Kỳ lạ dưa hấu để 7 tháng vẫn tươi nguyên

Trái dưa hấu trên thuộc sở hữu của gia đình chị Dương Ngọc Thủy ở ấp Đông Khánh, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, Đồng Tháp.

 
Chị Thủy cho hay, trái dưa hấu thuộc loại dưa vỏ vàng, ruột đỏ được vợ chồng chị chọn mua ngẫu nhiên tại một vựa dưa ở chợ Sa Đéc vào ngày 28/1/2014 để chưng Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Đều lạ là 3 trái dưa hấu cùng chủng loại được chị Thủy mua cùng thời điểm tại vựa dưa trên về chưng chỉ được hơn 10 ngày đã bị hỏng, phải đem bỏ, nhưng trái dưa hấu này vẫn tươi nguyên, thấy vậy, nhà chị Thủy để chưng trên bàn thờ cho đến nay.
Hiện bề mặt trái dưa hấu da rất cứng, màu sắc còn tươi, tuy nhiên do để lâu ngày nên trọng lượng quả dưa giảm từ hơn 3kg xuống còn trên 2,5kg.
Chị Thủy khẳng định gia đình không dùng hóa chất tác động lên trái dưa. Thỉnh thoảng, chị Thủy chỉ dùng vải sạch lau bụi bám trên bề mặt trái dưa hấu cho sáng đẹp. Việc trái dưa hấu vẫn tồn tại trong thời gian dài khiến nhiều người rất ngạc nhiên.

Lộ hình ảnh “nóng” của loạt ông lớn đình đám

(Kiến Thức) - Trong khi các công ty như Reebok và Airbnb thay đổi hoàn toàn logo mới trong năm nay, thì hãng Google và Cadillac chỉ điều chỉnh chút ít.

Tháng trước, Airbnb – công ty dịch vụ cho “ở ké” đã thay đổi logo mới (phải) với một biểu tượng gọi là "Belo”. Mặc dù logo này được cho rằng truyền tải thông tin quảng cáo cho công ty nhưng theo nhiều khách hàng, nó hơi nhạy cảm vì giống hình cơ quan sinh dục của nam và nữ.
Tháng trước, Airbnb – công ty dịch vụ cho “ở ké” đã thay đổi logo mới (phải) với một biểu tượng gọi là "Belo”. Mặc dù logo này được cho rằng truyền tải thông tin quảng cáo cho công ty nhưng theo nhiều khách hàng, nó hơi nhạy cảm vì giống hình cơ quan sinh dục của nam và nữ.

Đau xót “Hai Lúa” ngồi trên đống vàng... mà bất lực

(Kiến Thức) - Suốt nhiều năm, câu chuyện nông sản Việt bị chèn ép trên thị trường quốc tế vẫn luôn là đề tài được quan tâm. Nhưng giải quyết bằng cách nào, thì chưa ai tìm ra câu trả lời.

Từ câu chuyện dưa hấu chất đống ở cửa khẩu không được xuất sang Trung Quốc, chuyện sau hơn 10 năm chỉ có 1/10 sản phẩm nông sản Việt Nam đăng ký bản quyền để được bảo hộ mới được công bố, chúng tôi đã tìm gặp chuyên gia về truyền thông và thương hiệu Nguyễn Đình Thành để nghe anh lý giải, trước hết ở góc độ một công dân có trách nhiệm và có kiến giải riêng với các vấn đề của xã hội.
Chuyện mục Cafe sáng tuần này của Báo Điện tử Kiến Thức xin đăng tải cuộc đối thoại xoay quanh vấn đề này.