Làm đẹp món ăn: Nghề hiếm, lạ, công phu và hái ra tiền

 Những hình ảnh bắt mắt về các món ăn là thành quả của cả một ê-kip lọ mọ đằng sau, và công đầu thuộc về các food stylist.

Công phu “chơi” với đồ ăn
Công việc của một food stylist chính là trang trí, bày biện đồ ăn thật hấp dẫn, lên ý tưởng và chụp ảnh chúng để quảng bá thương hiệu cho các nhà hàng, quán ăn hoặc các công ty chuyên về ẩm thực. Tuy nhiên, “chơi” với đồ ăn không hề đơn giản như nhiều người vẫn tưởng.
Lam dep mon an: Nghe hiem, la, cong phu va hai ra tien
 Hình minh họa. Ảnh: Tiền Phong.
“Nghề food stylist yêu cầu kiến thức nhất định về ẩm thực. Chẳng hạn, một lát hành cắt sau 5 phút thì màu sắc và đường nét sẽ không còn sắc cạnh nữa, hoặc bắp chuối sau khi cắt ra, để trong giây lát sẽ bị đen, chả giò chiên khi vớt ra sẽ ngả màu đậm… như vậy khi chụp ảnh sẽ bị xấu”- Bùi Lý Tiến Nguyên, 4 năm trong nghề chia sẻ.
Cũng theo Tiến Nguyên, khi làm việc dưới sức nóng của đèn studio, thực phẩm nhanh héo hơn so với bình thường, do đó đôi khi phải chuẩn bị một số lượng nguyên liệu lớn để thay thế. Ví dụ để làm một tô mì gói có khi phải tốn tới cả thùng mỳ hay chụp một đĩa salad thì cần cả rổ rau lớn dự phòng.
Còn Nguyễn Quang Việt, Tổng bếp trưởng nhà hàng Ao Ta đồng thời là người phụ trách hình ảnh cho các món ăn tại nhà hàng này lại có những bí quyết riêng. “Muốn chả giò lên hình đẹp phải chiên trắng hơn một chút, khi vớt ra chúng chuyển màu vàng là vừa. Hay ly rau má khi xay xong, nước sẽ bị xanh bầm, lên hình sẽ bị xỉn nên thường phải pha loãng ra rồi đựng nước rau má trong cái ly có khúc xạ ánh sáng tốt, như vậy khi lên hình sẽ thấy được màu xanh rau má mát lạnh. Tương tự, nếu để đúng rượu vang thật thì chụp hình sẽ bị màu tối. Lúc đó, food stylist sẽ phải pha màu với nước giả rượu vang để cho màu rượu tươi hơn”, anh nói.
Chưa hết, muốn cho món ăn lên hình bắt mắt, sống động, phải cắt lát ớt dài hay ngắn, miếng hành dày hay mỏng… cũng là công việc của trang trí món ăn. Không chỉ chăm chút món ăn mà ngay cả việc chọn các phụ kiện để trang trí như bát đũa, thìa dĩa, khăn trải bàn, dao thớt… cũng phải là những mẫu mã độc đáo.
“Stylist cho món ăn truyền thống của Việt Nam lại càng khó hơn vì sử dụng rất nhiều loại gia vị và chúng đều có quy tắc kết hợp chặt chẽ, thực phẩm gì phải đi với gia vị gì, nếu không hiểu biết, food stylist có thể làm hỏng hoàn toàn hình ảnh của món ăn. Ví dụ, bày một mẹt cơm gà thì không thể có lẫn lá mơ trong đấy. Món xà-lách không chỉ có một màu xanh hay món nhiều chất béo thì cần thêm rau củ”- đầu bếp Quang Việt chia sẻ.
Lam dep mon an: Nghe hiem, la, cong phu va hai ra tien-Hinh-2
 Hình minh họa. Ảnh: Tiền Phong.
“Chụp món ăn đẹp, có hồn khó hơn nhiều so với chụp người mẫu thời trang. Bởi người mẫu có thể tự di chuyển, tạo dáng còn món ăn thì không. Chụp một món ăn bình thường mất hơn 45 phút, đôi khi chụp cả ngày, hơn nghìn cái nhưng chỉ chọn được một cái”- Nguyễn Minh Ngọc cho biết. Cô cũng đã từng mất cả tháng trời để tìm cách làm cho những cọng mỳ “đứng” được trên mặt nước mà vẫn tươi nguyên, không bị trương phềnh. Hay lần khác, sau khi vật vã mãi không chụp được hình cục đá trong ly nước, Ngọc đã phải bỏ ra một khoản tiền lớn mua… đá giả từ nước ngoài để thay thế.
