Lạng Sơn: Sập mương thủy lợi, Thường trực HĐND huyện Văn Lãng yêu cầu làm rõ trách nhiệm

Mới đây, đoạn mương thủy lợi tại khu vực Pác Cần, (khu 8, thị trấn Na Sầm, Văn Lãng, Lạng Sơn) đã bị sập, khiến người dân không có nước canh tác. Thường trực HĐND huyện yêu cầu làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan.

Ngày 25/6, bà N.H. (người dân khu 8, thị trấn Na Sầm, Văn Lãng, Lạng Sơn) cho biết, đoạn mương thủy lợi tại khu vực Pác Cần bị sập do sạt lở ta luy đồi xảy ra ngày 22/6. Đến chiều nay (25/6) sự cố vẫn chưa được khắc phục. Trước đó, khoảng tháng 2/2023, đoạn mương này cũng đã từng bị sập khi đang xây dựng và vừa được xây dựng lại thì tiếp tục gặp sự cố.
Lang Son: Sap muong thuy loi, Thuong truc HDND huyen Van Lang yeu cau lam ro trach nhiem
Hiện trạng đoạn mương bị đất ta luy sạt lở làm hư hỏng, gãy, sập.  
Vụ xuân năm 2023 không thể canh tác, gây thiệt hại cho người dân
Trao đổi với Báo Tri thức và cuộc sống, đại diện Hội đồng Nhân dân huyện Văn Lãng cho biết, Thường trực HĐND huyện Văn Lãng cũng vừa ra kết luận về việc kiểm tra các dấu hiệu vi phạm liên quan đến việc sạt lở mương thủy lợi tại khu vực Pắc Cần vào ngày 15/6 thì đến 22/6 lại xảy ra sự cố sạt lở, gãy đổ. Đây là sự việc khiến người dân địa phương và cử cử tri thôn Tà Coóc, xã Bắc Việt, huyện Văn Lãng rất bức xúc vì dẫn đến diện tích lúa vụ xuân năm 2023 không thể canh tác được. Diện tích bị ảnh hưởng 2,51 ha thuộc Cánh đồng Na Khuông - Lăng Bó, thôn Tà Coóc, xã Bắc Việt.
Lang Son: Sap muong thuy loi, Thuong truc HDND huyen Van Lang yeu cau lam ro trach nhiem-Hinh-2
Thường trực HĐND huyện đang yêu cầu làm rõ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có đúng quy định pháp luật hay không? 
Theo kết luận: “Qua kiểm tra trực tiếp tại đoạn mương tại khu vực Pác Cần, khu 8, thị trấn Na Sầm thuộc công trình đập mương thuỷ luân Na Sầm - Bắc Việt (được 02 hộ gia đình di dời và xây dựng lại… và kiểm tra trực tiếp tại Cánh đồng Nà Khuông - Lăng Bó, thôn Tà Coóc, xã Bắc Việt. Đoàn kiểm tra của Thường trực HĐND huyện xác định ý kiến, kiến nghị cử tri về việc cánh đồng không canh tác được với diện tích trên 2ha do đoạn mương cung cấp nước sản xuất tại khu vực Pác Cần, khu 8, thị trấn Na Sầm thuộc công trình đập mương thuỷ luân Na Sầm- Bắc Việt là có cơ sở, đúng với thực tế.
UBND huyện đã ban hành các quyết định về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở tại đô thị đối với bà Trần Thị Thuận, ông Vi Văn Duyên thuộc một phần diện tích các thửa đất số 1152 (tách từ thửa đất số 1139), thửa đất số 1154 (tách từ thửa đất số 1140) xã Tân Lang nay là thị trấn Na Sầm. Tại 02 thửa đất trên có tuyến mương thuỷ lợi thuộc hệ thống mương thuỷ lợi công trình đập thuỷ luân Na Sầm đi qua. Trong thời gian thi công, san ủi mặt bằng, di chuyển đoạn mương trên đã làm gián đoạn việc cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của một số hộ dân trên địa bàn xã Bắc Việt.”
Chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân không đủ năng lực quản lý, xây dựng
