Lâm Đồng tập trung rà soát, xử lý các điểm sạt lở

Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xuất hiện nhiều điểm sạt lở.

Ngày 2/8, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh và các sở, ngành liên quan triển khai các phương án, giải pháp khắc phục và phòng, chống sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc và các địa bàn khác trong tỉnh.
Lam Dong tap trung ra soat, xu ly cac diem sat lo
Vị trí khu đất vườn sầu riêng sạt lở đã thông xe. Ảnh: VT
Chủ động kiểm tra sạt lở trong toàn tỉnh
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về việc tập trung khắc phục hậu quả sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và chủ động ứng phó với mưa lớn các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
Từ chỉ đạo của Thủ tướng, UBND tỉnh Lâm Đồng giao lãnh đạo các sở, ngành; chủ tịch UBND các huyện, TP chủ động kiểm tra thực tế để triển khai quyết liệt, kịp thời, có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả thiên tai.
Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xuất hiện nhiều điểm sạt lở ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại của người dân ở khu vực hồ chứa nước Đông Thanh (huyện Lâm Hà); xã Đam B’ri và xã Lộc Châu (TP Bảo Lộc); xã Lộc Nam và Lộc Thành (huyện Bảo Lâm). Trong đó, nghiêm trọng nhất là sự cố sạt lở ở chốt CSGT đèo Bảo Lộc ngày 30-7 khiến 3 chiến sĩ CSGT và 1 người dân tử vong.
Về sự cố sạt lở ở chốt CSGT đèo Bảo Lộc, ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), nhận định: Nguyên nhân ban đầu vụ sạt lở là do tác động của lượng mưa rất lớn, kéo dài nhiều ngày, vị trí thế đất cao. Sầu riêng trồng ở đây mới từ năm 2019 nên không có độ che phủ.
Cũng theo ông Lực, diện tích đồi sầu riêng nơi bị sạt lở là rừng phòng hộ và cho rằng địa phương ở đây là tỉnh Lâm Đồng phải chịu trách nhiệm trong việc quan tâm, quy hoạch, rà soát đất rừng phòng hộ.

UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông tỉnh khẩn trương rà soát và khắc phục những điểm sạt lở, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông.

Vườn sầu riêng tồn tại nhiều năm
Trao đổi với PV, một lãnh đạo ngành lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết: Diện tích 2,7 ha vườn sầu riêng nằm trong khoanh vùng quản lý miếu Ba Cô theo phân định là đất lâm nghiệp, thuộc rừng phòng hộ.
Đến năm 2008, phần diện tích này bao gồm chốt CSGT đèo Bảo Lộc và miếu Ba Cô được đưa ra khỏi quy hoạch ba loại rừng theo Quyết định 450/QĐ-UBND ngày 19-2-2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Đến năm 2013, UBND huyện Đạ Huoai đưa thửa đất trên là 2,1 ha (trừ 0,6 ha gồm chốt CSGT đến khu vực miếu Ba Cô) vào quy hoạch ba loại rừng theo kế hoạch sử dụng đất của huyện này.
Theo lãnh đạo ngành lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng, việc lãnh đạo Cục Lâm nghiệp nói đất này là đất rừng phòng hộ và chỉ trồng theo mục tiêu lâm nghiệp thì không sai về quy định nhưng chưa thực sự hiểu hết thực tế tỉnh Lâm Đồng.
“Thực ra hiểu theo tình hình thực tế của Lâm Đồng thì nó không đúng cho lắm. Lâm Đồng có 60.000 ha đất lâm nghiệp người dân đã sản xuất ổn định nhưng bao năm nay Nhà nước chưa điều chỉnh được cho người dân” - vị này cho biết.
Lãnh đạo ngành lâm nghiệp phân tích thêm nếu ở miền Trung có địa hình núi cao, người dân không trồng được gì nên chỉ trồng được cây đặc thù lâm nghiệp. Trong khi ở Lâm Đồng người dân thường trồng cây ăn trái. Thực tế này khác với cái chung của toàn quốc.
Như vậy, khu vườn này được canh tác từ năm 1975, sản xuất ổn định từ năm 1985 thì theo luật chúng ta nên điều chỉnh đất này ra khỏi quy hoạch ba loại rừng cho người dân. “Phải có lý và cả tình nữa. Ngoài ra, năm 2008, theo quyết định thì đất này đã được đưa ra ngoài đất lâm nghiệp rồi. Đến năm 2013 thì đưa vô lại do cơ cấu của địa phương chứ không phải khu đất này thuộc đất rừng mà đưa vô lại” - vị lãnh đạo này thông tin thêm.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một cán bộ Ban quản lý rừng Nam Huoai cho biết: Vườn sầu riêng phía sau chốt CSGT đèo Bảo Lộc do cha của bà Đặng Thị Lộc, ngụ thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai khai hoang và canh tác từ năm 1975. Khi đó cha bà Lộc trồng lúa, sau đó thì chuyển sang trồng bơ, mít, cà phê cho đến năm 1985 thì bàn giao lại cho bà Lộc.
“Hiện tại một người đàn ông tên Bi (cháu của bà Lộc) đã chặt bỏ những cây ăn trái khác, chỉ trừ lại cây sầu riêng có độ tuổi 3-7 năm. Thậm chí có nhiều cây sầu riêng hơn 10 năm tuổi đang cho thu hoạch trái tồn tại trên thửa đất này” - cán bộ trên cho hay.•
Khẩn trương khắc phục sạt lở ở huyện Lâm Hà
Ngày 2-8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc cho biết đã chỉ đạo các sở, ngành và huyện Lâm Hà khẩn trương xử lý sự cố sụt lún, sạt trượt tại khu vực thi công hồ chứa nước Đông Thanh, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà.
Lam Dong tap trung ra soat, xu ly cac diem sat lo-Hinh-2
Xuất hiện nhiều vết nứt toác trong nhà người dân. Ảnh: VT
Tổng số hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng là 9 hộ với gần 54 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó có 5 hộ đã bị ảnh hưởng (4 hộ có nhà ở, 1 hộ không có nhà) trên diện tích hơn 25 ha đất sản xuất nông nghiệp.
UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc và UBND huyện Lâm Hà cắm biển cảnh báo, thực hiện các giải pháp hạn chế tác động của nước mặt xuống khu vực sạt trượt, sụt lún đất…

