Lắp biển thông báo mức phạt tại 58 nút giao ở Hà Nội

Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) đã triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông tại 58 nút giao trên toàn thành phố.

Ngày 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội bắt đầu lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với hành vi vi phạm giao thông tại 58 nút giao trên toàn thành phố. Đây là một trong những biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ trong cộng đồng.
Lap bien thong bao muc phat tai 58 nut giao o Ha Noi
Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông tại 58 nút giao trên toàn thành phố. 
Các biển tuyên truyền này nhấn mạnh mức phạt mới theo Nghị định 168/2024 đối với một số hành vi vi phạm giao thông, vốn là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn. Cụ thể bao gồm: Vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn và giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển. Biển báo tuyên truyền được đặt tại những nút giao trọng điểm như: Ngã Tư Sở, Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Ô Chợ Dừa, Đại Cồ Việt - Giải Phóng, Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám… Đây là những vị trí có lưu lượng phương tiện qua lại lớn, tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông.
Trung tá Trần Quang Vinh - Đội trưởng Đội Tuyên truyền, Phòng CSGT Công an Hà Nội, cho biết thêm: “Những biển này không thuộc danh mục biển báo giao thông chính thức mà mang tính chất nhắc nhở, tuyên truyền. Mục đích là giúp người dân nắm rõ quy định xử phạt của một số hành vi vi phạm theo Nghị định 168, nhận thức được mức xử phạt nghiêm khắc và điều chỉnh hành vi, qua đó nâng cao ý thức và giảm thiểu tai nạn giao thông”.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua các biển báo nhận được sự đồng tình của nhiều người dân. Bên cạnh đó, biện pháp lắp đặt biển tuyên truyền kết hợp với việc tăng mức xử phạt nghiêm khắc đã thể hiện nỗ lực của lực lượng chức năng trong việc chấn chỉnh những hành vi vi phạm giao thông nguy hiểm, góp phần xây dựng môi trường giao thông Thủ đô an toàn, văn minh. Điều đó không chỉ là giải pháp trước mắt mà còn hướng tới xây dựng ý thức chấp hành luật lâu dài cho người tham gia giao thông.
Một số hình ảnh CSGT lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Lap bien thong bao muc phat tai 58 nut giao o Ha Noi-Hinh-2
Biển thông báo mức phạt sẽ được treo tại 58 nút giao tại Hà Nội. 
Lap bien thong bao muc phat tai 58 nut giao o Ha Noi-Hinh-3
CSGT triển khai lắp đặt biển thông báo mức phạt với các hành vi vi phạm giao thông tại Nghị định số 168/2024, tại nút giao Lê Duẩn - Giải Phóng. 
Lap bien thong bao muc phat tai 58 nut giao o Ha Noi-Hinh-4
 CSGT kỳ vọng hình thức tuyên truyền này mang lại hiệu quả cao.
Lap bien thong bao muc phat tai 58 nut giao o Ha Noi-Hinh-5
Nhiều người dân chú ý quan sát biển thông báo mức phạt tại các nút giao. 
Lap bien thong bao muc phat tai 58 nut giao o Ha Noi-Hinh-6
 Các biển tuyên truyền được đặt tại 58 nút giao trọng điểm.
>>> Xem thêm video: Người vi phạm nồng độ cồn thông chốt CSGT bất thành
  

Xe máy vượt đèn đỏ 14 lần/tuần cuối năm 2024, xử phạt thế nào?

Theo Đội CSGT thành phố Bắc Giang (Bắc Giang) ghi nhận, trong tuần cuối cùng năm 2024, một xe mô tô đã vượt đèn đỏ 14 lần.

Lãnh đạo Đội CSGT thành phố Bắc Giang cho biết, tuần từ ngày 23 đến 31/12, lực lượng CSGT thành phố Bắc Giang đã phát hiện 154 phương tiện vi phạm về trật tự ATGT. Trong đó, có 79 phương tiện vượt đèn đỏ, 26 phương tiện lấn làn, vi phạm vạch kẻ đường, 9 phương tiện không đội mũ bảo hiểm, 23 phương tiện rẽ trái tại nơi có biển cấm, 17 phương tiện chạy quá tốc độ quy định.
Đáng chú ý, nhiều xe mô tô vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm từ 4 đến 5 lần. Đặc biệt, xe mô tô biển kiểm soát 98B2-097.XX có tới 14 lần vượt đèn đỏ.
Xe may vuot den do 14 lan/tuan cuoi nam 2024, xu phat the nao?
Xe ô tô vượt đèn đỏ tại Ngã 4 Hùng Vương – Huyền Quang, TP Bắc Giang (Ảnh báo BG). 
Lãnh đạo Đội CSGT thành phố Bắc Giang cho hay, lực lượng CSGT đang phối hợp cơ quan chức năng xác định chủ nhân của xe mô tô vượt đèn đỏ 14 lần để tiến hành xử phạt...
Trường hợp vượt đèn đỏ ở Bắc Giang xảy ra trước thời điểm Nghị định 168 có hiệu lực.
Vậy trường hợp mắc lỗi vượt đèn đỏ xảy ra trước thời điểm Nghị định 168/2024 có hiệu lực nhưng đến năm 2025 mới nhận được thông báo phạt nguội, liệu có bị phạt theo quy định mới?
Đại diện Cục CSGT cho biết, Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó cũng quy định rất rõ nội dung về điều khoản chuyển tiếp.
Trường hợp hành vi vi phạm hành chính xảy ra và kết thúc trước ngày Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, nhưng sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết, thì vẫn áp dụng theo nghị định có hiệu lực ở thời điểm thực hiện vi phạm để xử phạt.
Ngoài ra, còn có trường hợp hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện để xử phạt.