Kết luận nêu rõ: Công tác quản lý công trình đập mương thủy luân Na Sầm do Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện quản lý còn nhiều hạn chế, việc phát hiện lập biên bản ngày 12/12/2022 của Xí nghiệp chưa thực hiện dứt điểm, chưa tham mưu để cấp có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Hồ sơ thiết kế được Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định bản vẽ nhưng chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, đồng thời trong quá trình di dời, xây dựng lại đoạn mương bị gẫy đổ do sạt lở mái ta luy, việc xây dựng lại phải thay đổi lại kết cấu theo kết cấu mới, tuy nhiên lại cũng không có hồ sơ thiết kế điều chỉnh và không được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi giao cho Chủ đầu tư là hộ gia đình cá nhân không đủ năng lực về quản lý, xây dựng công trình vì không cung cấp được hồ sơ năng lực, quá trình thi công không có đơn vị thực hiện việc giám sát nên dẫn đến việc không đánh giá được chất lượng hạng mục công trình thi công, hiện tại vẫn có nguy cơ sạt lở tiếp tục gây hư hỏng đoạn mương.
Trong quá trình san gạt đất đổ thải không chấp hành theo đúng nơi quy định được thể hiện tại Văn bản số 50/TB-UBND ngày 20/5/2022 của UBND thị trấn Na Sầm về việc cải tạo, san lấp mặt bằng khu đất hộ gia đình ông Vi Văn Duyên và bà Trần Thị Thuận tại khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng và chưa thực hiện việc kê khai nộp thuế tài nguyên khi thực hiện việc san gạt, đổ thải.
Việc máy xúc đi qua đoạn mương làm hư hỏng đoạn mương và quá trình san gạt, di chuyển tuyến mương đã làm giãn đoạn nước tưới vụ xuân cho Cánh đồng Na Khuông - Lăng Bó, thôn Tà Coóc, xã Bắc Việt với diện tích canh tác là khoảng 2,51ha.
Xem xét trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan, bồi thường cho dân
Từ những nội dung nêu trên Đoàn kiểm tra của Thường trực HĐND huyện Văn Lãng yêu cầu UBND huyện chỉ đạo làm rõ việc chuyển mục đích sử dụng đất đã đảm bảo chưa khi tại thời điểm chuyển mục có tuyến mương đi qua thuộc Nhà nước quản lý, trong khi đó tại 02 Quyết định chuyển mục đích của UBND huyện thì toàn bộ diện tích đất có tuyến mương đi qua và cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi đã được chuyển mục đích thành đất ở đô thị. Và việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở tại đô thị đối với bà Trần Thị Thuận, ông Vi Văn Duyên thuộc một phần diện tích các thửa đất số 1152 (tách từ thửa đất số 1139), thửa đất số 1154 (tách từ thửa đất số 1140), tờ bản đồ địa chính đất lâm nghiệp số 1 xã Tân Lang nay là thị trấn Na Sầm.
Làm rõ việc: Hồ sơ, giải pháp thi công đã đảm bảo đúng quy định chưa? khu đất san gạt không có quy hoạch mỏ đất vậy việc san gạt, đổ thải đã được cho phép của cấp có thẩm quyền chưa?
Đặc biệt, xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, quản lý, giám sát trong việc di dời tuyến mương khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; năng lực thi công của 02 cá nhân.
Đồng thời, khôi phục, xây dựng lại tuyến mương theo hướng tuyến ở vị trí ban đầu và phải có cam kết, bảo hành công trình theo quy định. Đối với diện tích đất không được cấy vụ xuân do tuyến mương bị gẫy, di dời cần được xem xét, quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân theo giá hiện hành sau khi đã tính toán trừ chi phí, nhân công đầu tư (diện tích thiệt hại là 68 sào, 7 thước bắc bộ tương đương 2,51ha).
Trao đổi với PV, Bí thư huyện Văn Lãng Nguyễn Văn Trường cho biết đã nắm được thông tin và đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng kiểm tra, khắc phục để không ảnh hưởng đến nhân dân. Đồng thời làm rõ trách nhiệm và báo cáo Thường trực HĐND huyện.
Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin.
Dưới đây là một số hình ảnh hiện trường: 
Lang Son: Sap muong thuy loi, Thuong truc HDND huyen Van Lang yeu cau lam ro trach nhiem-Hinh-3
 Đây là lần thứ 2 xảy ra sự cố hư hỏng, sạt lở, gẫy sập mương thủy lợi tại đây.