Đồi trồng sầu riêng ngay điểm sạt lở trên đèo Bảo Lộc có một phần đất rừng

Sau khi rà soát, cơ quan chức năng xác định đồi trồng sầu riêng trên đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) có một phần nằm ngoài và một phần trong quy hoạch 3 loại rừng.

Ngày 2/8, nguồn tin VietNamNet cho biết, Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) vừa có báo cáo về tình hình quy hoạch tại khu vực chốt CSGT đèo Bảo Lộc – nơi xảy ra sạt lở khiến 3 CSGT hy sinh, một người dân tử vong và các vấn đề liên quan vườn sầu riêng trên đồi.

Trong báo cáo của Hạt Kiểm lâm, vị trí đất bị sạt lở tại chốt CSGT đèo Bảo Lộc thuộc tiểu khu 581B, thị trấn Đạ M’ri (huyện Đạ Huoai). Khu vực này trước đây thuộc đất lâm nghiệp do Lâm trường Đạ Huoai quản lý, đến năm 1999 bàn giao cho Ban quản lý rừng Nam Huoai.

Năm 2008, tỉnh Lâm Đồng phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng giai đoạn 2008-2020, phần diện tích khu vực trên (gồm chốt CSGT đèo Bảo Lộc, phần diện tích trồng sầu riêng bị sạt lở và một phần diện tích miếu Ba Cô) là đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng với diện tích khoảng 2,7 ha.

Doi trong sau rieng ngay diem sat lo tren deo Bao Loc co mot phan dat rung

Hiện trường sạt lở, phía trên là đồi trồng sầu riêng. 

Đến năm 2013, tỉnh Lâm Đồng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Đạ Huoai, giai đoạn 2013-2020, thì phần diện tích từ chốt CSGT đến khu vực miếu Ba Cô khoảng hơn 0,6 ha (chiều rộng tính từ mép đường vào chân taluy dương phía sau chốt đến miếu Ba Cô rộng khoảng 29m) là đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng; 2,1ha còn lại được đưa vào quy hoạch 3 loại rừng.

Phan Công Khanh: Từ “trùm siêu xe” đến nợ nần cờ bạc, lừa đảo, xộ khám

Theo lời khai của “trùm siêu xe” Phan Công Khanh, do nhiều lần sang Campuchia đánh bạc và thua lỗ BĐS nên nợ 100 tỷ, mở showroom K-Super với mong muốn gỡ gạc dẫn đến lừa đảo.

Phan Cong Khanh: Tu “trum sieu xe” den no nan co bac, lua dao, xo kham

Ngày 2/8, thông tin mới nhất liên quan “trùm siêu xe” Phan Công Khanh, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM vẫn đang tạm giam Khanh để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Mohamach Da Pha (27 tuổi, An Giang) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Phan Cong Khanh: Tu “trum sieu xe” den no nan co bac, lua dao, xo kham-Hinh-2

Bước đầu, Phan Công Khanh thừa nhận hành vi phạm tội và khai nhiều lần sang Campuchia đánh bạc, thua khoảng 100 tỷ đồng dẫn đến đổ nợ. Khanh cũng thua lỗ nặng nề do đầu tư bất động sản.

3 cô gái bị bán vào quán karaoke với giá 20 triệu đồng

Vi Hồng Luân đã bán 3 cô gái cho một chủ quán karaoke ở Vĩnh Phúc với số tiền 20 triệu đồng. Công an huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đang tạm giữ Luân để điều tra.

Tối 2/8, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Lâm vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Vi Hồng Luân (SN 2003, trú tại thôn Mai Hiên, xã Vĩnh An, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) về hành vi Mua bán người.
Điều tra ban đầu, Vi Hồng Luân và Lường Văn Dũng (SN 2007, trú tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) được thuê để quản lý nhân viên nữ phục vụ rót bia, bấm bài hát cho một số quán karaoke. Hai đối tượng này thường lên mạng xã hội facebook để đăng bài tuyển nhân viên.