Làm thế nào để đánh bại phiến quân IS ở Afghanistan?

(Kiến Thức) -  Để đánh bại phiến quân IS ở Afghanistan có thể cần tới một thỏa thuận với một nhóm trong Taliban.

Cuối tuần qua, báo The Times đưa tin, phiến quân IS đã chiếm quyền kiểm soát bốn quận ở miền đông Afghanistan với 1.600 chiến binh địa phương cam kết trung thành với Nhà nước Hồi giáo.
Sự “xâm lược” này của IS có ý nghĩa gì và biện pháp nào để ngăn chặn chúng?
Hai sự kiện lớn tại Afghanistan đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong những ngày gần đây. Đầu tiên là thông tin về Mullah Mansour – thủ lĩnh của phong trào Taliban – đã thiệt mạng trong một cuộc đấu súng nội bộ.
Sự kiện thứ hai mà báo The Times đã đưa vào cuối tuần qua cho rằng nhóm IS đã thiết lập một căn cứ mới ở tỉnh Nangarhar, phía nam của thành phố Jalalabad.
Lam the nao de danh bai phien quan IS o Afghanistan?
Cảnh sát địa phương Afghanistan tuần tra trên một con đường ở quận Achin, tỉnh Nangarhar ngày 28/9/2015. 
Bình luận về khả năng IS sẽ chiếm quyền kiểm soát Afghanistan, nhà báo Pyotr Goncharov của Sputnik Dari nhận định, vì lợi ích bảo vệ Afghanistan, một thỏa hiệp với một nhóm phiến quân Taliban có thể là cần thiết.
Theo The Times, việc phiến quân IS tràn vào Afghanistan liên quan đến việc binh sĩ phương Tây rút khỏi quốc gia này và tình trạng chia rẽ nội bộ trong phong trào Taliban.
Lầu Năm Góc cho biết họ hoàn toàn nhận thức được sự hiện diện của phiến quân IS và đang theo dõi chặt chẽ tình hình, không ngừng đánh giá về việc liệu sự hiện diện của chúng sẽ ảnh hưởng tới bản chất của mối đe dọa trong khu vực hay không.
Đáp lại, ông Goncharov nhấn mạnh rằng: “Trong bối cảnh Mỹ và NATO hoàn toàn mất kiểm soát tình hình Afghanistan, họ đang cố tỏ ra dũng cảm, tuyên bố rằng họ đã biết về sự xuất hiện của IS ở Afghanistan và đang theo dõi tác động có thể xảy ra đối với an ninh khu vực”.
Theo Goncharov, tuyên bố trên của Lầu Năm Góc ngay lập tức khiến dư luận đặt ra câu hỏi: “Nếu Mỹ, NATO đã biết thì tại sao họ không có hành động gì? Hay họ chỉ muốn khoanh tay đứng nhìn mọi thứ diễn ra trong khu vực?”.
Nhà báo Goncharov nói tiếp, Lầu Năm Góc biết rõ sự tàn bạo của IS khi chúng tra tấn, hành quyết dã man tù binh, khiến hàng nghìn người dân phải bỏ nhà cửa; quân đội Afghanistan cũng bị thiệt hại đáng kể. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc vẫn chỉ đứng ngoài quan sát.
Goncharov nhấn mạnh rằng có một điều khiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga lo ngại. Phiến quân IS tại Afghanistan sử dụng các chiến thuật tương tự như chúng đã làm ở Iraq và Syria. Đầu tiên, chúng bí mật xâm nhập vào các nước này và sau đó chiếm quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ.
Theo Bộ Tổng Tham mưu quân đội Nga, số lượng chiến binh IS tại Afghanistan đã tăng lên 3.500 người.
“Con số này đáng lưu tâm khi những chiến binh IS đầu tiên xuất hiện tại quốc gia Trung Á này mới chỉ trong năm ngoái”, Goncharov bình luận.
“Có ý kiến cho rằng nhóm IS tại Aghanistan được tuyển chọn trong hàng ngũ phiến quân Taliban – chủ yếu đến từ Pakistan và bởi các chiến binh Chechen và Uzbek. Những thủ lĩnh IS được cho là đánh cược vào các nhóm dân tộc thiểu số và chiến binh từ các tổ chức khủng bố khu vực. Tuy nhiên, đây là quan điểm của một người ngoài cuộc. Bằng cách nào người dân Afghanistan tự nhận ra IS?”, Goncharov giải thích.
Sayed Ishaq Gailani – thủ lĩnh của Phong trào Đoàn kết Quốc gia Afghanistan – nhấn mạnh rằng "hiện tượng IS" không thể chấp nhận đối với người dân Afghanistan trong mọi trường hợp. Gailani cho biết ông từng cảnh báo cộng đồng quốc tế rằng phiến quân Taliban hiện giờ có thể hợp tác với nhóm khác.
Vì lý do này, Gailani tin rằng: “Chúng ta cần giải quyết vấn đề của chúng ta với lực lượng Taliban càng sớm càng tốt và cần hợp tác để đối phó với IS. Chúng ta vẫn chưa rõ ai là kẻ đứng sau và hỗ trợ nhóm phiến quân này. Việc bảo vệ đất nước là cần thiết bởi chính phủ gần như không thể cùng lúc chiến đấu với cả lực lượng IS và Taliban”.
Về phần mình, Goncharov nhấn mạnh rằng ông Gailani có thể đã đúng, bởi IS ngày càng củng cố vị thế của chúng tại Afghanistan và trở thành một mối nguy an ninh đối với toàn bộ khu vực Trung Á.
“Và nếu ai đó nghĩ rằng IS sẽ cần 4-5 năm để phát triển lớn mạnh như ở Iraq và Syria thì họ đã nhầm, bởi IS có một mạng lưới cung cấp tài chính vững chắc”, Goncharov kết luận.

