Kỳ án kim cương xanh giữa Saudi Arabia và Thái Lan

Suốt 24 năm qua, vụ án kim cương xanh của hoàng gia Saudi Arabia vẫn là một trở ngại cho quan hệ ngoại giao giữa xứ sở vùng Vịnh này và Vương quốc Thái Lan.

Hôm 31/3, với lý do không đủ bằng chứng để xét xử, Tòa án Hình sự Thái Lan đã bác vụ kiện năm cảnh sát nước này bị cáo buộc giết một doanh nhân Saudi Arabia mất tích cách đây 24 năm. Vụ án là mắt xích nhỏ trong một kỳ án lớn liên quan đến việc hoàng gia Saudi Arabia bị trộm đá quý và bốn nhà ngoại giao nước này bị ám sát tại Bangkok.
Đại biện Đại sứ quán Saudi Arabia tại Thái Lan A.M. Alsheaiby (thứ hai từ trái) cùng họ hàng của doanh nhân al-Ruwaili và quan chức Saudi Arabia họp báo ở Bangkok sau phán quyết của Tòa án hình sự Thái Lan ngày 31/3 - Ảnh: Reuters
Đại biện Đại sứ quán Saudi Arabia tại Thái Lan A.M. Alsheaiby (thứ hai từ trái) cùng họ hàng của doanh nhân al-Ruwaili và quan chức Saudi Arabia họp báo ở Bangkok sau phán quyết của Tòa án hình sự Thái Lan ngày 31/3 - Ảnh: Reuters
Vụ trộm táo tợn và những cái chết bất thường
Năm 1989, một người làm vườn Thái Lan đã trèo vào cung điện của một hoàng tử ở Riyadh (Saudi Arabia) qua cửa sổ tầng hai, mở két sắt bằng một chiếc tuôcnơvit và lấy đi hơn 90kg đá quý. Theo Reuters, tại thời điểm đó số đá quý trị giá khoảng 20 triệu USD.
Phía Saudi Arabia cho biết người làm vườn đã giấu những viên ngọc lớn cỡ quả trứng gà vào chiếc túi của máy hút bụi. Trong số này có một viên kim cương xanh 50 carat được coi là một trong những viên kim cương xanh lớn nhất thế giới.
Người làm vườn tên Kriangkrai Techamong sau đó đã gửi đá quý theo đường hàng không về quê ở miền bắc Thái Lan rồi lập tức rời khỏi Saudi Arabia. Sau khi Chính phủ Saudi Arabia cung cấp thông tin cho phía Thái Lan, cảnh sát chẳng mất nhiều thời gian để tóm Kriangkrai. Tuy nhiên, anh ta đã kịp bán một số viên đá quý vô giá này với giá chỉ khoảng... 30 USD/món.
Sau đó không lâu, theo tờ Bangkok Post, một nhà ngoại giao Saudi Arabia bị giết tại tòa đại sứ ở Bangkok. Ngày 1/2/1990, ba nhà ngoại giao khác của Saudi Arabia ở Bangkok bị hạ sát trong hai vụ tấn công cùng một buổi tối. Hai ngày sau đó, doanh nhân người Saudi tên Mohammad al-Ruwaili ở Thái Lan được cho là cũng bị bắt cóc và biến mất từ đó. Đại sứ quán Saudi Arabia ở Bangkok bác bỏ thông tin nói al-Ruwaili là đặc vụ và đang điều tra vụ trộm đá quý.
Thời điểm đó, cảnh sát Thái Lan đã tìm cách trả lại những viên đá quý mà Kriangkrai chưa kịp bán trong một chuyến thăm chính thức Saudi Arabia với hi vọng vụ việc sẽ êm xuôi. Nhưng phía Saudi Arabia nhanh chóng tuyên bố hầu hết số đá quý được trả lại là... đồ giả.
Điều tra đi vào ngõ cụt
Dưới sức ép của Saudi Arabia, Thái Lan tiếp tục điều tra vụ án nhưng kết quả lại là những cái chết bí ẩn khác. Năm 1994, một thợ kim hoàn Thái - người mà đại biện lâm thời Saudi Arabia ở Thái Lan Mohammed Khoja tin là đứng sau vụ làm giả những viên ngọc trả lại - bị bắt cóc. Vợ và con trai 14 tuổi của ông này cũng bị giết. Lúc đó, cảnh sát Thái nói vợ con người thợ kim hoàn chết trong tai nạn giao thông nhưng ông Khoja không đồng ý.
Vài tháng sau đó, sĩ quan cảnh sát Chalor Kerdthes, người đứng đầu cuộc điều tra ban đầu về vụ mất cắp và trao trả số ngọc giả cho Saudi Arabia, đã bị bắt và truy tố với tội ra lệnh giết vợ con người thợ kim hoàn.
Nhưng vụ điều tra tiếp tục đi vào ngõ cụt do những phản cung loạn xạ. Một trong năm cảnh sát dính líu đến vụ việc có trung tướng Somkid Boonthanom. Nhân chứng chính trong vụ án là đại tá Suvichai Kaewpluek khai rằng ông Somkid đã ra lệnh cho cấp dưới bắt cóc doanh nhân al-Ruwaili, đem đến một khách sạn ở Bangkok trước khi giết ông này và đốt xác tại huyện Si Racha, tỉnh Chon Buri. Ông Suvichai hiện đang ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và từ chối xuất hiện trước tòa tại Thái Lan vì sợ trả thù.
Bangkok Post cho biết tướng Somkid bác bỏ các cáo buộc này. Đến ngày 31-3 vừa qua, Tòa án hình sự Thái Lan đã bác vụ án, nói không đủ bằng chứng để xét xử. Quyết định này cũng bãi bỏ việc sử dụng lời khai của đại tá Suvichai.
Theo Bangkok Post, trong hai bản tuyên bố trước đó, ông Suvichai khai rằng biết về vụ bắt cóc doanh nhân al-Ruwaili từ một trong số năm cảnh sát kể trên. Tuy nhiên, trong bản khai mới nhất gửi tòa hình sự, ông lại nói đã xuất hiện khi doanh nhân này bị bắt vào khách sạn. Nhân viên khách sạn làm chứng tại tòa nói không thể xác nhận sự hiện diện của ông Suvichai.
Đại diện ngoại giao của Saudi Arabia ở Bangkok tuyên bố sẽ gửi phán quyết mới về Riyadh, để chính phủ xem xét các biện pháp đáp lại phán quyết mà họ nói là “gây thất vọng” này. Trong khi đó Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Thái Surapong Tovichakchaikul cho biết “lấy làm tiếc” về kết luận của tòa nhưng ông cũng không thể làm được gì hơn.

