Lâm Nghiệp Sài Gòn thu về 28 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại GTNFoods

(Vietnamdaily) - Lâm Nghiệp Sài Gòn đã thu về hơn 28 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi GTNFoods, tương ứng với giá bán trung bình tương ứng là 15.900 đồng/cp

Thông tin công bố mới đây, CTCP Lâm nghiệp Sài Gòn (UPCoM: FRM) đã bán thành công toàn bộ hơn 1,7 triệu cổ phần nắm giữ tại CTCP GTNfoods (HoSE: GTN) vào ngày 19/6 theo phương thức thỏa thuận nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Theo đó, Lâm Nghiệp Sài Gòn đã thu về hơn 28 tỷ đồng, tương ứng với giá bán trung bình tương ứng là 15.900 đồng/cp, thấp hơn 10% so với giá đóng cửa phiên 19/6.

Tính đến thời điểm hiện tại, cổ đông lớn nhất của GTN chính là CTCP Sữa Việt Nam (HoSE: VNM), cụ thể VNM đã nâng sở hữu tại GTN lên mức trên 75% và nắm quyền kiểm soát tại đây.

Trong khi đó, cổ đông lớn Invest Tây Đại Dương, công ty của nguyên Chủ tịch HĐQT GTN Nguyễn Trí Thiện, đã có thông báo chính thức không còn là cổ đông lớn GTNFoods kể từ ngày 16/3.

Quá trình thoái vốn tại GTNFoods của Invest Tây Đại Dương diễn ra chưa đầy một tháng. Cụ thể, từ ngày 22/2 đến ngày 16/3, Invest Tây Đại Dương đã liên tục bán ra tổng cộng gần 35 triệu cổ phiếu GTN, tương đương 14% vốn điều lệ của GTNFoods.

Lam Nghiep Sai Gon thu ve 28 ty dong tu viec thoai von tai GTNFoods
 

Về tình hình kinh doanh, nhờ có dòng tiền lớn từ việc thoái vốn, thu hồi các khoản nợ và thu lãi từ Mộc Châu Milk đã giúp GTN lãi lớn trong quý 1.

Cụ thể, doanh thu trong quý chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ đạt 633 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế của GTN đạt đến 40 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái trong đó lãi sau thuế công ty mẹ đạt gần 16 tỷ đồng.

Sau khi trở thành công ty con của Vinamilk, GTN đã đề ra kế hoạch cho năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu 2.909 tỷ đồng, thấp hơn 2% so với kết quả năm 2019 nhưng chỉ tiêu lãi sau thuế lại tăng 662%, tương ứng với 99 tỷ đồng.

Như vậy với kế hoạch này kết thúc quý 1, GTN đã thực hiện được 22% kế hoạch về doanh thu và 40% kế hoạch về lợi nhuận.

ĐHCĐ bất thường GTNFoods: Đã bàn bạc với Vinamilk để tái cấu trúc

GTNFoods và Vinamilk đã gặp nhau và bàn bạc, đi đến thống nhất hợp tác toàn diện.

Sáng 16/12, GTNFoods (HoSE: GTN) họp ĐHCĐ bất thường trình cổ đông phương án thoái vốn để tái cấu trúc và cho phép Vinamilk (HoSE: VNM) nâng sở hữu lên 75% vốn mà không cần chào mua công khai.

Tính đến 6/11, Vinamilk sở hữu gần 108 triệu cổ phiếu, tương ứng 43,17%, vốn GTNFoods. Gần đây, cổ đông lớn thứ 2 của GTNFoods là Invest Tây Đại Dương bán tổng cộng hơn 36 triệu cổ phiếu GTN, giảm tỷ lệ từ 28,52% còn 14% vốn. Vinamilk cũng đã công bố quyết định HĐQT thông qua việc mua thêm cổ phiếu GTN để đạt tỷ lệ 75% vốn.

Bà Cao Thị Hồng, Giám đốc Chiến lược GTNFoods cho biết công ty và Vinamilk đã nhiều lần gặp mặt và bàn bạc, đi đến thống nhất cao về chiến lược hợp tác toàn diện, tôn trọng giữa các bên và tôn trọng pháp luật. GTNFoods đã tham khảo các tư vấn của Vinamilk để tái cấu trúc và xây dựng định hướng trong tương lai.

DHCD bat thuong GTNFoods: Da ban bac voi Vinamilk de tai cau truc

Họp ĐHCĐ GTNFoods sáng 16/12.

