Lăng mộ bị kẻ trộm khoắng sạch vàng bạc, mất cả văn bia

Ngôi mộ đã bị bọn trộm mộ "ghé thăm" nhiều lần nên bên trong không còn vàng, bạc, ngọc bích, thậm chí cả văn bia của chủ nhân cũng mất tích.

Di vật văn hóa trong các ngôi mộ cổ là thứ luôn được bọn trộm nhắm đến, tuy nhiên cũng có những món đồ tuy không có giá trị cao nhưng lại ghi lại những thông tin lịch sử hữu ích. Dưới góc độ khảo cổ học, những di tích văn hóa đó thực sự là bảo vật quốc gia.

Năm 1964, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ Tân Cương, Trung Quốc đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ từ thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều (220-589) ở Turpan. Vì ngôi mộ đã bị bọn trộm mộ "ghé thăm" nhiều lần, nên trong lăng mộ không có báu vật nào như vàng, bạc, ngọc bích, thậm chí cả văn bia của chủ nhân cũng không được tìm thấy.

Đúng lúc công cuộc khai quật mộ cổ sắp kết thúc, nhóm khảo cổ tình cờ phát hiện ra một đồ vật bị bọn trộm mộ bỏ sót. Ban đầu mở ra xem đây là một bức tranh, còn khá nguyên vẹn được vẽ trên chất liệu khá giống lụa nhưng sau khi xem xét kỹ, chuyên gia phải thốt lên: "Đây không phải tranh lụa, là giấy!"

Lăng mộ bị kẻ trộm khoắng sạch vàng bạc, mất cả văn bia ảnh 1

Toàn cảnh bức tranh được tìm thấy (Nguồn: Kknews)

Chỉ là một mẩu giấy, tại sao các chuyên gia lại ngạc nhiên như vậy? Theo các chuyên gia, những đồ tùy táng bằng tranh vẽ sớm nhất trong các ngôi mộ cổ là những bức họa trên đồ gốm và công cụ bằng đá.

Sau thời nhà Hán (206 TCN – 220), các bức bích họa bắt đầu được tìm thấy trong các lăng mộ cổ. Mãi đến sau thời nhà Đường (618-970), người ta mới tìm thấy giấy trong ngôi mộ cổ. Ngôi mộ cổ này thuộc thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều (220-589), nên đây có thể coi là mảnh giấy cổ nhất từng được tìm thấy, cho đến tận ngày nay.

Sau khi thẩm định, chuyên gia cho biết đây là loại giấy dâu tằm - loại giấy được làm từ vỏ cây dâu, kỹ thuật thủ công còn rất thô sơ. Mặc dù vậy, vào thời đó, số giấy khai quật được có giá trị lên đến 1 lượng vàng.

Điều khiến các chuyên gia hiện trường đều cảm thấy thích thú là hình ảnh được vẽ trên giấy. Những đường nét vẽ khá đơn giản và có phần hài hước.

Lang mo bi ke trom khoang sach vang bac, mat ca van bia-Hinh-2

Hình ảnh khá đơn giản và có phần hài hước (Nguồn: Kknews)

Bức tranh đã vẽ lại cảnh một quý tộc khoác trên mình chiếc áo choàng lớn, đứng trên một vật giống như một chiếc ván trượt hiện đại, còn có người hầu, ngựa đi theo hộ tống.

Có thể chủ nhân đã chôn rất nhiều vàng, bạc và đồ trang sức được sử dụng trong suốt cuộc đời của mình để làm đồ tùy táng, người này cũng đã vẽ cảnh cuộc sống thành một bức tranh, để tiếp tục cuộc sống xa hoa sau khi chết.

Mặc dù những nét vẽ có phần thô sơ nhưng có thể thấy chủ nhân của ngôi mộ đích thị là một nhà quý tộc, người này chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa đồng bằng miền trung với quan niệm chôn theo đồ tùy táng để hưởng thụ khi sang thế giới bên kia.  

