Lão nông trở thành “vua bưởi” nhờ hai cây bưởi của bố vợ cho

Từ hai cây bưởi "hồi môn" bố vợ cho, lão nông Đỗ Văn Thơ ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã có vườn bưởi 200 gốc, đút túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Về thôn Xuân Tân, xã Xuân Bái hỏi nhà ông Thơ (56 tuổi) trồng bưởi ai cũng biết. Mọi người còn đặt cho ông cái tên “vua bưởi”. Bởi, ông Thơ không chỉ là người tiên phong trồng bưởi đỏ mà còn là người cấp giống bưởi này cho người dân địa phương trồng đại trà, mang lại thu nhập ổn định.
Ông Thơ cho biết, xã Thọ Xương (huyện Thọ Xuân) vốn nổi tiếng là đất trồng bưởi đỏ Luận Văn. Tuy nhiên, thời bấy giờ, người dân chỉ trồng manh mún trong đất vườn của gia đình.
Cách đây hơn 30 năm, ông Thơ lấy vợ. Vợ ông là người thôn Luận Văn, xã Thọ Xương. Khi đó, của hồi môn mà bố vợ cho hai vợ chồng ông là hai cây bưởi đỏ.
Lao nong tro thanh “vua buoi” nho hai cay buoi cua bo vo cho
 Từ 2 cây bưởi đỏ bố vợ cho, ông Thơ đã có một vườn bưởi hơn 200 gốc. Ảnh: Lê Dương
“Ngày đó, ở thôn Xuân Tân dân cư thưa thớt, chủ yếu sống dựa vào trồng sắn, ngô. Hai cây bưởi bố vợ cho là giống bưởi quý, tôi trồng ngay trước nhà. Chỉ sau một năm, cây đã phát triển tốt”, ông Thơ kể.
Nhận thấy thổ nhưỡng phù hợp với giống bưởi này, vợ chồng ông quyết tâm khai hoang khu đồi sau nhà, được khoảng nửa ha. Có đất, ông Thơ chiết cành để nhân giống.
Lấy ngắn nuôi dài, chỉ sau 3 năm, vợ chồng ông đã phủ kín diện tích đất khai hoang với hơn 200 gốc bưởi.
“Lúc bấy giờ, cả thôn chỉ có mình nhà tôi trồng bưởi. Ban đầu, người dân ở đây nghĩ tôi trồng cho vui. Nhưng khi lứa bưởi ra quả bói đầu tiên, vợ tôi mang ra chợ bán thì mọi người mua rất nhiều. Từ đó, nhờ vườn bưởi này, gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định”, ông Thơ cho biết.
Lao nong tro thanh “vua buoi” nho hai cay buoi cua bo vo cho-Hinh-2
 Vườn bưởi nhà ông Thơ được thương lái đến mua cả vườn để bán Tết. Ảnh: Lê Dương
Khi giống bưởi đắt khách, người dân trong làng thay nhau đến mua cây con của ông về trồng. Thôn Xuân Tân có hơn 100 hộ thì đến nay tất cả đều trồng bưởi đỏ. Nhà trồng ít cũng cả chục cây, nhà nhiều vài sào.
Theo ông Thơ, giống bưởi đỏ ăn không ngon như bưởi da xanh, bưởi Diễn, nhưng với đặc điểm đỏ từ vỏ vào ruột và có mùi thơm đặc trưng nên bán rất chạy. Vào dịp Tết, người dân thường mua về để bày mâm cúng trên bàn thờ nên cứ đến cuối năm là vườn bưởi nhà ông lại “cháy” hàng.
“Vườn bưởi nhà tôi hơn 30 năm tuổi, mỗi năm cho sản lượng hơn 5.000 quả nhưng hơn 20 năm qua chưa năm nào tôi phải bán lẻ. Giá bán cho thương lái cả vườn năm nay dao động từ 30.000-60.000 đồng/quả (tùy quả loại 1, loại 2), dự kiến thu về 250 triệu đồng, trừ chi phí lãi 200 triệu đồng”, ông Thơ nói.
Không chỉ thu nhập từ bán quả, ông Thơ còn chiết cành bán giống với giá 50.000 đồng/cây, mỗi năm ông kiếm thêm khoảng 50 triệu đồng.
Lao nong tro thanh “vua buoi” nho hai cay buoi cua bo vo cho-Hinh-3
 Bưởi có màu đỏ tươi và mùi thơm đặc trưng. Ảnh: Lê Dương
Hiện diện tích trồng bưởi của gia đình ông Thơ vào khoảng 1ha, với hơn 500 gốc. Những năm tới, với số lượng cây trên, gia đình dự kiến thu về nửa tỷ đồng.
Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Bái, cho hay, ông Thơ là người tiên phong trong việc phát triển mô hình trồng bưởi đỏ tiến vua ở địa phương.
Toàn xã có hơn 10ha bưởi đỏ. Nhờ trồng giống bưởi này mà nhiều gia đình có kinh tế ổn định. Địa phương đang xây dựng các vùng trồng trên quy mô lớn.
Theo lãnh đạo UBND huyện Thọ Xuân, giống bưởi đỏ Luận Văn từng bị mai một. Từ năm 2003, UBND huyện Thọ Xuân phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai đánh giá chất lượng bưởi để công nhận đây là giống cây ăn quả đặc sản, mang nét đặc trưng của vùng.
Đến nay, trên địa bàn huyện đã trồng hơn 56ha bưởi đỏ Luận Văn, tập trung chủ yếu tại các xã Thọ Xương, Xuân Bái và thị trấn Lam Sơn.