Đôi khi để món ăn đẹp, các stylist món ăn phải sử dụng “tiểu xảo” như thay kem giả, đá giả vào ly nước, ly kem để món ăn hấp dẫn hơn, và quan trọng hơn là không bị tan chảy sau hàng tiếng đồng hồ bị xoay vần. “Tuy nhiên, nguyên tắc trong food stylist là không can thiệp quá 20% để vẫn đảm bảo món ăn có độ chân thực so với hình ảnh. Đồng thời, những hình ảnh cũng không được lạm dụng photoshop”- Minh Ngọc chia sẻ thêm.
Khi nhận được hợp đồng chụp ảnh, các food stylist sẽ phải lên ý tưởng hình ảnh, tìm kiếm nguyên liệu và thường phải thử nghiệm trước nhiều lần. Cả ngày với họ, đôi khi chỉ loanh quanh bên đồ ăn.
“Nhiều người nghĩ food stylist sướng, suốt ngày được ăn ngon! Nhưng thật ra đó chỉ là đạo cụ phục vụ chụp hình và thường không ăn được. Có lần chụp ảnh đĩa lòng, mấy anh em cũng thèm lắm nhưng sau khi vần nó hết góc này đến góc khác, từ sáng đến chiều mới chụp xong thì chả ai dám ăn nữa”- Nguyễn Quang Việt kể. Còn Nguyễn Minh Ngọc thì sẽ mãi không quên kỷ niệm vật lộn 3 ngày trong kho thịt bò tươi để chụp ảnh khiến cô mất cả tháng trời không dám… ăn thịt.
Nghề lạ nhưng “hot”
Trên thế giới, công việc food stylist khá phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây vẫn là lĩnh vực mới mẻ, chỉ mới bắt đầu được biết đến nhiều trong vài năm gần đây.
Lam dep mon an: Nghe hiem, la, cong phu va hai ra tien-Hinh-3
 Hình minh họa. Ảnh: Tiền Phong.
Bên cạnh các food stylist hoạt động tự do hoặc thành lập một nhóm chuyên nghiệp tự nhận các hợp đồng thì nhiều người theo nghề này lại làm việc tại các công ty truyền thông, các tạp chí về ẩm thực - du lịch hoặc công ty chuyên về food stylist, nhà hàng, công ty sản xuất thực phẩm... Vì thế, thu nhập của nghề được xem là khá ổn.
Theo food stylist Nguyễn Quang Việt, hiện nay, thu nhập của nghề dao động từ 15- 17 triệu/tháng. Nhưng đây chỉ là công việc thời vụ nên không đều. Bùi Lý Tiến Nguyên cũng tiết lộ một hợp đồng chụp ảnh các món ăn ở Việt Nam thường có mức sàn khoảng trên dưới 1.000 USD. Có những dự án đặc biệt, nhóm của Nguyên được trả đến 7.000 USD.
Do còn mới mẻ nên Việt Nam chưa có môi trường đào tạo hay giáo trình bài bản về nghề “trang điểm cho món ăn” này. Hầu hết những người theo nghề phải tự tìm tòi qua sách báo nước ngoài. Phần lớn các food stylist ở Việt Nam hiện nay đều là các đầu bếp kiêm nhiệm.
“Muốn theo đuổi nghề đòi hỏi sự say mê, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú và khả năng hiểu biết về nhiếp ảnh, bố cục, sắp đặt, thậm chí cả kiến thức hóa học nữa để có thể tạo ra các hiệu ứng lạ cho món ăn như khói, màu...”- Minh Ngọc nói về tiêu chí của nghề.
“Chắc chắn không thể thiếu sự kiên nhẫn, tỉ mẩn rồi. Ví dụ bạn đang ngồi sắp lại từng hạt cơm trên chén cơm, nếu bạn nóng vội, bực tức vì các hạt cơm cứ dính bết vào nhau thì rất khó để tạo hình ảnh một chén cơm tơi ngon mắt”- Tiến Nguyên nhấn mạnh.
“Quan trọng nhất vẫn là phải có tình yêu với ẩm thực”- Tổng bếp trưởng Ao Ta chia sẻ quan điểm.

