Lạ lùng chuyện quản lý vốn nhà nước tại Gốm sứ Hoàng Liên Sơn

Mặc dù đã thoái hết vốn tại CTCP Gốm sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (mã HLS, sàn UPCoM) từ năm 2016, song Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) vẫn miệt mài theo kiện đòi hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 2008, 2009.

Vào đầu tháng 3/2020, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã giải quyết theo trình tự phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của SBIC (tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) yêu cầu hủy nghị quyết Ðại hội đồng cổ đông (ÐHÐCÐ) của HLS năm 2008, 2009.

Ðược biết, SBIC đã thoái vốn tại HLS vào năm 2016. Tại phiên đấu giá công khai, toàn bộ 473.960 cổ phần (tương đương 13,94% vốn điều lệ) được bán với giá 25.200 đồng/cổ phiếu. Ba nhà đầu tư cá nhân đã trúng đấu giá và được HLS cấp sổ cổ đông. 

HLS tiền thân là Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, có nhà máy tại TP. Yên Bái, nơi có nguồn nguyên liệu sản xuất sứ cách điện. HLS đã cổ phần hóa, chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần từ năm 2004, với vốn điều lệ 8,45 tỷ đồng. 

Khi đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái là đại diện chủ sở hữu nhà nước nắm giữ 56% vốn (tương đương 4,7 tỷ đồng). Năm 2007, vốn Nhà nước được chuyển giao cho SBIC. 

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 12 vào năm 2017, vốn điều lệ HLS tăng lên 54,39 tỷ đồng. 

La lung chuyen quan ly von nha nuoc tai Gom su Hoang Lien Son
 

Các nghị quyết Ðại hội đồng cổ đông của HLS mà SBIC khởi kiện yêu cầu hủy bỏ đều có nội dung liên quan đến việc tăng, giảm vốn điều lệ của HLS cũng như điều chỉnh tỷ lệ vốn góp của SBIC. 

Cụ thể, ngày 30/5/2008, HLS công bố biên bản họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên về việc tăng vốn điều lệ lên 35 tỷ đồng. 

Trong lần tăng vốn này, HLS đã phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; tỷ lệ vốn nhà nước giảm từ 56% xuống còn 51%. 

Ngày 28/2/2009, HLS giảm vốn điều lệ xuống 29,74 tỷ đồng, bằng giá trị lợi nhuận để lại của SBIC (theo Nghị quyết Ðại hội đồng cổ đông thường niên ngày 25/2/2009). 

Tỷ lệ vốn nhà nước do SBIC nắm giữ giảm còn 42,3%. Ngày 9/7/2009, HLS họp ÐHÐCÐ với nội dung giảm vốn góp bằng thương hiệu của Vinashin được xác định là 7 tỷ đồng. SBIC còn nắm giữ 15,93% vốn điều lệ. 

Lý do SBIC khởi kiện yêu cầu hủy bỏ các nghị quyết trên từ năm 2012 với lý do các kỳ Ðại hội cổ đông đều không có đại diện vốn nhà nước tham gia.

Theo hồ sơ vụ việc, tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã có hai lần ra quyết định đình chỉ giải quyết. Ðến năm 2017, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã hủy quyết định đình chỉ giải quyết, với lý do là các biên bản Ðại hội đồng cổ đông, nghị quyết của HLS không được gửi cho SBIC là vi phạm Luật Doanh nghiệp 2005, nên còn thời hiệu khởi kiện. 

Ngoài ra, yêu cầu tòa sơ thẩm làm rõ việc tăng, giảm vốn điều lệ có làm thất thoát tài sản nhà nước hay không. Nếu có, trách nhiệm của lãnh đạo HLS và người đại diện vốn nhà nước như thế nào?

Năm 2019, cơ quan Công an tỉnh Yên Bái đã có kết luận “không có dấu hiệu thất thoát vốn nhà nước tại HLS”. 

Tòa án Nhân dân TP. Yên Bái cũng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của SBIC. Tuy nhiên, nguyên đơn vẫn tiếp tục kháng cáo lên cấp phúc thẩm vì cho rằng, các kỳ Ðại hội cổ đông đều không có đại diện vốn nhà nước tham gia; số liệu tài chính không phù hợp với kết quả kiểm toán mà SBIC nắm được, kết luận của cơ quan điều tra không sát với nội dung yêu cầu. 

Tòa phúc thẩm không đồng tình với yêu cầu của SBIC. Lý do là ngày 21/10/2009, ông Vũ Tuấn Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị HLS, đồng thời là đại diện vốn góp của SBIC tại HLS đã gửi Văn bản số 79 cho Hội đồng quản trị Tập đoàn Vinashin xác định số vốn của Vinashin là 4,7 tỷ đồng/29,7 tỷ đồng tại HLS. 

Tại công văn này, ông Dương đề nghị Tập đoàn cử người khác tham gia đại diện vốn góp. Ngày 4/12/2009, ông Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin đã ký quyết định cử ông Ðỗ Ðức Tuấn làm đại diện quản lý 15,29% cổ phần tại HLS.

Theo tòa án, SBIC hoàn toàn biết số vốn nhà nước tại HLS qua các nghị quyết Ðại hội đồng cổ đông và thể hiện qua việc SBIC không có ý kiến phản đối.    