GTNFoods đang nắm 74,5% Vilico và qua đó gián tiếp sở hữu 38% tại Sữa Mộc Châu (MCM), thương hiệu có lịch sử lâu đời và quen thuộc tại thị trường miền Bắc, đặc biệt là khu vực nông thôn.

Sữa Mộc Châu còn sở hữu đàn bò sữa hơn 23.000 con tại khu vực Mộc Châu, đây có thể là tiền đề để Vinamilk phát triển các dòng sản phẩm sữa tươi cao cấp phục vụ cho thị trường miền Bắc và xa hơn là xuất khẩu.

Lãnh đạo GTNFoods cho biết lộ trình nâng sở hữu của Vinamilk sẽ phụ thuộc vào cổ đông và thị trường chứng khoán. Hiện nay, Vinamlilk chưa có cá nhân tham gia HĐQT và BKS của công ty. Phía GTNFoods cũng chưa nhận được đề nghị đề cử của Vinamilk.

Về phương án tái cấu trúc doanh nghiệp, GTNFoods sẽ chuyển nhượng toàn bộ 99,99% vốn CTCP Nông nghiệp GTN (GTNFarm) với giá 490,5 tỷ đồng. Đồng thời, công ty sẽ bán 99,95% vốn Công ty Khai thác Tài sản GTNFoods với giá 235,5 tỷ đồng và bán 100% vốn Công ty Hàng Tiêu dùng GTNFoods giá 8 tỷ đồng.

Bà Hồng chia sẻ việc thoái vốn nhằm cấu trúc lại doanh nghiệp theo hướng tinh gọn hơn. Lãnh đạo doanh nghiệp cũng cập nhật, Vinatea đã hoàn thành quyết toán vốn vào tháng 10/2019.

Cổ đông đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh ở lĩnh vực sản xuất đồ uống, nước giải khát, sữa đậu nành, kinh doanh các loại chè, hàng công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Theo Giám đốc chiến lược GTNFoods, thị trường đồ uống của Việt Nam được dự báo tăng trưởng 15% giai đoạn 2019-2020 và tiếp tục tăng trên 10% các năm sau. Với lợi thế về sản xuất và kênh phân phối, việc bổ sung lĩnh vực đồ uống đầy tiềm năng vào hoạt động là phù hợp với chiến lược và định hướng kinh doanh trong thời gian tới của GTNFoods.

Kết thúc đại hội, toàn bộ tờ trình đã được thông qua.

Do đâu GTNFoods chỉ mua 1/9 lượng cổ phiếu quỹ đã đăng ký?

(Vietnamdaily) - Giá cổ phiếu đã ổn định nên GTNFoods chỉ mua 1 triệu cổ phiếu trong số 9 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ.
 

CTCP GTNFoods (HoSE: GTN) vừa có thông báo đã mua được 1 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian từ 6/4 đến 5/5. Được biết, giá giao dịch bình quân được thực hiện thành công là 14.343 đồng/cp, theo đó số tiền mà GTN đã chi ra hơn 14 tỷ đồng.

Kết phiên 11/5, cổ phiếu GTN có giá đến 17.500 đồng/cp, tăng gần 17% trong vòng 1 tháng qua. Trước đó, GTN đã đăng ký mua 9 triệu cổ phiếu, tương đương 3,6% vốn điều lệ làm cổ phiếu quỹ trong lúc thị giá GTN liên tục lao hơn 30% trong hơn 1 tháng.

Penjico muốn thoái toàn bộ 5,7 triệu cổ phiếu tại PGBank

(Vietnamdaily) - Penjico dự kiến thoái vốn toàn bộ tại PGBank sau khi gặp khó trong công tác kinh doanh của quý 1.
 

CTCP Xây lắp III Petrolimex (Penjico, HNX: PEN) vừa thông qua Nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ gần 5,7 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank). Theo đó, PEN giao cho Ban giám đốc Công ty thực hiện với giá chuyển nhượng đã được HĐQT Công ty phê duyệt.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, tính đến thời điểm 31/12/2019, PEN đang nắm giữ gần 5,7 triệu cổ phiếu của PGBank, tương đương tỷ lệ sở hữu là 2% vốn điều lệ của PGBank. Giá trị khoản đầu tư tại PGBank được PEN ghi nhận ở mức 58,28 tỷ đồng.