh và hạnh phúc nhất trên hành tinh này. Họ cư trú ở những vùng đất cao của dãy Himalaya và nổi tiếng khắp thế giới về tuổi thọ và khả năng chống lão hóa.
Bộ lạc bí ẩn này gồm khoảng 87 ngàn người cư trú ở Hunza, Chitral, Nagar của Pakistan và cả trong các thung lũng của Gilgit – Baltistan. Tuy nhiên, nguồn gốc của họ được coi là Tây Bắc Ấn Độ và một nhóm nhỏ hơn 350 người Burusho cũng cư trú ở Jammu và Kashmir.

Cụ bà cao tuổi nhất thế giới thích chocolate và rượu

Nữ tu sĩ người Pháp, vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 118 của mình, được coi là người cao tuổi nhất thế giới được biết đến hiện nay.

Theo công bố trên được Sách Kỷ lục Thế giới Guinness công bố hôm 25/4, nữ tu sĩ Lucile Randon được coi là người cao tuổi nhất thế giới sau khi cụ bà 119 tuổi ở Nhật Bản qua đời vào ngày 19/4.
Bà Lucile Randon, được biết đến với cái tên Sơ Andre, sinh ra ở miền Nam nước Pháp vào ngày 11/2/1904.