Lao động tự do tại TP Hà Nội nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng như thế nào?

UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn, trong đó đối tượng lao động tự do nhận 1,5 triệu đồng/người/lần.
 

UBND TP Hà Nội ủy quyền cho các Sở Lao động, thương binh và xã hội; Y tế; Văn hóa, thể thao, Du lịch và UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ với các đối tượng thụ hưởng chính sách. Quyết định có hiệu lực từ ngày 21/7/2021. 
Theo đó, lao động tự do được hỗ trợ là người lao động theo quy định tại khoản 1 điều 3 của Luật Việc làm (người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc), làm việc trong các ngành nghề bị mất việc làm do phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu tại các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố.
Nhóm lao động tự do khác được hỗ trợ là người lao động bị cách ly, cư trú trong khu vực bị phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Lao động tự do lập hồ sơ gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hằng tháng. Tuy nhiên, người dân chưa nhận được tiền ngay, UBND cấp huyện phải phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ và sau đó mới giao UBND cấp xã chi trả trong 2 ngày làm việc.
Lao dong tu do tai TP Ha Noi nhan ho tro 1,5 trieu dong nhu the nao?
 Ảnh minh họa.
Các đối tượng được hỗ trợ như sau:
- Lao động tự do đủ điều kiện hỗ trợ khi cư trú hợp pháp trên địa bàn TP và bị mất việc làm do phải dừng hoạt động trong thời gian từ ngày 1/5 đến 31/12. Mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người/lần. Phương thức chi trả theo hình thức trực tiếp.
- Bảo hiểm xã hội TP điều chỉnh giảm mức đóng Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 0% trong 12 tháng từ 1/7 đến 30/6.
- Người sử dụng lao động đã đóng đủ Bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 4 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.
- Đối với lao động ngừng việc, người sử dụng lao động lập danh sách đến hết 31/12 năm nay gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội để xác nhận và chuyển hỗ trợ cho lao động.
- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (tại trụ sở chính hoặc các Điểm, Sàn Giao dịch việc làm vệ tinh) để được hỗ trợ.
- Hà Nội cũng hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Thời gian nộp hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 30/6.
- Trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế được hỗ trợ theo quy định của trung ương, phù hợp với đặc thù của địa phương.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật (bao gồm cả đơn vị trực thuộc cơ quan trung ương) lập danh sách viên chức hoạt động nghệ thuật bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội, chậm nhất đến hết 31/1/2022.
- Hướng dẫn viên du lịch có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đến Sở Du lịch Hà Nội (nơi cấp thẻ cho hướng dẫn viên du lịch). Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/1/2022.
- Hộ kinh doanh cần hỗ trợ gửi đề nghị theo hướng dẫn đến UBND cấp xã nơi có địa điểm kinh doanh. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/1/2022.
- Về vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, người sử dụng lao động lập danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia Bảo hiểm xã hội để xác nhận. Hạn cuối đến hết ngày 25/3/2022.
- Lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương cũng được hỗ trợ nếu thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/1/2022.
>>>>> Xem thêm video: Hà Nội: Lao động tự do được hỗ trợ 1,5 triệu đồng

Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân.

Hơn 35.000 người Hà Tĩnh cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài

Hà Tĩnh có gần 68.000 người đi lao động nước ngoài nhưng một nửa trong số đó không có giấy phép lao động, di cư tự do hoặc cư trú bất hợp pháp.

Ông Nguyễn Trí Lạc, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh, cho biết tỉnh hiện có gần 68.000 người làm việc tại hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số lao động này tập trung chủ yếu ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan… và một số nước ở châu Âu. Lượng ngoại tệ các lao động gửi về đạt trên 4.500 tỷ đồng mỗi năm.

Vụ 39 người chết ở Anh, Cục Quản lý Lao động ngoài nước nói không liên quan

"Chúng tôi nhấn mạnh lao động chui là bất hợp pháp mà như vậy thì không thuộc đối tượng Bộ LĐ-TB&XH quản lý", Cục trưởng Quản lý Lao động ngoài nước nói.

Tại cuộc gặp mặt báo chí sáng nay, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước Tống Hải Nam cho hay, Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ câu chuyện về 39 người Việt thiệt mạng trong container tại Anh.

Tết của lao động Việt trên đất Nhật

Họ tranh thủ xin nghỉ phép để đi chợ mua nguyên vật liệu làm các món ăn, cùng nhau nấu bánh chưng, bánh tét để vơi đi cảm giác nhớ nhà, nhớ Tết

Với nhiều người con Việt tha hương, Tết đoàn viên chỉ là một mục tiêu trong tương lai. Nơi miền đất lạ, những ngày Xuân mới, họ vẫn phải tất tả ngược xuôi công việc như nhịp sống bình thường của nước sở tại. Thời gian qua, Nhật Bản luôn nằm trong tốp thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Và số người Việt sống tại Nhật càng tăng lên nhanh chóng những năm gần đây do tình trạng thiếu nhân lực của đất nước mặt trời mọc.
Tet cua lao dong Viet tren dat Nhat
 Phút quây quần đón năm mới của một nhóm người lao động Việt Nam tại Nhật Bản