Ký hợp đồng vượt định mức 2046 giáo viên: Ai chịu trách nhiệm?

(Kiến Thức) - Ngành giáo dục tỉnh Hải Dương đã ký vượt chỉ tiêu 2046 giáo viên hợp đồng theo quy định trách nhiệm này thuộc về đơn vị, cá nhân nào?

Sau khi Kiến Thức thông tin vụ việc 1.191 giáo viên hợp đồng tại Hải Dương ba tháng qua chưa được nhận lương, nhiều giáo viên chán nản nghỉ việc, UBND tỉnh Hải Dương vừa có công văn số 3707/UBND-VP chỉ đạo các Sở ban ngành thanh toán tiền lương cho tất cả các giáo viên trên trong năm 2017.
Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương.
 Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương.
Dư luận đặt ra câu hỏi, việc ký hợp đồng vượt chỉ tiêu số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao năm 2017 lên con số 2046 giáo viên, trách nhiệm thuộc về cơ quan, đơn vị nào? Và nếu có tình trạng lạm dụng ký hợp đồng với các giáo viên ngoài biên chế, Sở GD&ĐT và các cơ quan chức năng sẽ xử lý ra sao?
Trả lời câu hỏi trên, bà Nguyễn Thị Tiến – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương cho rằng, nếu nói quy trách nhiệm cho ngành hay một cơ quan nào đó nhất định thì không thể. Bởi lẽ, xét cho cùng thì việc ký hợp đồng lao động để có người dạy là điều tất yếu và phù hợp với thực tế đặt ra.
Nói về việc lạm dụng ký hợp đồng với các giáo viên ngoài biên chế, bà Nguyễn Thị Tiến cho biết:
“Số đấy rất ít chứ tôi không dám chủ quan nói là không có. Hầu hết, người ta chỉ hợp đồng đáp ứng đúng yêu cầu, nhiệm vụ. Riêng đối với mầm non, giao 1,8 nhưng ít nhất phải bố trí 2 giáo viên/lớp. Toàn tỉnh có 822 lớp nhưng chỉ khoảng chục lớp bố trí 1 giáo viên, còn lại phải bố trí 2 người nên phải ký hợp đồng chứ không sẽ không đảm bảo chất lượng giáo dục cũng như an toàn cho các cháu”.
Dù lý do gì đi chăng nữa, việc ký hợp đồng vượt chỉ tiêu số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao năm 2017 lên con số 2046 giáo viên, để rồi 1191 giáo viên hợp đồng trong số đó bị chậm chi trả lương trong 3 tháng và đối mặt với tương lai phía trước mịt mờ, ngành giáo dục tỉnh Hải Dương và các cơ quan chức năng nên rà soát lại quy trình ký hợp đồng với các giáo viên tại các cơ sở giáo dục, nếu phát hiện sai phạm cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh. Nhất là trường hợp lạm dụng ký hợp đồng với các giáo viên ngoài biên chế.

Ba đời chủ tịch, huyện thừa 600 giáo viên

Việc tuyển thừa giáo viên được xác định là có liên quan đến ba đời chủ tịch huyện. Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết đang tiếp tục kiểm tra dấu hiệu sai phạm của những người có liên quan.

Năm học mới đã bắt đầu hơn tháng nay, nhưng năm giáo viên Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (xã Krông Búk, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) không được đến lớp giảng dạy. Họ nằm trong số 612 giáo viên dôi dư tại huyện Krông Pắk.

Cựu Tổng Giám đốc sàn vàng Khải Thái lĩnh án chung thân

(Kiến Thức) - HĐXX xác định bị cáo Hsu Minh Jung giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của sàn vàng Khải Thái nên phải chịu mức án nặng nhất.

Chiều ngày 15/12, sau phần nghị án, HĐXX TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt cựu Tổng Giám đốc sàn vàng Khải Thái Hsu Ming Jung (SN 1975, tức Saga) án chung thân. 
Căn cứ vào toàn bộ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, căn cứ vào quá trình xét xử công khai, Tòa nhận định hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đúng như cáo trạng của VKS đã truy tố.

Trốn CSGT, tài xế ôtô liều lĩnh tháo dải phân cách cầu Thanh Trì

(Kiến Thức) - Vì ùn tắc trên cầu Thanh Trì, một số tài xế ôtô đi vào phần đường xe máy rồi để trốn CSGT họ liều tháo dải phân cách quay lại làn cũ.

Chiều ngày 15/12, lãnh đạo Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT,Công an TP Hà Nội) cho biết, sẽ kiểm tra và xử lý các tài xế vi phạm cố tình đi vào làn đường xe máy trên cầu Thanh Trì (Hà Nội), rồi tự tháo dỡ dải phân cách để thoát ùn tắc.
Tai xe o to lieu linh thao dai phan cach tron CSGT tren cau Thanh Tri
 Tài xế ô tô tự ý tháo dải phân cách trên cầu Thanh Trì. Ảnh cắt từ clip.