Kinh hoàng cảnh Lỗ Trí Thâm suýt chết trong lúc nhổ cây liễu

Trong phim Thủy hử 1998, nam diễn viên Tàng Kim Sinh vào vai Lỗ Trí Thâm, một trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.

Lỗ Trí Thâm tên thật là Lỗ Đạt, biệt hiệu là Hoa Hòa Thượng, là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am. Ông được mô tả là người lực lưỡng, mặt tròn tai lớn, mũi thẳng mồm vuông, hai bên mép có một hàng râu xoăn xoăn, mình cao tám thước, vai rộng đầy ôm, cách ăn mặc ra dáng một tay quan võ là một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, một trong 36 Thiên Cang Tinh, sao Thiên Cô Tinh.

Kinh hoang canh Lo Tri Tham suyt chet trong luc nho cay lieu

Lỗ Trí Thâm từng làm chức Đề hạt ở Đông Kinh. Ông quen biết với Sử Tiến, Lý Trung, Chu Thông, vì giết Trấn Quan Tây Trịnh Đồ nên bị truy nã, phải cắt tóc đi tu trên núi Ngũ Đài Sơn, làm môn đệ của trưởng lão Trí Chân.

Ông có sức khỏe cường tráng, nhổ bật gốc dương liễu ở trước chùa Trấn Quốc. Lâm Xung thấy thế rất mến, hai người kết làm bạn.

Tại cảnh quay “Lỗ Trí Thâm tay không nhổ cây liễu” trong phim Thủy hử 1998, Tàng Kim Sinh suýt nữa mất mạng. Để cảnh quay mang tính chân thật nhất, tổ quay phim đã quyết định chọn nhổ một cây liễu thật. Do thời gian quay phim quá lâu, cây liễu này đã mọc rễ cắm vào đất, vì thế tổ quay phim đành phải thuê cần cẩu đến hỗ trợ.

Khi quay cảnh nhổ liễu, Tang Kim Sinh kết hợp với cần cẩu đồng thời nhấc thân cây liễu lên. Tuy nhiên máy móc những năm 90 hầu hết đều là hàng cũ kỹ, lúc gốc liễu bật lên đột ngột đã khiến dây cáp cần cẩu bị đứt. Tang Kim Sinh ngẩng đầu nhìn, thấy đầu móc dây cáp cách mình chưa đến 30cm. Ông còn kể rằng: “Lúc ấy đạo diễn Trương vội vàng chạy đến, nhưng lại là lo cho cái cần cẩu, bởi khi đó máy móc còn quý hơn con người”.

Kinh hoang canh Lo Tri Tham suyt chet trong luc nho cay lieu-Hinh-2

Nam diễn viên Tàng Kim Sinh không phải là một cái tên xa lạ đối với làng giải trí Hoa ngữ. Ông sinh ngày 1959 tại Thiên Tân, Trung Quốc.

Từ khi còn là sinh viên Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Tàng Kim Sinh đã tham gia diễn xuất trong nhiều bộ phim. Bộ phim đầu tiên mà ông tham gia diễn xuất là phim Hai mươi sáu cô nương và Đào kim vương.

Sau khi tốt nghiệp Học viện, Tàng Kim Sinh tiếp tục vào vai ở nhiều thể loại với nhiều bộ phim khác nhau. Tuy nhiên, mãi đến khi vào vai Lỗ Trí Thâm trong Thủy hử 1998, Tàng Kim Sinh mới thật sự trở thành cái tên được chú ý.

Sau thành công của vai diễn Lỗ Trí Thâm, Tàng Kim Sinh nhanh chóng trở thành một ngôi sao tiềm năng của làng giải trí Hoa ngữ. Thời kỳ ấy, ông nhận được rất nhiều lời mời của các đạo diễn danh tiếng.

Năm 2001, Tàng Kim Sinh được mời đóng Tiếu ngạo giang hồ. Sau đó 2 năm, Tàng Kim Sinh tiếp tục góp mặt trong phim Hoàn châu cách cách.

Giải mã nhân vật Võ Tòng trong Thủy Hử

Trong "Thủy Hử truyện", Thi Nại Am đã rất ưu ái nhân vật Võ Tòng khi dành rất nhiều chương đặc sắc viết về hành trạng của vị hành giả này.

Những sự tích như Võ Tòng đả hổ ở đồi Cảnh Dương; Võ Tòng sát tẩu (giết chị dâu Phan Kim Liên báo thù cho anh); Võ Tòng đánh Tây Môn Khánh; Võ Tòng say đánh Tưởng Môn Thần; hay máu nhuộm Uyên Ương lầu; diệt cướp Nhị Long sơn… đều là những đề tài làm say mê lòng người xưa nay từ chuyện kể, sách truyện đến sân khấu, điện ảnh.

Hắc Toàn Phong Lý Quỳ: Kẻ giết người biến thái trên Lương Sơn Bạc?

Hắc Toàn Phong Lý Quỳ, đầu lĩnh thứ 22 của Lương Sơn Bạc, là 1 trong những nhân vật được Thi Nại Am nhắc tới nhiều nhất trong danh tác Thủy Hử của mình. 

Lý Quỳ có sức khỏe vô địch, giỏi võ nghệ, thường sử dụng 2 cây bản phủ (rìu sắt cán ngắn lưỡi to), là một chuyên gia đánh bộ. Lý Quỳ tính tình hung hăng lỗ mãng nhưng được coi là biểu tượng bậc nhất của sự ngay thẳng trung thành, tín nghĩa.

Nhưng Lý Quỳ, trong những nghiên cứu đời sau của giới sử học Trung Quốc, lại là cái tên bị chỉ trích rất nhiều. Lỗ Tấn từng viết “Tôi rất quý Trương Phi thẳng thắn, không biết sợ cái gì... nhưng tôi căm thù Lý Quỳ, tưởng giống Trương Phi mà không phân biệt trắng với đen và là kẻ sẵn sàng chặt đầu hàng loạt bằng cây rìu của mình". Trong một nghiên cứu của mình, giáo sư Lương Duy Thứ bình luận thế này: “Không thể coi một kẻ giết người như nghóe, manh động, thô bạo và thiếu lý trí như Lý Quỳ, là hình tượng điển hình có tinh thần cách mạng kiên định nhất của nhân dân lao động".