Người dân Ukraine giúp gì cho quân đội lúc này?

(Kiến Thức) - Ngoài việc động viên tinh thần các binh sĩ hiện ở khu vực giáp biên giới với Nga, người dân Ukraine còn đóng góp những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống thường nhật.

Kể từ khi chính thức sáp nhập Crimea, Nga đã khiến phương Tây và Ukraine không ngừng lo sợ về nguy cơ một cuộc tấn công vào miền đông Ukraine khi quân Nga không ngừng đổ về khu vực biên giới hai nước. Trong cuộc họp ngoại trưởng 28 quốc gia thành viên NATO, Tổng Thư ký liên minh Anders Fogh Rasmussen thẳng thắn phát biểu rằng, ông không hề nhận thấy dấu hiệu rút quân nào từ phía Nga như lời cam kết của Tổng thống Putin nói với Thủ tướng Đức Merkel.
Kể từ khi chính thức sáp nhập Crimea, Nga đã khiến phương Tây và Ukraine không ngừng lo sợ về nguy cơ một cuộc tấn công vào miền đông Ukraine khi quân Nga không ngừng đổ về khu vực biên giới hai nước. Trong cuộc họp ngoại trưởng 28 quốc gia thành viên NATO, Tổng Thư ký liên minh Anders Fogh Rasmussen thẳng thắn phát biểu rằng, ông không hề nhận thấy dấu hiệu rút quân nào từ phía Nga như lời cam kết của Tổng thống Putin nói với Thủ tướng Đức Merkel.

Binh sĩ Ukraine đồn trú dọc biên giới Nga căng mình huấn luyện

(Kiến Thức) - Những binh sĩ Ukraine đóng ở khu vực biên giới, đang dốc sức tập trung cho các cuộc huấn luyện nhằm đối phó với cuộc xâm lược "tiềm tàng" từ phía Nga.

Mặc dầu trông khá mệt mỏi, song những tân binh Ukraine mặt rạng rỡ nhìn về phía biên giới Nga và chờ đợi để đẩy lùi một cuộc xâm lược từ đội quân vô hình ở phía bên kia đường giáp ranh giữa hai nước.
Các binh sĩ lê bước chậm chạp giữa đống bùn đen ở một vùng quê phía đông Ukraine, nơi những lều trại quận đội được dựng ngay trên nền một trang trại chăn nuôi gà và chỉ cách khoảng vài km là tới đất của Liên bang Nga