Bưởi 'phi thuyền' trị giá hàng trăm triệu hút khách dịp Tết

Một số nhà vườn ở Hưng Yên đã tạo dáng những chiếc chậu bưởi khổng lồ, nhiều hình thù để chuẩn bị chào bán dịp Tết Nguyên đán 2025. Mỗi sản phẩm được rao bán với giá từ 160-200 triệu đồng.

Buoi 'phi thuyen' tri gia hang tram trieu hut khach dip Tet
Những thuyền bưởi được các nhà vườn làm thủ công, sau đó tiến hành trồng cây và chăm sóc để cây khỏe, ra trái chín đúng dịp Tết. Các nhà vườn cho biết, mỗi cây có khoảng 300 quả, trong đó quả tự nhiên chiếm 70% còn lại là quả ghép. 
Buoi 'phi thuyen' tri gia hang tram trieu hut khach dip Tet-Hinh-2
 

Tan hoang vùng bưởi 'tiến vua' Yên Bái, nông dân lâm cảnh đường cùng

Hơn 100ha trồng bưởi ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình, Yên Bái bị ảnh hưởng. Trong đó, gần 50 ha thiệt hại nặng, nhiều gia đình mất trắng do ngập úng sau mưa lũ.

Tan hoang vung buoi 'tien vua' Yen Bai, nong dan lam canh duong cung
 Vùng trồng bưởi Đại Minh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được mệnh danh là bưởi “tiến Vua”, mỗi năm mang về hàng chục tỷ đồng cho người dân địa phương.
Tan hoang vung buoi 'tien vua' Yen Bai, nong dan lam canh duong cung-Hinh-2
 Sau đợt mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, hơn 100ha trồng bưởi của người dân bị ngập úng, thiệt hại. Trong đó, gần 50ha thiệt hại hoàn toàn. Nhiều gia đình mất trắng gia sản chỉ trong 1 đêm.

Lũ rút, người dân Hà Tĩnh vội vàng thu hoạch bưởi đặc sản

Nước lũ dâng nhanh, hàng chục ha bưởi Phúc Trạch của người dân xã Hương Trạch (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) chưa kịp thu hoạch bị ngập nước. Khi lũ rút, họ vội vàng thu hoạch để vớt vát tài sản.

Lu rut, nguoi dan Ha Tinh voi vang thu hoach buoi dac san

Do mưa lớn trong nhiều ngày cùng với Thuỷ điện Hố Hô xả tràn đã khiến nước sông dâng lên nhanh. Tại xã Hương Trạch (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) do nước dâng nhanh đã khiến 70ha diện tích trồng bưởi của người ngập úng, trong đó hơn 1ha với ước lượng 10.000 quả bưởi ngập trong nước.

Lu rut, nguoi dan Ha Tinh voi vang thu hoach buoi dac san-Hinh-2

Mưa ngớt, nước sông rút, nhiều gia đình trồng bưởi tại xã Hương Trạch ra các khu vực trồng bưởi để thu hoạch. Vì bưởi khi đã bị ngâm nước lũ, nếu không kịp thời thu hoạch sẽ rụng quả và thối.