Kinh hoàng nạn bắt cóc, hiếp, giết trẻ em ở Nam Phi

(Kiến Thức) - Tại đất nước cứ vài phút lại xảy ra một vụ cưỡng hiếp, tình trạng bạo lực vượt tầm kiểm soát, những tội ác như vậy vẫn gây sốc và phẫn nộ.

Bé gái Yonelisa (2 tuổi) và Zandile Mali (3 tuổi) là chị em họ của nhau và cùng chịu chung số phận bi thảm khiến những người cứng rắn nhất cũng phải rớt nước mắt thương cảm khi bị bắt cóc, cưỡng hiếp và sát hại ngay trước cửa nhà giữa ban ngày.
Vài ngày sau khi Yonelisa và Zandile Mali bị bắt cóc, người ta tìm thấy xác của 2 bé ở thị trấn Diepsloot, phía bắc thành phố Johannesburg gần một nhà vệ sinh công cộng.
Gần một tuần sau khi bị mất tích, ngày 15/10, 5 yêu râu xanh máu lạnh gây ra tội ác tày trời với 2 bé gái bị bắt giữ. Medupe Simasiku, Phát ngôn viên của Cơ quan Công tố quốc gia cho biết, phiên toàn xét xử chúng dự kiến diễn ra vào đầu tháng 11.
Hai bé gái xấu số Yonelisa và Zandile Mali.
Hai bé gái xấu số Yonelisa và Zandile Mali.
Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có một trong 5 tên yêu râu xanh đồi bại nhận tội. 4 kẻ còn lại ngang bướng không chịu thú nhận tội ác chúng gây ra. Các nhà điều tra đang phân tích các bằng chứng DNA để khép tội chúng bằng mọi giá.
Người dân Diepsloot rầm rộ biểu tình bên ngoài tòa án thể hiện sự phẫn nộ của họ đối với những kẻ bắt cóc, cưỡng hiếp và giết người tàn bạo, trắng trợn.
Diepsloot nổi tiếng là thị trấn bạo lực nhất Nam Phi – đặt ra thách thức lớn đối với các bậc phụ huynh để bảo vệ con cái an toàn. Nhất là khi tội ác không còn có khả năng kiểm soát.
Vụ bắt cóc, cưỡng hiếp và giết hại 2 bé gái xảy ra sau vụ tra tấn, lạm dụng, giết hại và vứt xác một bé trai trên cánh đồng hoang ở Katlehong, phía đông Johannesburg. Cả 2 vụ đều mang tính chất tàn bạo như nhau và nạn nhân là trẻ em - những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, cần được bảo vệ nhất.
“Những tội ác khủng khiếp, dã man bao gồm bắt cóc, cưỡng hiếp và giết hại con em chúng ta không còn ở trong giới hạn của xã hội – nơi mà chúng ta đang phấn đấu xây dựng”, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma nhấn mạnh.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực nói chung và những tội ác đối với trẻ em nói riêng ở Nam Phi mất kiểm soát chính là tỷ lệ hung thủ bị bắt và phải chịu sự trừng phạt của pháp luật quá thấp. Bị bắt vì tội cưỡng hiếp là rất hiếm ở Nam Phi trong đó chỉ có 6% những kẻ bị bắt bị tuyên án và phải chịu sự trừng phạt thích đáng.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Nam Phi là một trong những nước có tỷ lệ bạo lực tình dục cao nhất thế giới với trung bình 55.000 vụ được báo cáo hàng năm.
Đương nhiên con số thực tế cao hơn rất nhiều bởi rất nhiều nạn nhân chọn cách im lặng, không tố giác những kẻ hại đời mình, Giáo sư Rachel Jewkes thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi cho biết.
Một khảo sát về phụ nữ trưởng thành ở tỉnh Gauteng, trong đó bao gồm thành phố Johannesburg, Diepsloot và Pretoria cho kết quả, cứ 25 phụ nữ bị hãm hiếp thì chỉ có một người lên tiếng tố giác với cảnh sát.
“Nếu tính cả những vụ cưỡng hiếp không được báo cáo thì cứ vài phút lại có một người bị hiếp dâm trong đất nước của chúng tôi”, bà Rachel Jewkes nhấn mạnh.
Cũng theo bà Rachel Jewkes, trong khi khoảng 60% phụ nữ bị cưỡng hiếp ở Nam Phi là người đã trưởng thành thì có 15% là trẻ em dưới 11 tuổi.
“Chúng tôi thống kê năm nào cũng có một số vụ hiếp dâm trẻ em từ 2 đến 3 tuổi”, Giáo sư Rachel Jewkes cho biết.
Theo nhiều báo cáo, có sự gia tăng đáng báo động trong các vụ cưỡng hiếp rồi giết chết nạn nhân. Theo đó, khoảng 1/4 các nạn nhân trong các vụ cưỡng hiếp bị giết hại. Và Diepsloot là nơi có tỷ lệ cưỡng hiếp cao nhất Nam Phi.