Khi đến nộp phạt xử lý "nguội', người dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Đối với xe ô tô: Đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy phép lái xe của người vi phạm, Căn cước công dân của người vi phạm (với mỗi loại giấy tờ photo 1 bản).

Đối với xe mô tô: Đăng ký xe, Giấy phép lái xe của người vi phạm, Căn cước công dẫn của người vi phạm (với mỗi loại giấy tờ photo 1 bản).

>>> Mời độc giả xem thêm video Người vi phạm nồng độ cồn thông chốt CSGT bất thành:

 

Sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168, vi phạm đã giảm rõ rệt

Sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168, tình hình giao thông đã có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông trên đường bộ giảm cả 3 tiêu chí, vi phạm cũng giảm rõ rệt..

Ngày 21/1, đại diện Cục CSGT (C08, Bộ Công an) cho biết sau gần 3 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ 1/1 đến nay), lực lượng CSGT đã phát hiện, xử lý 230.672 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. So với thời gian trước liền kề, xử phạt giảm 18.122 trường hợp (-7,3%).

Qua tổng hợp, đánh giá cho thấy số vi phạm đã giảm rõ rệt, đặc biệt là nhóm các vi phạm dễ dẫn tới tai nạn giao thông như: Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông giảm 7,3%, vi phạm tốc độ giảm 28%, vi phạm nồng độ cồn giảm 13,5%, vi phạm tải trọng, cơi nới thành thùng xe giảm 34,5%.

Tình hình tai nạn giao thông (TNGT) cũng đã có chuyển biến tích cực; TNGT trên đường bộ giảm trên cả 3 tiêu chí, gồm: số vụ, số người chết và số người bị thương.

Theo Cục CSGT, thực tế từ 1/1/2025, có thể thấy rõ bộ mặt giao thông đã thay đổi với những tín hiệu đáng mừng. Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều của đường một chiều… đã giảm rõ rệt, nhất là tại các đô thị lớn.

Người tham gia giao thông đã tự giác chấp hành đèn tín hiệu giao thông kể cả khi không có lực lượng CSGT kiểm tra, kiểm soát, đã dần thay đổi về nhận thức, ý thức trách nhiệm của từng công dân, từng bước hình thành văn hóa khi tham gia giao thông, tạo hình ảnh giao thông văn minh.

Sau 3 tuan thuc hien Nghi dinh 168, vi pham da giam ro ret
 Người dân chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông tại tuyến đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.

Nghị định 168 không chỉ tập trung vào việc xử phạt vi phạm mà còn thể hiện tính nhân văn trong việc bảo vệ quyền lợi, sức khỏe và an toàn của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương là người già và trẻ em (như: quy định nhường đường cho người đi bộ, quy định về việc sử dụng ghế ngồi an toàn cho trẻ em trong ô tô…). Từ đó, góp phần xây dựng một xã hội an toàn hơn cho tất cả mọi người.

Việc trừ điểm trên giấy phép lái xe đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp tục điều khiển phương tiện khi có hành vi vi phạm giao thông mà chưa bị trừ hết điểm, đảm bảo cuộc sống hằng ngày, vừa tự quản lý, ý thức về số điểm còn lại để tham gia giao thông một cách chủ động, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng và xã hội.

Cơ quan chức năng nhìn nhận, thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại, giao thương của người dân tăng rất cao so với ngày thường. Điều này tạo áp lực rất lớn đối với hạ tầng giao thông, tình hình TTATGT trên toàn quốc, nhất là tại các đô thị lớn luôn phức tạp, ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên, phổ biến hơn, không chỉ vào các khung giờ cao điểm mà còn vào các khung giờ khác trong ngày.

Quá trình thực hiện, lực lượng CSGT vừa hướng dẫn, vừa tuyên truyền, xử lý giúp người dân hiểu, đồng thuận, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về TTATGT.

Cục CSGT tiếp tục phối hợp với ngành giao thông vận tải rà soát cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, các điểm dừng đỗ…), công tác tổ chức giao thông để kiến nghị, khắc phục ngay những điểm bất hợp lý.

>>> Mời độc giả xem thêm video Nghị định 168 chưa được người dân TPHCM hiểu rõ dù đã có hiệu lực: