Làm thế nào bảo dưỡng thiết bị điện vào hè?

(Kiến Thức) - Các thiết bị điện mùa hè, dù đã vệ sinh cuối mùa trước để cất đi thì khi bắt đầu vào hè mới cũng phải chú ý vệ sinh lại. 

Vệ sinh cuối mùa trước
KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự cho rằng, trước mùa đông các gia đình thường ít sử dụng điều hòa nhiệt độ nên chủ yếu là ngắt điện cho máy nghỉ, nhưng lại không bảo dưỡng vì để chờ đến đầu mùa hè khi có nhu cầu sử dụng thì mới bảo dưỡng. 
"Cách làm này là không nên. Việc lau chùi, bảo dưỡng cuối mùa sẽ tốt hơn, tránh được nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày vào các chi tiết máy hay lưới lọc sẽ bị khô cứng lại, hoặc làm hoen gỉ các chi tiết kim loại vốn đã dễ bị lão hóa, thậm chí gây nguy cơ kẹt, cháy máy khi khởi động lại vào mùa sau", KS Nguyễn Huy Bạo phân tích. 
Đồng quan điểm, KS Trương Văn Hùng, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Hùng Lâm cho rằng, tốt nhất trước khi cho máy điều hòa nghỉ lâu dài, nên gọi thợ kỹ thuật đến làm vệ sinh tổng thể cả dàn lạnh và dàn nóng. Sau đó hãy cho chế độ quạt chạy nhiều giờ để bên trong dàn lạnh khô hoàn toàn, không còn nước ngưng đọng trong máng. 
Đối với quạt điện, KS Nguyễn Huy Bạo cho hay, nên gỡ lồng và cánh quạt để làm vệ sinh sạch sẽ, nhỏ luyn hoặc dầu chạy động cơ vào các đầu trục của quạt trước khi đóng gói cất đi. Việc này sẽ giúp bảo dưỡng quạt tốt nhất, tránh khỏi bụi bẩn và nguy cơ bụi bám lâu ngày gây bó trục, khô động cơ khi dùng lại vào mùa sau. 
Với các loại quạt đá, quạt hơi nước, KS Trương Văn Hùng khuyến cáo, trước khi không sử dụng trong thời gian dài cần kiểm tra làm sạch hộc nước, tránh để nước còn đọng trong đó sẽ gây ẩm mốc các linh kiện bên trong máy. Chú ý lau rửa lưới lọc chắn bụi phía sau quạt, màn thấm nước, xả đáy, đường ống bơm nước và các bộ phận bên trong quạt. 
Nên gọi thợ kỹ thuật đến bảo dưỡng toàn bộ để đảm bảo cho máy điều hòa vận hành tốt.
Nên gọi thợ kỹ thuật đến bảo dưỡng toàn bộ để đảm bảo cho máy điều hòa vận hành tốt.  
Lau lại đầu mùa này
Mặc dù việc vệ sinh cuối mùa trước có cẩn thận và sạch sẽ đến đâu thì khi bắt đầu vào hè, người sử dụng cũng cần kiểm tra, bảo dưỡng lại các thiết bị này. bởi theo các chuyên gia, sau một thời gian dài không dùng đến các thiết bị này trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của bụi bẩn và nấm mốc, khi đem dùng sẽ gây không ít ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cũng như độ bền của thiết bị. 
KS Trương Văn Hùng cho rằng, đối với điều hòa, khi đã bảo dưỡng chi tiết vào cuối mùa trước thì đến đầu hè khi bắt đầu sử dụng lại, người dùng chỉ cần tự vệ sinh phin lọc và mặt trước của dàn lạnh. Đối với những máy điều hòa mà cuối mùa trước không được vệ sinh thì nên gọi thợ kỹ thuật đến bảo dưỡng toàn bộ, xịt rửa giàn lạnh, giàn nóng, kiểm tra ga, đường ống, dây dẫn diện, đường thoát nước... để đảm bảo cho máy vận hành tốt. 
Mùa hè cũng là thời điểm nhiều gia đình dùng máy phun ẩm trong các phòng điều hòa. Máy phun ẩm dù mùa trước đã được vệ sinh sạch sẽ cất đi thì trước khi lấy ra dùng cũng phải rửa lại cho sạch sẽ, sục rửa ống phun hơi để đảm bảo nấm mốc không theo hơi nước phun vào không khí. Đối với quạt điện, KS Nguyễn Huy Bạo cũng khuyên người sử dụng nên lau lại lồng, cánh quạt nếu thấy bám bụi, kiểm tra lại trục quay xem có bị cứng hay không. Nếu cần hãy nhỏ vài giọt dầu máy ngay chỗ tiếp xúc với ổ bạc để chắc chắn là trục quay hoạt động tốt. Đối với quạt hơi nước, trước khi dùng chế độ phun sương, hãy cho quạt chạy chế độ quạt gió trong khoảng 1 - 2 tiếng để làm khô sạch các hơi ẩm mốc bên trong nếu có, sau đó hãy đổ nước đúng mức quy định để quạt chạy bình thường. 
"Không ít gia đình bắt đầu sử dụng điều hòa vào mùa nóng, do để lâu không dùng nên khi bật lên thường có mùi hôi mốc rất khó chịu. Đó chính là vì các bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc bám trên các chi tiết máy đã không được vệ sinh sạch sẽ. Khi mở cho máy chạy, các hạt bụi bẩn li ti sẽ cùng vi khuẩn và bào tử nấm mốc theo hơi gió bay ra làm ô nhiễm bầu không khí trong phòng. Đồng thời, để máy chạy trong tình trạng như vậy cũng là cách làm cho máy giảm tuổi thọ nhanh hơn và tiêu tốn điện năng nhiều hơn do hiệu quả làm mát chậm".
KS Trương Văn Hùng

Nước mưa “bẩn” có ảnh hưởng thiết bị điện?