Triều Tiên ra sức PR hình ảnh mới: hiện đại, hòa bình

(Kiến Thức) - "Tạm gác" tên lửa, vũ khí hạt nhân... Triều Tiên tích cực quảng bá hình ảnh hiện đại, thịnh vượng, thân thiện để hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài.

Công viên nước Munsu mới mở ở Bình Nhưỡng hiện đại, khang trang không thua kém bất cứ công viên nước nào trên thế giới.
 Công viên nước Munsu mới mở ở Bình Nhưỡng hiện đại, khang trang không thua kém bất cứ công viên nước nào trên thế giới.

Ảnh "quý" về các bộ lạc nguy cơ tuyệt chủng

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Jimmy Nelson đã ghi lại đời sống của những bộ lạc nguy cơ tuyệt chủng thông qua những bức ảnh rất chân thực.

Trước khi trở thành nhiếp ảnh gia thành công, Jimmy đã dành khoảng thời gian 3 năm để tới những vùng đất xa xôi ở 5 châu lục nhằm lưu giữ lại những bức ảnh chân thực về các bộ lạc nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương lai không xa. Tất cả giờ được xuất bản trong cuốn sách mới nhất mang tên Before They Pass Away. Trong ảnh: Bộ lạc Tsaatan ở vùng phía bắc Mông Cổ vốn là những người chăn nuôi du mục.
Trước khi trở thành nhiếp ảnh gia thành công, Jimmy đã dành khoảng thời gian 3 năm để tới những vùng đất xa xôi ở 5 châu lục nhằm lưu giữ lại những bức ảnh chân thực về các bộ lạc nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương lai không xa. Tất cả giờ được xuất bản trong cuốn sách mới nhất mang tên Before They Pass Away. Trong ảnh: Bộ lạc Tsaatan ở vùng phía bắc Mông Cổ vốn là những người chăn nuôi du mục.
Bộ lạc này sống ở những cánh rừng taiga vùng cực Bắc xa xôi, nơi nhiệt độ có thể hạ xuống mức - 50°C trong mùa đông.
Bộ lạc này sống ở những cánh rừng taiga vùng cực Bắc xa xôi, nơi nhiệt độ có thể hạ xuống mức - 50°C trong mùa đông.
Cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào những con tuần lộc – thứ duy nhất giúp họ có một cuộc sống thêm ấm no hơn.
Cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào những con tuần lộc – thứ duy nhất giúp họ có một cuộc sống thêm ấm no hơn.
Còn đây là hình ảnh về tộc người Musri, một bộ lạc du mục chuyên chăn nuôi gia súc sống ở thung lũng Omo phía tây nam Ethiopia. Theo những chia sẻ từ nhiếp ảnh gia Jimmy, những cô gái của bộ tộc này thường đeo đĩa ở môi dưới khi bước sang tuổi 15.

Còn đây là hình ảnh về tộc người Musri, một bộ lạc du mục chuyên chăn nuôi gia súc sống ở thung lũng Omo phía tây nam Ethiopia. Theo những chia sẻ từ nhiếp ảnh gia Jimmy, những cô gái của bộ tộc này thường đeo đĩa ở môi dưới khi bước sang tuổi 15.

Ở vùng thung lũng thuộc đất nước Ethiopia này, những tộc người Omo ngày nay theo tôn giáo đa thần - một sự pha trộn giữa tôn giáo duy linh và tôn giáo truyền thống. Bởi vậy, họ luôn quan niệm rằng, những vật "vô tri vô giác" như cây cỏ hay đất đá cũng đều có linh hồn.

Ở vùng thung lũng thuộc đất nước Ethiopia này, những tộc người Omo ngày nay theo tôn giáo đa thần - một sự pha trộn giữa tôn giáo duy linh và tôn giáo truyền thống. Bởi vậy, họ luôn quan niệm rằng, những vật "vô tri vô giác" như cây cỏ hay đất đá cũng đều có linh hồn.