Ủy ban quản lý vốn NN muốn Vietnam Airlines lãi trước thuế 2.358 tỷ năm 2020

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đặt mục tiêu cho Vietnam Airlines phải đạt doanh thu 110.560 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 2.358 tỷ đồng trong năm 2020.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines – HoSE: HVN) vừa nhận được ý kiến của cổ đông chi phối liên quan đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - cổ đông đang năm 86,19% vốn điều lệ vừa thông qua đề xuất của người đại diện tại Vietnam Airlines về kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư năm 2020, bao gồm các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu.

Uy ban quan ly von NN muon Vietnam Airlines lai truoc thue 2.358 ty nam 2020
 

Theo đó, cơ quan đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đặt mục tiêu cho Vietnam Airlines phải đạt doanh thu 110.560 tỷ đồng, trong đó Công ty mẹ đạt 83.842 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 2.358 tỷ đồng, trong đó Công ty mẹ đạt 1.512 tỷ đồng. Tổng số lao động của Vietnam Airlines được ấn định là 6.024 người (đã bao gồm người quản lý nhưng không bao gồm: lao đọng nước ngoài; lao động cung ứng theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, hợp đồng dịch vụ; lao động là người Việt Nam tại Cambodia Angko Air và JPA.

Trong năm 2020, tổng vốn đầu tư của Vietnam Airlines được giới hạn không quá 2.490 tỷ đồng, không bao gồm đầu tư bổ sung 833 tỷ đồng vào vốn điều lệ của JPA. Đối với việc đầu tư 50 tàu bay thân hẹp giai đoạn 2021 – 2025, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu người đại diện phối hợp với HĐQT hoàn thiện hồ sơ dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và các quy định pháp luật có liên quan. Trình Ủy ban xem xét, có ý kiến bằng văn bản trước khi người đại diện chính thức trình Báo cáo nghiên cứu khả thi để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Vào năm ngoái, Vietnam Airlines đã đạt tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất cao nhất từ trước tới nay, lần lượt ước đạt 101.188 tỷ đồng (tăng hơn 2.200 tỷ so với năm 2018) và gần 3.369 tỷ đồng. Trong đó, công ty mẹ ước đạt hơn 75.000 tỷ đồng doanh thu và hơn 2.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 12% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, tổng các khoản nộp ngân sách (hợp nhất) đạt 7.369 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2018, trong đó các khoản nộp ngân sách của công ty mẹ là 2.573 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ.

Với kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả, hầu hết chỉ số tài chính của Vietnam Airlines cải thiện đáng kể, nâng cao khả năng tự chủ về vốn và khả năng an toàn tài chính. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt trên 16%, trong khi Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu giảm còn 2,27 lần.

Bên cạnh kết quả tài chính ấn tượng, năm 2019, Vietnam Airlines còn đánh dấu kỷ lục với đội tàu bay cán mốc 100 chiếc và gần 100 đường bay phủ khắp thế giới. Với việc bổ sung 22 tàu bay thế hệ mới hiện đại gồm Boeing 787-10 Dreamliner, Airbus A350-900, A321neo và 10 đường bay, đây là năm Vietnam Airlines tiếp nhận nhiều tàu bay nhất trong lịch sử và mở nhiều đường bay nhất trong 5 năm trở lại đây. Những tiềm lực này là nền tảng quan trọng để Hãng nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững vị thế Hãng hàng không quốc tế 4 sao năm thứ tư liên tiếp theo đánh giá của tổ chức Skytrax.

Hoạt động khai thác tiếp tục được Vietnam Airlines duy trì an toàn tuyệt đối với 134.000 chuyến bay, 23 triệu lượt hành khách và gần 346.000 tấn hàng hóa được vận chuyển trong năm 2019. Chỉ số đúng giờ (OTP) đạt xấp xỉ 90%, vượt 2% so với mục tiêu năm và cao hơn mặt bằng chung thế giới.

Ủy ban Quản lý vốn đặt chỉ tiêu cho SCIC mang về hơn 4.800 tỷ đồng năm 2020

(Vietnamdaily) - Năm 2020, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước giao cho SCIC mang về doanh thu gần 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 4.800 tỷ đồng…
 

Ngày 24/2, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Theo đó, trong năm 2020, SCIC tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa gắn với đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định; bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã tiếp nhận theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch và lợi ích của Nhà nước.

Loạt khách sạn sang trọng ở Đà Nẵng, Huế... là nơi cách ly Covid-19

(VietnamDaily) - Hàng loạt khách sạn sang trọng từ 3 đến 4 sao ở Đà Nẵng, Huế đã được trưng dụng để làm nơi cách ly đối với những người nước ngoài từng tiếp xúc với người nhiễm Covid-19.

Thông tin Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Nam đã thống nhất trưng dụng khách sạn Hội An Beach Resort (số 1 Cửa Đại, TP Hội An) làm khu cách ly, lưu trú an toàn cho du khách nước ngoài từng tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 đang đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận.
Việc làm này nhằm tạo thuận lợi cho công tác theo dõi, kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại địa phương. Quảng Nam sẽ phối hợp với đại diện doanh nghiệp hoàn thành việc tiếp quản cơ sở và đưa vào thực hiện bố trí cách ly vào ngày 16/3.