Cô bé đeo chiếc kẹp tóc cụ ngoại tặng đi kiểm định, chuyên gia hốt hoảng

Chủ nhân bảo vật đang đeo chiếc kẹp trên đầu và chuẩn bị giới thiệu, song cô bé chưa kịp nói lời nào thì chuyên gia đã hét lớn:

Co be deo chiec kep toc cu ngoai tang di kiem dinh, chuyen gia hot hoang

Thời cổ đại tại Trung Quốc, những chàng trai, cô gái người Hán đạt độ tuổi 15 - 20 sẽ cử hành lễ trưởng thành. Theo Lễ ký, con trai đến 20 tuổi cử hành Quán lễ (tức lễ đội mũ), con gái đến 15 tuổi cử hành Kê lễ (tức lễ cài trâm). Những người trẻ đeo phụ kiện lên đầu để ngầm hiểu rằng giờ đây mình đã lớn, mình cũng phải gánh vác trách nhiệm trong gia đình và xã hội.

Nhiều người lớn tuổi tại Trung Quốc vẫn duy trì phong tục đặc biệt này, họ sẽ tặng mũ, trâm, kẹp tóc... cho các cháu để chúc mừng lễ trưởng thành. Cô gái trong chương trình "Kiểm định bảo vật" lần này cũng được cụ ngoại tặng cho một chiếc kẹp tóc khi vừa tròn 15 tuổi.

Chiếc kẹp tóc trong chương trình "Kiểm định bảo vật". Ảnh: Kknews

Khi đến với "Kiểm định bảo vật", cô đã đeo chiếc kẹp xinh xắn trên đầu và chuẩn bị giới thiệu. Song cô bé chưa kịp nói lời nào thì chuyên gia đã hét lớn: "Mau gỡ nó xuống!" Cô bé sợ hãi, vội vàng tháo chiếc kẹp trên đầu xuống, nhẹ nhàng đặt lên bàn cho các chuyên gia xem xét.

Chuyên gia cho biết chiếc kẹp tóc của cô bé thuộc loại trang sức Điểm Thúy - tức loại trang sức dùng lông chim tươi khảm vào. Loại lông chim được dùng chính là lông chim phỉ thúy (chim bói cá) với màu xanh biếc rất bắt mắt và đặc biệt là không bao giờ bị bạc màu.

Lý do các chuyên gia yêu cầu cô bé gỡ chiếc kẹp ra cũng vì chiếc kẹp tóc này đã cũ, lông chim bói cá rất dễ bong ra nên phải nâng niu chứ không nên đeo lên đầu.

Bói cá hiện là loài động vật đang suy giảm nghiêm trọng về số lượng. Tại Trung Quốc việc mua bán các sản phẩm chế tác từ lông bói cá là phi pháp. Ảnh: Sohu

Phong cách chế tác Điểm Thúy xuất hiện từ thời Hán nhưng chỉ sử dụng phổ biến trong trang sức cung đình thời nhà Minh và nhà Thanh, đạt tới đỉnh cao dưới thời Càn Long.

Chiếc kẹp tóc mà cô bé mang tới chương trình được mạ vàng, bên trên còn đính thêm ngọc bích tinh xảo, không chỉ giá trị mà còn thể hiện thẩm mỹ và tay nghề xuất sắc của người thợ thủ công.

Tuy nhiên, hiện nay bói cá là loài động vật đang suy giảm về số lượng, những món trang sức có lông bói cá không được phép mua bán nữa. Chuyên gia khuyên cô bé hãy giữ gìn chiếc cặp tóc cẩn thận để các thế hệ sau tiếp tục được chiêm ngưỡng.  

Nam Kinh phát hiện lăng mộ của 1 nam, 34 nữ; bên trong cất bảo vật

Sau khi khai quật được lăng mộ rộng 250.000 mét vuông đồng táng 1 nam và 34 nữ tại Nam Kinh, các nhà khảo cổ ngỡ ngàng khi thấy những bảo vật được cất giữ bên trong.

Dù là cổ đại hay hiện đại, có một câu nói khiến bất cứ ai cũng đồng tình: “Chết đi là điều an yên nhất, người chết rồi là lớn nhất”. Đặc biệt là các hoàng đế cổ đại, khi họ băng hà tang lễ sẽ được tổ chức vô cùng long trọng, cũng có không ít người vô tội thiệt mạng.
Nam Kinh phat hien lang mo cua 1 nam, 34 nu; ben trong cat bao vat