Bộ tộc người Huli Wigmen ở Papua New Guinea nổi tiếng với những mái tóc bắt mắt. Trong ảnh, những người đàn ông của bộ lạc đang khoe những “tác phẩm” là những bộ tóc được trang trí cầu kỳ của mình trước ống kính của nhiếp ảnh gia.
Bộ tộc người Huli Wigmen ở Papua New Guinea nổi tiếng với những mái tóc bắt mắt. Trong ảnh, những người đàn ông của bộ lạc đang khoe những “tác phẩm” là những bộ tóc được trang trí cầu kỳ của mình trước ống kính của nhiếp ảnh gia.
Gauchos là bộ lạc của các kị binh du mục sống ở Argentina. Kể từ đầu những năm 1700, người Gauchos đã đi lang thang trên các thảo nguyên rộng lớn của đất nước Mỹ Latinh này. Tuy nhiên, tới thế kỉ 19, cuộc sống của họ ngày càng trở nên khó khăn hơn do các bộ luật của chính phủ buộc họ phải về sống ở những vùng đất nằm sâu trong nội địa.
Gauchos là bộ lạc của các kị binh du mục sống ở Argentina. Kể từ đầu những năm 1700, người Gauchos đã đi lang thang trên các thảo nguyên rộng lớn của đất nước Mỹ Latinh này. Tuy nhiên, tới thế kỉ 19, cuộc sống của họ ngày càng trở nên khó khăn hơn do các bộ luật của chính phủ buộc họ phải về sống ở những vùng đất nằm sâu trong nội địa.
Bộ lạc Mustang (hay còn gọi là người Lô) sống ở cao nguyên lộng gió giữa vùng tây bắc của Nepan và Tây Tạng – một trong những vùng đất xa xôi nhất trên thế giới. Lấy Phật giáo Tây Tạng làm tôn giáo chính, vì thế người Mustang coi những lời cầu nguyện hay các lễ hội là những điều không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày.
Bộ lạc Mustang (hay còn gọi là người Lô) sống ở cao nguyên lộng gió giữa vùng tây bắc của Nepan và Tây Tạng – một trong những vùng đất xa xôi nhất trên thế giới. Lấy Phật giáo Tây Tạng làm tôn giáo chính, vì thế người Mustang coi những lời cầu nguyện hay các lễ hội là những điều không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày.
Bộ tộcNi-Vanuatu là tộc người chiếm đa số ở Vanuatu, một đất nước được hình thành từ 38 hòn đảo thuộc vùng tây nam Thái Bình Dương.
Bộ tộcNi-Vanuatu là tộc người chiếm đa số ở Vanuatu, một đất nước được hình thành từ 38 hòn đảo thuộc vùng tây nam Thái Bình Dương.
Chukchi là một bộ tộc người Bắc cực cổ đại sống ở bán đảo Chukotka. Bộ tộc này có khá nhiều khác biệt so với những người Phương Bắc sinh sống tại đây.
Chukchi là một bộ tộc người Bắc cực cổ đại sống ở bán đảo Chukotka. Bộ tộc này có khá nhiều khác biệt so với những người Phương Bắc sinh sống tại đây.
Bộ lạc cổ xưa của những người chăn nuôi bán du mục có tên gọi Himba. Từ thế kỉ 16, họ sống trải rộng khắp con sông Kunene ở phía tây bắc Namibia và tây nam Angola.
Bộ lạc cổ xưa của những người chăn nuôi bán du mục có tên gọi Himba. Từ thế kỉ 16, họ sống trải rộng khắp con sông Kunene ở phía tây bắc Namibia và tây nam Angola.
Điều đặc biệt nữ là phụ nữ bộ lạc Himba thường hay bôi lên mình một hợp chất có tên là Otjize có tác dụng bảo vệ cơ thể họ khỏi khí hậu khắc nghiệt.
Điều đặc biệt nữ là phụ nữ bộ lạc Himba thường hay bôi lên mình một hợp chất có tên là Otjize có tác dụng bảo vệ cơ thể họ khỏi khí hậu khắc nghiệt.
Mặc dù luôn bị đe dọa bởi sự phát triển nhưng người Himba vẫn duy trì một lối sống truyền thống có từ nhiều đời nay.
Mặc dù luôn bị đe dọa bởi sự phát triển nhưng người Himba vẫn duy trì một lối sống truyền thống có từ nhiều đời nay.
Bộ tộc gốc Thổ Nhĩ Kỳ có tên là Kazakh. Họ sống bằng nghề chăn nuôi du mục khắp các vùng thuộc tỉnh phía tây Bayan-Ölgii, Mông Cổ.
Bộ tộc gốc Thổ Nhĩ Kỳ có tên là Kazakh. Họ sống bằng nghề chăn nuôi du mục khắp các vùng thuộc tỉnh phía tây Bayan-Ölgii, Mông Cổ.
Ladakh, bộ tộc sinh sống ở những thung lũng cao nằm giữa Himalaya và Karakoram thuộc tỉnh phía bắc Jammu của Ấn Độ. Trong đời sống tâm linh, Phật giáo Tây Tạng và tiền Phật giáo Bon là hai tôn giáo chính của họ trong hơn một ngàn năm nay.
Ladakh, bộ tộc sinh sống ở những thung lũng cao nằm giữa Himalaya và Karakoram thuộc tỉnh phía bắc Jammu của Ấn Độ. Trong đời sống tâm linh, Phật giáo Tây Tạng và tiền Phật giáo Bon là hai tôn giáo chính của họ trong hơn một ngàn năm nay.
Hai bộ lạc Dani và Yali sống trong thung lũng Baliem thuộc dãy núi Jayawijaya của Papua ở Indonesia, trên một cao nguyên nằm ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển.
Hai bộ lạc Dani và Yali sống trong thung lũng Baliem thuộc dãy núi Jayawijaya của Papua ở Indonesia, trên một cao nguyên nằm ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển.

Những cô gái thuộc bộ lạcHuaorani, bộ lạc tự nhận mình là tộc người dũng cảm nhất vùng Amazon.
Những cô gái thuộc bộ lạcHuaorani, bộ lạc tự nhận mình là tộc người dũng cảm nhất vùng Amazon.