Đón tết ở ngôi làng bị “xoá sổ” trong lũ

Ở Xuân Cỏ (thôn An Xuyên 3, xã Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định) - ngôi làng bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt lũ cuối năm 2016,  cái Tết bộn bề gian khó.

Don tet o ngoi lang bi “xoa so” trong lu
Nhắc đến tết ông Phan Văn Tiên - một trong 11 hộ bị sập nhà tại thôn An Xuyên rơm rớm nước mắt. Ngôi nhà kiên cố của ông giờ nằm bên miệng hà bá, nhà sập tới sát vách đặt bàn thờ - Ảnh: BÁ DŨNG 
Đêm 15-12-2016 đối với người dân xóm Xuân Cỏ có lẽ sẽ không bao giờ có thể quên được bởi chỉ trong vài giờ khi nước lũ tràn về, ngôi làng đã trở nên tiêu điều, tan hoang.
11 hộ trong chốc lát đã trở về cảnh tay trắng đúng nghĩa: nhà cửa chìm dưới đáy sông, không quần áo, không chăn màn, không giấy tờ tuỳ thân. Những gia đình khác may mắn còn nhà thì cũng thiệt hại nặng nề khi bị lũ xé qua gây hư hại nặng.
“Nhà không có ở thì mong chờ chi xuân?”
Trưa 23 tháng Chạp, xóm Xuân Cỏ tròn 36 ngày từ sau đêm lũ quét qua. 36 ngày trôi qua nhưng dường như mọi thứ vẫn không thay đổi: 11 ngôi nhà bị lũ đánh sập nằm chơ vơ bên mép nước, những ngôi nhà còn lại cái thì sập vách, cái bị nứt tường.
Ngôi làng của người dân vùng nuôi trồng thuỷ sản, sống bình yên dưới từng khóm dừa ngày nào giờ mọi như vừa trải qua một đợt bom. Sự phục hồi ít ỏi có thể thấy ở xóm nhỏ này là một cây cầu tre dài khoảng 30 mét vừa được chính quyền huy động dân dựng lên nối từ trung tâm thôn An Xuyên qua lạch nước mới được mở sau lũ để về bên kia xóm Xuân Cỏ.
Don tet o ngoi lang bi “xoa so” trong lu-Hinh-2
Cây cầu tre mới được dựng lên để người dân xóm Xuân Cỏ qua lại sau khi bị lũ làm hư hỏng đường sá - Ảnh: BÁ DŨNG 
Giữa trưa, bà Phạm Thị Dần và con trai bà là Nguyễn Đức Hùng vẫn hì hục nhặt nhạnh những mảng bê tông để kê quanh túp lều mà hai mẹ con bà ở tạm từ sau đêm lũ đánh sập nhà.
Bà Dần khuôn mặt buồn rười rượi, giọng rầu rĩ: “Tết nhất sắp tới rồi mà khổ rày thâu chớ còn nói chi. Nhà bị sập từ hôm đó tới giờ nên hai mẹ con phải ở trong cái lều nầy, chẳng muốn có tết nữa”.
Trong số 40 nhà dân ở xóm Xuân Cỏ bị ảnh hưởng trong đợt lũ, ngôi nhà của mẹ con bà Dần bị thiệt hại nặng nề nhất vì nhà nằm ngay sát thân đê.
“Nước về lớn quá, lúc đầu nước xé có một lạch nhỏ nhưng mấy phút sau thì vào làng cứ như sóng thần, mẹ con tôi chỉ biết ôm quần áo chạy chứ không kịp lấy gì” – bà Dần kể.
Sau lũ, nhà bà Dần bị hư hại hoàn toàn. Người đàn bà khốn khổ, nhỏ và gầy khô như tàu lá gần cả một đời chịu cảnh không chồng, nuôi hai con khôn lớn, giờ lại lâm vào cảnh trắng tay, không nhà cửa, không đồ đạc.
Don tet o ngoi lang bi “xoa so” trong lu-Hinh-3
Bà Phạm Thị Dần và con trai cả tá túc trong túp lều bạt nhựa được phát từ sau ngày lũ tràn vào - Ảnh: BÁ DŨNG 
Bà Dần kể rằng từ sau khi mất nhà, hai mẹ con bà được nhiều tổ chức, đơn vị, các nhà hảo tâm đến thăm, hỗ trợ nhưng tới nay mọi thứ vẫn trong ngổn ngang. Không còn nhà, mẹ con bà hơn một tháng nay phải ở trong tấm lều phủ bằng bạt nhựa được chính quyền cấp đối với các hộ bị mất nhà cửa.