(Kiến Thức) - Về cơ bản, nước mưa là nước sạch. Tuy nhiên, do tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng nên nước mưa cũng có ảnh hưởng. 

Hỏi: Gia đình tôi có thói quen sử dụng nước mưa cho sinh hoạt, xin hỏi nước mưa có làm ảnh hưởng đến các thiết bị như ấm đun nước, bình nóng lạnh... không? - Hoàng Thế Hiển (Vũ Thư, Thái Bình).
 

Những pha bắt mồi chỉ bằng một lần... thè lưỡi

(Kiến Thức) - Với chiếc lưỡi lợi hại này, tắc kè chỉ cần kiên nhẫn đợi và kết thúc con mồi chỉ trong nháy mắt.

Chú bọ ngựa không có cơ hội trốn thoát khỏi chiếc lưỡi tử thần của con tắc kè mặc dù nó đứng cách đó khá xa.
 Chú bọ ngựa không có cơ hội trốn thoát khỏi chiếc lưỡi tử thần của con tắc kè mặc dù nó đứng cách đó khá xa.

Sống tốt trong thời bão giá với chiêu tiết kiệm gas

(Kiến Thức) - Đối với công việc nội trợ việc lựa chọn đồ dùng nấu ăn, chế độ lửa hay chế biến thực phẩm...có tác dụng không nhỏ đối với việc tiết kiệm gas.

1. Dụng cụ đun nấu Đây được xem là một yếu tố khá quan trọng cho việc tiết kiệm gas mà bạn cần chú ý. Những chiếc nồi dày thường tốn thời gian làm nóng, bạn nên chọn nồi nhôm, nồi inox đáy mỏng dễ hấp thụ nhiệt. Hơn nữa, bề mặt tiếp xúc với ngọn lửa càng sạch thì bóng dẫn nhiệt sẽ tốt hơn so với bề mặt bị mờ và cháy đen.
1. Dụng cụ đun nấu
Đây được xem là một yếu tố khá quan trọng cho việc tiết kiệm gas mà bạn cần chú ý.  Những chiếc nồi dày thường tốn thời gian làm nóng, bạn nên chọn nồi nhôm, nồi inox đáy mỏng dễ hấp thụ nhiệt. Hơn nữa, bề mặt tiếp xúc với ngọn lửa càng sạch thì bóng dẫn nhiệt sẽ tốt hơn so với bề mặt bị mờ và cháy đen.
Không nên chọn nồi quá nhỏ, ngọn lửa tràn qua thành nồi, cân nhắc dùng nồi lớn hơn kích thước đầu đốt của bếp. Đồng thời chú ý lượng thức ăn phù hợp, không nấu lượng ít trong nồi lớn, gây lãng phí gas.
Không nên chọn nồi quá nhỏ, ngọn lửa tràn qua thành nồi, cân nhắc dùng nồi lớn hơn kích thước đầu đốt của bếp. Đồng thời chú ý lượng thức ăn phù hợp, không nấu lượng ít trong nồi lớn, gây lãng phí gas.
Bên cạnh đó, thời gian đun nấu có thể tiết kiệm từ 1-2 phút khi bạn lau sạch nước đọng trên bề mặt nồi. Việc dùng ngọn lửa đốt thẳng trên bếp cho mau khô sẽ "ngốn" một lượng gas không nhỏ.
Bên cạnh đó, thời gian đun nấu có thể tiết kiệm từ 1-2 phút khi bạn lau sạch nước đọng trên bề mặt nồi. Việc dùng ngọn lửa đốt thẳng trên bếp cho mau khô sẽ "ngốn" một lượng gas không nhỏ.  
Ngoài ra, việc vệ sinh bếp nấu cũng rất cần thiết (đặc biệt là các loại bếp cũ), tránh để bụi bẩn, dầu mỡ... làm bít các lỗ khí của đường dẫn gas khiến lửa nhỏ dần vì một phần gas đã thoát ra ngoài.
Ngoài ra, việc vệ sinh bếp nấu cũng rất cần thiết (đặc biệt là các loại bếp cũ), tránh để bụi bẩn, dầu mỡ... làm bít các lỗ khí của đường dẫn gas khiến lửa nhỏ dần vì một phần gas đã thoát ra ngoài. 
2. Chế độ lửa phù hợp Bạn chỉ cần điều chỉnh lửa vừa với đáy nồi, nếu ngọn lửa quá lớn, nhiệt sẽ phân tán ra xung quanh, gây cháy mép nồi hoặc thức ăn.
2. Chế độ lửa phù hợp
 Bạn chỉ cần điều chỉnh lửa vừa với đáy nồi, nếu ngọn lửa quá lớn, nhiệt sẽ phân tán ra xung quanh, gây cháy mép nồi hoặc thức ăn. 
Khi lửa màu vàng có nghĩa là gas không cháy hết, điều này có nghĩa nhiệt lượng cung cấp không đủ, bạn cần kiểm tra mâm chia lửa, van và cửa gas có bị bịt kín hoặc hỏng, làm ảnh hưởng đến việc dẫn khí.
Khi lửa màu vàng có nghĩa là gas không cháy hết, điều này có nghĩa nhiệt lượng cung cấp không đủ, bạn cần kiểm tra mâm chia lửa, van và cửa gas có bị bịt kín hoặc hỏng, làm ảnh hưởng đến việc dẫn khí.