Lang Son: Sap muong thuy loi, Thuong truc HDND huyen Van Lang yeu cau lam ro trach nhiem-Hinh-4
 Kết luận của Thường trực HDND chỉ rõ việc giao cho Chủ đầu tư là hộ gia đình cá nhân là không đủ năng lực về quản lý, xây dựng công trình.


Lang Son: Sap muong thuy loi, Thuong truc HDND huyen Van Lang yeu cau lam ro trach nhiem-Hinh-5
 Mương xây sát taluy dựng đứng.

Lang Son: Sap muong thuy loi, Thuong truc HDND huyen Van Lang yeu cau lam ro trach nhiem-Hinh-6
 

Lang Son: Sap muong thuy loi, Thuong truc HDND huyen Van Lang yeu cau lam ro trach nhiem-Hinh-7
 Toàn cảnh hiện trường.

Lang Son: Sap muong thuy loi, Thuong truc HDND huyen Van Lang yeu cau lam ro trach nhiem-Hinh-8
Sự cố trước đó khiến nhiều người dân không thể canh tác vụ xuân 2022-2023 thì nay lại tiếp tục gặp sự cố. Người nông dân tiếp tục chịu thiệt hại. 


Lang Son: Sap muong thuy loi, Thuong truc HDND huyen Van Lang yeu cau lam ro trach nhiem-Hinh-9
Thường trực HĐND huyện Văn Lãng đang tích cực chỉ đạo làm rõ trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan. 

Aion V Plus 2024 điện từ 518 triệu đồng - “Apple” ngành xe Trung Quốc

Lý do là đã 2 năm sau khi ra mắt phiên bản nâng cấp giữa vòng đời, GAC lại tung ra Aion V Plus 2024 không có gì thay đổi ở ngoại hình ngoại trừ màu sơn.

Aion V Plus 2024 dien tu 518 trieu dong - “Apple” nganh xe Trung Quoc

Mới đây, Aion, thương hiệu con chuyên xe điện của Guangzhou Auto Corporation (GAC), đã trình làng mẫu Aion V Plus 2024 mới, Xe ra mắt tổng cộng 7 mẫu với mức giá từ 159.900 nhân dân tệ đến 232.900 nhân dân tệ (tương đương 518 triệu đồng đến 755 triệu đồng).

Bài 1 - Mỏ cát, sỏi Tân Lang: Công ty gạch không nung Lạng Sơn bị tố có nhiều sai phạm

Người dân thôn Thanh Hảo, xã Bắc Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn tố Công ty Cổ phần liên doanh gạch không nung Lạng Sơn khai thác quá phạm vi mỏ cát, sỏi được cấp phép, và nhiều vi phạm khác.

Phản ánh tới Báo Tri thức và Cuộc sống, người dân Thôn Thanh Hảo, xã Bắc Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn cho biết, suốt nhiều tháng qua, người dân nhiều lần phát hiện Công ty Cổ phần liên doanh công nghệ gạch không nung Lạng Sơn (gọi tắt là công ty) có dấu hiệu khai thác quá phạm vi mỏ được cấp phép, khai thác không tuân thủ phương án khai thác đã được phê duyệt, chặn dòng chảy, làm biến đổi dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn, mỏ không lắp đặt trạm cân, camera theo quy định… tại mỏ cát, sỏi Tân Lang, đoạn sông Kỳ Cùng chảy qua 2 thôn Thanh Hảo và thôn Bản Làng được chia làm hai dòng chảy và ngăn cách bởi một bãi bồi ở giữa.
Bai 1 - Mo cat, soi Tan Lang: Cong ty gach khong nung Lang Son bi to co nhieu sai phamAnh H. chỉ vị trí công ty khai thác, chặn dòng, cày nát bãi sông.
Nhiều dấu hiệu vi phạm cần được làm rõ
Đặc biệt, ngày 13/12/2022, người dân bắt quả tang thiết bị, máy móc của công ty sang tận bờ sông của thôn Thanh Hảo để múc tài nguyên, khoáng sản. Sau khi bị người dân phát hiện, các phương tiện này lập tức rút về bờ sông bên kia (thôn Bản Làng, xã Bắc Việt, Văn Lãng, Lạng Sơn).
Theo người dân, sự việc này không chỉ diễn ra một lần mà đã rất nhiều lần người dân bắt gặp xe cộ, máy múc vượt sông để múc trộm.
Video: Người dân bắt gặp phương tiện Công ty gạch không nung Lạng Sơn nghi khai thác quá phạm vi cấp phép
 
