Lê Lựu lập quỹ nhà văn 1 tỷ

(Kiến Thức) - Dành số tiền chắt chiu, tiết kiệm cả đời, nhà văn Lê Lựu  thành lập quỹ nhà văn 1 tỷ đồng với mong muốn phát triển văn học nông thôn.

Dành 1 tỷ đồng để thành lập quỹ nhà văn mang tên mình, Lê Lựu đã khiến nhiều người bất ngờ, xúc động. Lý do, không chỉ cảm phục trước tâm huyết của một nhà văn già mà còn bởi ông vốn không phải là đại gia.
Nhà văn Lê Lựu.
 Nhà văn Lê Lựu.
Cuộc sống và những nỗi buồn của tác giả "Thời xa vắng" có lẽ nhiều người đã từng biết đến. Hai đời vợ, 3 đứa con, thế nhưng đến cuối đời Lê Lựu lại sống một cuộc sống cô độc trong căn phòng cũng chính là nơi làm việc tại Trung tâm Văn hóa Doanh nhân. 
Người thân của ông cũng là những nhân viên trong Trung tâm mà không phải con cái hay cháu chắt. Không những thế ông còn mang trong mình cả thảy 14 căn bệnh: tim, phổi, thận, tiểu đường, tai biến…
Chia sẻ lý do dành 1 tỷ để thành lập quỹ, Lê Lựu cho biết, ông vốn xuất thân từ nông dân nên mong muốn có một cái gì đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của sáng tác văn học ở mảng đề tài nông nghiệp và nông thôn. Đây cũng chính là mảng đề tài đã làm nên tên tuổi của nhà văn Lê Lựu.
Về kinh phí của quỹ, Lê Lựu chia sẻ, ngoài 1 tỷ ông đóng góp, nhà văn kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè, người hâm mộ, các nhà hảo tâm, các doanh nhân, doanh nghiệp. Hiện tại đã có doanh nghiệp ủng hộ 100 triệu và doanh nhân Tạ Đức Quyết ủng hộ quỹ 1.000 mét vuông đất tại đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh) để làm trại sáng tác cho các nhà văn.
Trước câu hỏi, dành số tiền khá lớn để làm quỹ, cuộc sống của nhà văn có gặp khó khăn, Lê Lựu cho biết, ông vẫn còn lương, chế độ bảo hiểm của quân đội nên không ảnh hưởng đến cuộc sống và chữa bệnh.
Cuộc sống của nhà văn Lê Lựu tại Trung tâm Văn hóa Doanh nhân.
 Cuộc sống của nhà văn Lê Lựu tại Trung tâm Văn hóa Doanh nhân.
Trong sự nghiệp cầm bút, với khoảng 20 tác phẩm, dù không nhiều nhưng đủ để tên tuổi Lê Lựu còn sống mãi trong lòng bạn đọc. Trong những tác phẩm ấy phải kể đến: Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông, Mở rừng…
Đặc biệt, tác phẩm nổi tiếng nhất của Lê Lựu là “Thời xa vắng”, đó cũng là câu chuyện ông lấy nguyên mẫu từ chính mình. Cuốn tiểu thuyết đã được đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh chuyển thể thành phim truyện nhựa năm 2003 và giành giải thưởng Cánh diều Bạc của Hội Điện ảnh Việt Nam 2004.

Vợ chồng Hiếu Hiền sát cánh cùng nhau vượt sóng

(Kiến Thức) - Đối mặt với nghi án "chôm" iphone 5 của vợ, Hiếu Hiền vẫn ra sức bảo vệ Thùy Liên và sát cánh cùng bà xã "vượt sóng".

Có vợ đẹp, con xinh, nhiều người từng ngưỡng mộ khi nhìn vào tổ ấm hạnh phúc của danh hài Hiếu Hiền. Thế nhưng mới đây, cặp vợ chồng này lao đao trước sóng gió dư luận khi vướng nghi án "bà xã" Hiếu Hiền "cầm nhầm" iphone 5.
Có vợ đẹp, con xinh, nhiều người từng ngưỡng mộ khi nhìn vào tổ ấm hạnh phúc của danh hài Hiếu Hiền. Thế nhưng mới đây, cặp vợ chồng này lao đao trước sóng gió dư luận khi vướng nghi án "bà xã" Hiếu Hiền "cầm nhầm" iphone 5.
Theo ông Tiến, ngày 9/12/2013 vợ chồng diễn viên Hiếu Hiền đi quay chương trình ở Cần Thơ rồi đến nhà ông chơi. Tại đây, Thùy Liên đã mượn điện thoại của ông để chụp ảnh lưu niệm rồi bỏ vào túi xách cá nhân mang về TP HCM.
 Theo ông Tiến, ngày 9/12/2013 vợ chồng diễn viên Hiếu Hiền đi quay chương trình ở Cần Thơ rồi đến nhà ông chơi. Tại đây, Thùy Liên đã mượn điện thoại của ông để chụp ảnh lưu niệm rồi bỏ vào túi xách cá nhân mang về TP HCM.

