Lễ hội Khai ấn Đền Trần sẽ được tổ chức dịp Xuân Quý Mão 2023

Sau 3 năm tạm dừng hoạt động vì dịch COVID-19, lễ hội khai ấn đền Trần, Nam Định, sẽ được tổ chức trở lại trong dịp Xuân Quý Mão.

Mới đây, Văn phòng Tỉnh ủy Nam Định đã có văn bản thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy đồng ý cho phép UBND TP Nam Định được tổ chức Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Quý Mão năm 2023 theo đề nghị của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh.
Le hoi Khai an Den Tran se duoc to chuc dip Xuan Quy Mao 2023
 Lễ khai ấn Đền Trần thu hút đông đảo du khách.
Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định diễn ra vào đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng hàng năm tại khu di tích Đền Trần - chùa Tháp Phổ Minh, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định). Các nghi lễ được cử hành trang trọng theo nghi thức truyền thống. Vào đêm khai ấn, từ 22h40 bắt đầu diễn ra nghi lễ dâng hương các vị vua Trần, do UBND thành phố Nam Định chủ trì. Sau đó là lễ rước kiệu ấn từ sân đền Cố Trạch qua cổng chính tới đền Thiên Trường.
Nghi lễ khai ấn bắt đầu từ 23h15 tại ban thờ Trung thiên đền Thiên Trường, với 14 cụ cao niên trong dòng họ Trần tại làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng và đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chứng kiến nghi lễ đóng dấu khai ấn (14 cánh ấn bằng giấy màu vàng). Những lá ấn này sau đó được dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng…
Sau khi hoàn thành các nghi lễ chính, từ 23h 55 cửa đền mới mở để người dân và khách thập phương vào lễ đầu năm. Từ 5h ngày Rằm tháng Giêng bắt đầu phát “lộc ấn” cho nhân dân và du khách thập phương.
Trong lễ hội còn có các nghi lễ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn tri ân tiền nhân như: rước kiệu Ngọc Lộ (rước chân nhang Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ chùa tháp Phổ Minh - nơi tương truyền chứa một phần xá lị của Phật Hoàng) sang Đền Trần với ý nghĩa để Ngài bái yết tổ tiên thủy tổ nhà Trần, chứng lễ ban Ấn; Lễ rước Nước - tế Cá nhắc nhớ nguồn cội thuyền chài sông nước của thủy tổ họ Trần; tế lễ Tết Thượng nguyên Rằm tháng Giêng - lễ rằm mở đầu trong năm.
Trong lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian đặc sắc được tổ chức như: múa lân - sư - rồng, hát chèo, chầu văn, đấu vật, võ thuật, chọi gà, múa rối nước...
Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định được tổ chức vào dịp đầu Xuân hàng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của Vương triều nhà Trần đã có công dựng nước khai sông, lấn biển mở mang bờ cõi với hào khí Đông A sáng ngời, ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Đây là lễ hội thu hút rất đông nhân dân, du khách tham dự.
Sau 3 năm (2020-2022) không tổ chức để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Quý Mão năm 2023 được tổ chức trở lại đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của các tầng lớp nhân dân.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc

Nguồn: THĐT

Điểm những lễ hội độc đáo không thể bỏ qua trong tháng Giêng

Mùa xuân, thời điểm bắt đầu của năm mới cũng là lúc diễn ra nhiều lễ hội lớn trải dài từ Bắc đến Nam, dưới đây là một số lễ hội độc đáo trong tháng Giêng.

Diem nhung le hoi doc dao khong the bo qua trong thang Gieng
 Hội rước pháo làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh: Hội pháo làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) được ghi tên trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây được coi là lễ hội được tổ chức sớm nhất trong năm mới, thường khai hội vào ngày mùng 4 tháng Giêng để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, điều quân đi đánh giặc.
Diem nhung le hoi doc dao khong the bo qua trong thang Gieng-Hinh-2

Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh: Hội xuân núi Bà Đen khai mạc ngày mùng 4 Tết Nguyên đán và kéo dài đến hết tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Du khách có thể lưu lại chùa một hai ngày, thưởng thức cơm chay, rồi tha thẩn lên đỉnh núi ở độ cao 380m nơi có Miếu Sơn Thần để ngắm mây vờn quanh chân và tận hưởng phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà. 

Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng

Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,

Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng-Hinh-2
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.

Hành trình phá án: Vào chùa cúng viếng, ra cổng đi giết người vô tội

Sau khi vào chùa cúng viếng, hung thủ đã ra tay sát hại người vô tội một cách dã man để cướp tài sản. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Vao chua cung vieng, ra cong di giet nguoi vo toi

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 8h40 ngày 5/11/2019, tại khu vực ngã tư kênh Cây Dông, thuộc ấp 2A huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, người dân phát hiện 1 xác nam giới nằm bên kia đường trên người có nhiều vết máu, đầu đội mũ bảo hiểm có cài quai.

Hanh trinh pha an: Vao chua cung vieng, ra cong di giet nguoi vo toi-Hinh-2

Sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Tháp Mười đã nhanh chóng có mặt bảo vệ hiện trường, đồng thời báo tin lên Công an tỉnh Đồng Tháp phối hợp xử lý vụ việc.