Quân đội Iraq: "Nguồn cung" quan trọng cho phiến quân IS?

(Kiến Thức) - Phiến quân IS vừa đăng tải những bức ảnh chúng sử dụng xe tăng và vũ khí công nghệ cao cướp từ tay quân đội Iraq.

Can canh vu khi “khung” IS cuop tu tay quan doi Iraq
Những bức ảnh, bao gồm cảnh phiến quân IS nã rocket và vũ khí tự động, được chụp trong cuộc giao tranh gần sân bay quân sự Deir ez Zor ở Syria.

Can canh vu khi “khung” IS cuop tu tay quan doi Iraq-Hinh-2
Các chiến binh IS được cho là đang sử dụng vũ khí mà nhóm này chủ yếu cướp được từ quân đội Iraq.

Can canh vu khi “khung” IS cuop tu tay quan doi Iraq-Hinh-3
Các quốc gia bao gồm Anh, Nga, Trung Quốc, Mỹ, Đức và Pháp vốn cung cấp các loại súng trường, súng máy, tên lửa chống tăng, tên lửa đất đối không cho lực lượng Iraq. Tuy nhiên, IS đã cướp chúng từ quân đội Iraq.

Can canh vu khi “khung” IS cuop tu tay quan doi Iraq-Hinh-4
Một chiếc xe tăng hạng nặng mà phiến quân IS cướp được từ quân đội Iraq. Nhóm IS hiếm khi triển khai xe bọc thép trong các cuộc giao tranh vì lo sợ những chiếc xe này trở thành dễ trở thành mục tiêu của các cuộc không kích. 

Can canh vu khi “khung” IS cuop tu tay quan doi Iraq-Hinh-5
Hình ảnh IS sử dụng vũ khí trong cuộc giao tranh gần sân bay quân sự Deir ez Zor.

Can canh vu khi “khung” IS cuop tu tay quan doi Iraq-Hinh-6
Một loại vũ khí mà IS cướp được từ quân đội Syria.

Can canh vu khi “khung” IS cuop tu tay quan doi Iraq-Hinh-7
Bức ảnh cho thấy, pháo hai nòng được lắp trên xe bán tải.