Cận cảnh vợ trẻ của Chế Linh

(Kiến Thức) - Tối ngày 25/2, Chế Linh và vợ đã có mặt ở Hà Nội để chuẩn bị cho liveshow "10 năm tình cũ", diễn ra vào ngày 1/3 sắp tới.

Tối ngày 25/2, ca sĩ Chế Linh cùng ê-kíp của ông đã đáp cánh xuống sân bay Nội Bài để chuẩn bị cho đêm liveshow "10 năm tình cũ".
 Tối ngày 25/2, ca sĩ Chế Linh cùng ê-kíp của ông đã đáp cánh xuống sân bay Nội Bài để chuẩn bị cho đêm liveshow "10 năm tình cũ".
Đi cùng Chế Linh, Vương Nga - người vợ thứ tư của ông cũng về cùng để tiện chăm sóc và ủng hộ đêm nhạc của nam ca sĩ.
Đi cùng Chế Linh, Vương Nga - người vợ thứ tư của ông cũng về cùng để tiện chăm sóc và ủng hộ đêm nhạc của nam ca sĩ.

Cảnh đời khốn khổ của nhà văn Lê Lựu

Căn nhà nhỏ của trung tâm văn hoá doanh nhân tại ngõ 319 Tam Trinh, quận Hoàng Mai (Hà Nội), nơi nhà văn Lê Lựu đang sống nhờ ở đợ trong nhiều năm qua. Đây cũng là nơi ông làm việc.
 
Căn nhà nhỏ của trung tâm văn hoá doanh nhân tại ngõ 319 Tam Trinh, quận Hoàng Mai (Hà Nội), nơi nhà văn Lê Lựu đang sống nhờ ở đợ trong nhiều năm qua. Đây cũng là nơi ông làm việc.

Bên trong có một chiếc tủ, một giá sách, bàn làm việc và một chiếc giường ngủ cùng hệ thống tay vịn tập đi dọc căn phòng. Nhà văn cho biết, từ khoảng 2006, ông trở thành bệnh nhân thường xuyên của Viện quân y 108.
 
Bên trong có một chiếc tủ, một giá sách, bàn làm việc và một chiếc giường ngủ cùng hệ thống tay vịn tập đi dọc căn phòng. Nhà văn cho biết, từ khoảng 2006, ông trở thành bệnh nhân thường xuyên của Viện quân y 108.

Đồ đạc lộn xộn, bị phủ bụi vì ông chẳng còn tâm trí đâu mà bày biện.
 
Đồ đạc lộn xộn, bị phủ bụi vì ông chẳng còn tâm trí đâu mà bày biện.

Nhà văn Lê Lựu kể, bị tất cả 14 căn bệnh hoành hành, nào là tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến…. Khoảng 8 rưỡi sáng, nhà văn nằm trên giường để bác sĩ riêng chữa trị, nắn bóp chân tay. "Mỗi ngày phải có người xoa bóp không thì hai cái chân nó dính lấy nhau, không đi lại được”, ông nói. Khi cần đi lại, ông loạng choạng từ giường đứng lên rồi bám lấy chiếc tay vịn được thiết kế riêng trong phòng mình.
 Nhà văn Lê Lựu kể, bị tất cả 14 căn bệnh hoành hành, nào là tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến…. Khoảng 8 rưỡi sáng, nhà văn nằm trên giường để bác sĩ riêng chữa trị, nắn bóp chân tay. "Mỗi ngày phải có người xoa bóp không thì hai cái chân nó dính lấy nhau, không đi lại được”, ông nói. Khi cần đi lại, ông loạng choạng từ giường đứng lên rồi bám lấy chiếc tay vịn được thiết kế riêng trong phòng mình.

