Kỷ lục mới siêu khủng của rau quả

Xuất khẩu rau quả không những qua mặt mà còn vượt rất xa so với những mặt hàng nông sản khác như gạo.

Trái thanh long tươi của Việt Nam hiện đã xuất khẩu vào nhiều thị trường trên thế giới. Ảnh minh hoạ
Trái thanh long tươi của Việt Nam hiện đã xuất khẩu vào nhiều thị trường trên thế giới. Ảnh minh hoạ 
Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 12/2017 đạt gần 336 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong cả năm 2017 đạt trên 3,5 tỉ USD, vượt 500 triệu USD so với mục tiêu đề ra. Không chỉ đạt dấu ấn tăng trưởng cao kỷ lục, đây cũng là năm đầu tiên ngành rau quả đã xuất siêu gần 2 tỉ USD.
Với mức tăng tới 43% so với năm 2016, xuất khẩu rau quả không những qua mặt mà còn vượt rất xa so với những mặt hàng nông sản khác như gạo.
Trái cây là mặt hàng xuất khẩu chính chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là các sản phẩm rau hoa quả chế biến ; rau củ tươi; hoa tươi, các loại lá.
Không chỉ đạt dấu ấn tăng trưởng cao kỷ lục, năm 2017 cũng là năm đầu tiên ngành rau quả đã xuất siêu gần 2 tỉ USD. Ảnh minh hoạ
 Không chỉ đạt dấu ấn tăng trưởng cao kỷ lục, năm 2017 cũng là năm đầu tiên ngành rau quả đã xuất siêu gần 2 tỉ USD. Ảnh minh hoạ
Trong 10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam, Trung Quốc đứng vị trí đầu tiên khi chiếm tới 75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là Nhật Bản chiếm 3,7%, Mỹ 3%, Hàn Quốc 2,6%.
Tuy nhiên, số liệu từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho thấy nước ta đã chi gần 1,6 tỉ USD để nhập khẩu rau quả trong năm nay, tăng 68,12 % so với cùng kỳ 2016. Thái Lan là nước Việt Nam nhập rau quả nhiều nhất, đứng sau là Trung Quốc.
Theo thống kê, năm 2016, lần đầu tiên xuất khẩu rau quả đã qua mặt kim ngạch xuất khẩu gạo. Cụ thể, nếu như xuất khẩu gạo mang về 2,2 tỉ USD thì rau quả đã mang về 2,4 tỉ USD. Chỉ sau một năm, rau quả đã vượt lúa gạo tới 1 tỉ USD, trong khi xuất khẩu gạo mang về khoảng 2,5 tỉ USD.

Ngân hàng nào "dính" nợ xấu cao nhất năm 2017?

(Kiến Thức) - Tính đến hết quý III/2017, Sacombank và VPBank là 2 trong những cái tên dẫn đầu trong nhóm có tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cao nhất.

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết quý III/2017, mặc dù tình hình kinh doanh có khởi sắc, nhiều ngân hàng báo lãi, thậm chí lãi lớn nhưng tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cũng cao.
Đứng đầu trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là ngân hàng Sacombank. Theo báo cáo tài chính kết quả kinh doanh quý III/2017, nợ xấu của Sacombank còn ở mức cao 13.264 tỷ đồng, chiếm 5,9% tổng dư nợ tín dụng, giảm 1% so với đầu năm là 6,9%. Trong đó, nợ xấu tăng chủ yếu ở các nhóm nợ nghi ngờ mất vốn (nhóm 4) ở mức 3.251 tỷ, tăng 24% và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) ở mức 9.593 tỷ, tăng 12,7% so với đầu năm.

Sàn tiền ảo dính sự cố, Bitcoin có tuần giao dịch thảm hại

Giá Bitcoin tiếp tục giảm xuống dưới 11.000 USD, nguyên nhân được cho là nhà đầu tư bán tháo. 

Mức giảm khoảng 47% so với đỉnh mới lập từ đầu tuần, theo dữ liệu trên sàn Coibase.
Sàn Coinbase – với hơn 13 triệu người dùng tính tới tháng 11, bị dừng giao dịch hơn hai tiếng đồng hồ trong ngày, do giá giảm mạnh.