Anh B.T.H (người dân) nói: “Kể từ ngày bắt đầu khai thác cho đến nay, khoảng 3 năm qua, người dân thôn Thanh Hảo luôn sống trong cảnh bất an khi dòng nước bị thay đổi, cả một bãi sông xanh mướt đầy cỏ, cây cối thơ mộng bị đào bới. Hiện bãi sông tan hoang, biến dạng, đầy những hủm, hố sâu tiềm ẩn nguy hiểm, nguy cơ tai nạn cho người dân. Ngoài ra, hoạt động khai thác của công ty gây ô nhiễm dòng nước, ô nhiễm tiếng ồn và tạo bức xúc trong nhân dân địa phương.”
Bai 1 - Mo cat, soi Tan Lang: Cong ty gach khong nung Lang Son bi to co nhieu sai pham-Hinh-2Ảnh chụp vệ tinh thể hiện trước kia dòng chính sông nằm bên Bản Làng hiện đã bị chặn dòng. Bãi giữa sông xanh ngát, nay chỉ còn tan hoang hủm, hố do khai thác cát. 
Bai 1 - Mo cat, soi Tan Lang: Cong ty gach khong nung Lang Son bi to co nhieu sai pham-Hinh-3Dòng nước chính bên Bản Làng bị chặn, nước chuyển dòng sang thôn Thanh Hảo.
Ông L.T. (người dân) bức xúc: “Ngày 01/01/2023, tôi phát hiện máy múc ta tận giữa sông để múc cát sỏi, quá bức xúc tôi dùng đá ném xuống nước để tỏ thái độ bất bình. Đây không phải lần đầu người dân thôn phát hiện việc này. Nhiều lần chúng tôi đã có ý kiến nhưng chưa thấy thôn, chính quyền xử lý dứt điểm.”
Ông Bế Văn Khoa (người dân) cho biết thêm, quá bức xúc với tình trạng này, người dân soạn đơn để kêu cứu lên huyện, tỉnh. Trước đây dòng chảy bên Bản Làng là dòng chính, dòng lớn… nhưng công ty đã chặn dòng khiến nước chảy hết sang dòng bên thôn Thanh Hảo. Cả bãi sông giờ tan hoang, nhìn rất xót xa. Năm 2019, người dân cũng phản ánh về hoạt động khai thác của công ty, và công ta đã bị dừng khai thác một thời gian. Thế nhưng từ khi khai thác lại, tình trạng này lại tái diễn.
Để làm rõ những phản ánh của người dân, PV đã trực tiếp đến ghi nhận tại hiện trường vào những ngày đầu năm mới 2023. Đứng ở đầu thôn Thanh Hảo, tiếng máy móc nghiền đá, múc cát sỏi gầm gào, vang vọng cả 1 vùng. Càng tiến gần về phía bờ sông, tiếng ồn từ mỏ khai thác ngày càng lớn.
Theo ghi nhận, tại hiện trường có một máy xúc đang múc cát, sỏi ở khu vực giữa sông lên xe tải. Ở bờ sông bên kia phía Bản Làng, 2 chiếc máy xúc đang múc đá, sỏi vào máy nghiền và xúc cát lên xe tải, tiếng ồn ào vang động cả 1 vùng quê.
Dẫn PV đi dọc bờ sông phía thôn Thanh Hảo, anh H. chỉ cho chúng tôi những điểm sạt lở do công ty khai thác làm thay đổi dòng chảy (năm 2019 dân đã phản ánh) vẫn còn nguyên dấu tích. Bên cạnh đó là những hủm, hố có dấu tích tác động còn rất mới mà theo anh H. nói là điểm máy múc công ty đã vượt sông sang khai thác vào giữa tháng 12/2022.