Lê Lựu chữa cả Tây y, Đông y lẫn Nam y. Mỗi ngày ông uống sáu, bảy đợt thuốc, mỗi đợt lại uống hai loại cho các thứ bệnh khác nhau.
 Lê Lựu chữa cả Tây y, Đông y lẫn Nam y. Mỗi ngày ông uống sáu, bảy đợt thuốc, mỗi đợt lại uống hai loại cho các thứ bệnh khác nhau.

Ông vẫn làm việc tuy nhiên thời gian này ông không viết văn. Từ năm 2010 đến nay, ông xuất bản 3 cuốn sách - "Thời loạn", "Ở quê ngày ấy" và "Gã dở hơi". Vừa qua đợt tai biến nên ông không viết sách, chỉ thi thoảng ngồi dậy cầm bút ghi chép một đôi điều.
 Ông vẫn làm việc tuy nhiên thời gian này ông không viết văn. Từ năm 2010 đến nay, ông xuất bản 3 cuốn sách - "Thời loạn", "Ở quê ngày ấy" và "Gã dở hơi". Vừa qua đợt tai biến nên ông không viết sách, chỉ thi thoảng ngồi dậy cầm bút ghi chép một đôi điều.

Lê Lựu từng có hai đời vợ, tất cả đều đã chia tay và đều để lại trong ông những nỗi oán giận đến bây giờ. Lê Lựu cứ ví bà vợ đầu của mình với cô Tuyết - người vợ đầu của anh cu Sài trong tác phẩm "Thời xa vắng" nổi tiếng ông viết năm 1986.
 
Lê Lựu từng có hai đời vợ, tất cả đều đã chia tay và đều để lại trong ông những nỗi oán giận đến bây giờ. Lê Lựu cứ ví bà vợ đầu của mình với cô Tuyết - người vợ đầu của anh cu Sài trong tác phẩm "Thời xa vắng" nổi tiếng ông viết năm 1986.

Hai năm trước, ông từng ôm mặt khóc rưng rức, kể chuyện bị người vợ sau và con cái phụ tình. Họ sẵn sàng ký vào đơn từ bỏ ông, chỉ để có quyền bán ngôi nhà chung 50 m2 Lý Nam Đế mà ông xem như là kỷ niệm.
 
Hai năm trước, ông từng ôm mặt khóc rưng rức, kể chuyện bị người vợ sau và con cái phụ tình. Họ sẵn sàng ký vào đơn từ bỏ ông, chỉ để có quyền bán ngôi nhà chung 50 m2 Lý Nam Đế mà ông xem như là kỷ niệm.

Một trong những bữa cơm hàng ngày mà người giám đốc trung tâm văn hoá doanh nhân ngồi ăn một mình do nhân viên nấu. Ông lập cập gắp từng thứ bỏ vào miệng mà ánh mắt ẩn chứa đầy sự cay đắng. Thức ăn không quá đạm bạc với cá kho, rau sống chấm nước sốt và bát canh nóng.
 Một trong những bữa cơm hàng ngày mà người giám đốc trung tâm văn hoá doanh nhân ngồi ăn một mình do nhân viên nấu. Ông lập cập gắp từng thứ bỏ vào miệng mà ánh mắt ẩn chứa đầy sự cay đắng. Thức ăn không quá đạm bạc với cá kho, rau sống chấm nước sốt và bát canh nóng.

Ông bảo, ngoài 70 tuổi, 14 thứ bệnh trên người, hai đời vợ, ba người con, nhưng giờ đây tất cả đều phải nhờ vào những người không phải là máu mủ. Lê Lựu còn tự hào khi trong đời viết văn của mình, ông từng là nhà văn đầu tiên của Việt Nam được mời sang Mỹ thời kỳ hậu chiến để “bắc nhịp cầu văn hóa”, vì vậy công danh cũng chẳng phải chuyện khiến ông đau đáu đến cuối đời.
 
Ông bảo, ngoài 70 tuổi, 14 thứ bệnh trên người, hai đời vợ, ba người con, nhưng giờ đây tất cả đều phải nhờ vào những người không phải là máu mủ. Lê Lựu còn tự hào khi trong đời viết văn của mình, ông từng là nhà văn đầu tiên của Việt Nam được mời sang Mỹ thời kỳ hậu chiến để “bắc nhịp cầu văn hóa”, vì vậy công danh cũng chẳng phải chuyện khiến ông đau đáu đến cuối đời.