Can canh vu khi “khung” IS cuop tu tay quan doi Iraq-Hinh-8
Phiến quân IS được cho là sở hữu cả súng bắn tỉa của Nga, súng máy Trung Quốc, tên lửa chống tăng Liên Xô và hệ thống pháo của Mỹ. 

Can canh vu khi “khung” IS cuop tu tay quan doi Iraq-Hinh-9
Ngoài ra, nhóm IS được cho là cũng sở hữu các vũ khí tinh vi khác như tên lửa chống tăng dẫn đường, tên lửa đất đối không của Trung Quốc có thể bắn hạ trực thăng. 

Can canh vu khi “khung” IS cuop tu tay quan doi Iraq-Hinh-10
Những bức ảnh xuất hiện vài ngày sau khi có báo cáo khẳng định IS đã chiếm được số vũ khí khi chúng vào Iraq. 

“Tận mục” cuộc sống của người tị nạn ở Đức

(Kiến Thức) - Đức trở thành "miền đất hứa" của không ít người tị nạn đến từ những quốc gia nghèo đói và chiến tranh trên thế giới.

“Tan muc” cuoc song cua nguoi ti nan o Duc
Một hội trường thể thao của trường trung học phổ thông Jane-Addams trở thành nơi ở cho những người tị nạn mới ở quận Hohenschoenhausen, Berlin, Đức ngày 9/12/2015.

“Tan muc” cuoc song cua nguoi ti nan o Duc-Hinh-2
Chỗ ở dành cho di dân và người tị nạn được ngăn từng ô trong một nhà xưởng của sân bay cũ Tempelhof ở Berlin, Đức, ngày 9/12/2015.

“Tan muc” cuoc song cua nguoi ti nan o Duc-Hinh-3
Cận cảnh chiếc giường hai tầng dành cho người tị nạn được đặt trong hội trường thể thao của trường Jane-Addams.

“Tan muc” cuoc song cua nguoi ti nan o Duc-Hinh-4
Những túp lều này là nhà ở tạm thời của rất nhiều người tị nạn đến từ các quốc gia nghèo đói và chiến tranh trên thế giới.

“Tan muc” cuoc song cua nguoi ti nan o Duc-Hinh-5
Những em bé tị nạn tham gia vào một trò chơi cùng nghệ sĩ xiếc tại sân bay cũ Tempelhof ngày 9/12. 

“Tan muc” cuoc song cua nguoi ti nan o Duc-Hinh-6
Người tị nạn sạc pin và sử dụng điện thoại trong một hội trường của khu hội chợ “Messe Berlin” ngày 8/12. 

“Tan muc” cuoc song cua nguoi ti nan o Duc-Hinh-7
Binh sĩ quân đội Đức đang dựng lều và đóng những chiếc giường ngủ dành cho người tị nạn tại một nhà xưởng ở sân bay Tempelhof, Berlin ngày 25/10.

“Tan muc” cuoc song cua nguoi ti nan o Duc-Hinh-8
 “Phòng ngủ” riêng biệt của người tị nạn bên trong nhà thờ Tin lành ở Oberhausen, Đức, ngày 30/10.

“Tan muc” cuoc song cua nguoi ti nan o Duc-Hinh-9
Sau một hành trình dài đầy mệt mỏi, hiện giờ người tị nạn tạm thời có một giấc ngủ yên bình ở Đức. 

“Tan muc” cuoc song cua nguoi ti nan o Duc-Hinh-10
Các em nhỏ đến từ Syria nô đùa ở trước nhà thờ Tin lành ở Oberhause, Đức, ngày 19/11/2015. 

“Tan muc” cuoc song cua nguoi ti nan o Duc-Hinh-11
Đức trở thành “miền đất hứa” đối với nhiều di dân và người tị nạn trên thế giới. 

“Tan muc” cuoc song cua nguoi ti nan o Duc-Hinh-12
Người dân giơ những tấm biển trong cuộc biểu tình ủng hộ người tị nạn ở Hamburg, Đức, ngày 14/11.