“Chiều hôm qua xã kêu tui lên bốc thăm nhận lô đất tái định cư để làm nhà ở. Tôi bốc trúng lô nằm sâu dưới ruộng. Tính ra nếu tiền đổ đất cũng phải 50 triệu rồi, mà nhà nước hỗ trợ 100 triệu, tui cũng không biết 50 triệu thì liệu có nhà để mà ở hay không?” bà Dần nói.
Chúng tôi về những ngày tết, bà Dần tỏ vẻ không vui, rồi giọng càu nhàu: “Chú thấy mẹ con tui như rày thì có ăn được tết không? Chơ, nhà còn không có mà ở mà mong chi tết cho buồn”.
Chúng tôi đi sâu hơn vào phía trong xóm Xuân Cỏ, làng tiêu điều xơ xác, những hàng dừa cổ thụ bị lũ đánh bật gốc, nằm tức tưởi dưới mép nước. Khóm dừa non đang chuẩn bị bung trái thì thân cây ngã xuống, trái non vừa chui ra khỏi buồng đã khô rũ trên buồng.
Bên những ngôi nhà nghiêng ngả, đổ vỡ của người dân, các ao tôm cũng bị lũ xé toang. Suốt hơn một tháng nay, người dân cùng nhau dùng máy cát hùn từ sông vào để be bờ, gầy dựng lại ao nuôi nhưng mọi thứ vẫn ngổn ngang.
“Tết sắp đến rồi nhưng giờ chưa thấy nhà nào chuẩn bị gì cả, hộ thì mất nhà, cả làng ao tôm, ao cá bị mất sạch nên không ai có khoản thu nhập nào. Không có tôm, cá thì làng cũng không có tết. Riêng nhà tôi thì cả hai vợ chồng tính 28 tết đi ra chợ xã mua cho ba đứa con ba bộ đồ mới, thêm mấy cái bánh tét về đặt trên bàn thờ cho có không khí vậy chứ cũng chẳng làm gì” ông Nguyễn Thanh Tuấn - xóm Xuân Cỏ nói.
“Kê một bộ bàn, thắp một bình bông cho qua năm khó khăn”
Ở cuối xóm Xuân Cỏ, suốt hơn một tháng kể từ ngày lũ đi qua, vợ chồng ông Phan Văn Tiên, bà Nguyễn Thị Xuân chưa một đêm được ngủ ngon giấc. Ngôi nhà kiên cố của cả hai vợ chồng làm quần quật dành dụm và dựng lên, tưởng như kiên cố nhưng trong một khoảnh khắc mọi thứ đã biến đổi hoàn toàn.
Don tet o ngoi lang bi “xoa so” trong lu-Hinh-4
Lũ đánh sập nhà nên hơn một tháng nay gia đình chị Trần Thị Liên (xõm Xuân Cỏ) cùng chồng và hai con tá túc tại nhà của mẹ chị Liên. Tết này cả gia đình sẽ không tổ chức như những năm trước - Ảnh: BÁ DŨNG 
Một nửa căn nhà bị lũ đánh sập, móng đá và bê tông bị ủi gốc nổi lên bên mép nước. Từ trong ngôi nhà này nhìn ra, cánh đồng tôm cũng tan hoang, tường nhà bị xuyên thủng, lạch nước mới được tạo dòng xé sát tới góc bà thờ của căn nhà.
“Từ hôm đó đến nay tôi không đêm nào ngủ ngon. Cứ nhắm mặt được chút là lại thấy mình đang chèo ghe chở hai đứa cháu đi tròng trành giữa mưa lũ. Tôi lại bật dậy, rồi đi loanh quanh nhà, bần thần và tự nhiên nước mắt lại trào ra, thấy mọi thứ buồn ghê lắm. Đêm nào hai vợ chồng cũng thức rồi ôm chiếu ra ngoài sân ngồi nói chuyện chờ trời sáng” ông Tiên ứa nước mắt, kể.
Don tet o ngoi lang bi “xoa so” trong lu-Hinh-5
Những người phụ nữ trong thôn An Xuyên 3 chuẩn bị đồ để làm món kiệu muối ăn trong những ngày tết - Ảnh: BÁ DŨNG 
Sau đêm lũ về, không chỉ nhà ông Tiên, bà Xuân mất mà nhà của Sơn - cậu con trai đầu của ông bà cũng không còn. Sơn phải ẵm vợ con đi về nhà bà ngoại để ở.

Mẫu hoa trang trí món ăn từ của quả đẹp ngỡ ngàng

(Kiến Thức) - Bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp trước sự khéo léo của đầu đếp khi ngắm nhìn  những mẫu hoa trang trí món ăn từ củ quả cực đẹp dưới đây.

Mau hoa trang tri mon an tu cua qua dep ngo ngang
 Hoa trang trí món ăn từ trái cây đầu tiên sẽ khiến bạn bất ngờ là bông hồng cánh viền xanh hút mắt tỉa từ quả dưa chuột.