Ngày 21/12, PV đến làm việc với UBND huyện Văn Lãng, đại diện lãnh đạo huyện tiếp nhận thông tin nhưng cho biết, do đây không phải nội dung phụ trách nên chưa thể trả lời. Huyện tiếp nhận thông tin và sẽ báo cáo lãnh đạo, giao phòng chuyên môn kiểm tra, trả lời. Tuy nhiên đến nay, PV vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía UBND huyện.
Đem sự việc phản ánh với lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn – Hồ Tiến Thiệu cho biết: “Tôi sẽ cho kiểm tra ngay”.
Công ty gạch không nung Lạng Sơn từng bị dừng khai thác do vi phạm
Trước đó (năm 2019), cũng chính ông Hồ Tiến Thiệu, khi đó là Phó Chủ tịch tỉnh đã tạm dừng mỏ khai thác cát sỏi của Công ty gạch không nung Lạng Sơn để khắc phục các vi phạm, hoàn thiện các thủ tục liên quan. Cụ thể: “yêu cầu Công ty hoàn thiện thủ tục phê duyệt thiết kế mỏ; lập hồ sơ xin thuê đất trong hoạt động khoáng sản; cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép khai thác; khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở tại 02 điểm về phía hạ lưu của Trạm bơm thôn Thanh Hảo, hoàn thành trước ngày 31/12/2019…” Đến ngày 02/02/2021, UBND tỉnh mới có văn bản số 442/VP-KT xem xét đề nghị của công ty cho tiếp tục khai thác mỏ cát, sỏi Tân Lang.
Theo giấy phép ban đầu, công ty này được cấp giấy phép khai thác từ ngày 14/8/2019 với thời hạn 10 năm. Trong giấy phép nêu: Diện tích khu vực khai thác trên 13 ha, khai thác bằng phương pháp lộ thiên; Mức sâu khai thác thấp nhất là +4,18m, trữ lượng khai thác là 493.277m3...
Bai 1 - Mo cat, soi Tan Lang: Cong ty gach khong nung Lang Son bi to co nhieu sai pham-Hinh-4Người dân thôn Thanh Hảo bức xúc vì nhiều lần ý kiến nhưng sự việc chưa được giải quyết triệt để.
Người dân thôn Thanh Hảo bức xúc đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc, làm rõ các nghi vấn nhưcó khai thác quá phạm vi mỏ được cấp phép không?, khai thác không tuân thủ phương án khai thác đã được phê duyệt, chặn dòng chảy, làm biến đổi dòng chảy, mỏ không lắp đặt trạm cân, camera theo quy định...
Tại công văn số 7774/BTNMT-ĐCKS mới đây, bộ yêu cầu các tỉnh báo cáo tình hình quản lý nhà nước về thăm dò, chế biến, khai thác khoáng sản… năm 2022 để báo cáo Thủ tướng. Đặc biệt, trong đó nêu rõ nội dung: Báo cáo đánh giá công tác quản lý, thăm dò, khai thác khoáng sản lòng sông; công tác bảo vệ môi trường; ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là cát, sỏi lòng sông… Như vậy có thể thấy, chính phủ đặc biệt quan tâm, quyết liệt chỉ đạo về công tác quản lý, khai thác cát, sỏi. Với cam kết “sẽ kiểm tra ngay” của Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn, hy vọng những bức xúc, dấu hỏi trong hoạt động khai thác của công ty gạch không nung Lạng Sơn sẽ sớm có kết luận và thông tin rộng rãi.
Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin.
Thực hiện: Đức Thuận