Kinh doanh thua lỗ, cổ phiếu bị cảnh báo, Tập đoàn Thành Nam nói gì?

Liên tục báo âm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, cổ phiếu TNI của Công ty CP Tập đoàn Thành Nam bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo.

Mới đây, Cục Thuế TP Hà Nội đã có quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty CP Tập đoàn Thành Nam (mã: TNI). Lý do bị cưỡng chế là Công ty CP Tập đoàn Thành Nam có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Tổng số tiền Tập đoàn Thành Nam đang bị cơ quan thuế cảnh báo quá hạn nộp là 20,9 tỷ đồng.
Cổ phiếu liên tục bị cảnh báo, Thành Nam kinh doanh ra sao?
Trước đó, ngày 28/8/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) đã có quyết định giữ nguyên diện cảnh báo theo quyết định ngày 10/6/2022 đối với cổ phiếu TNI của Công ty CP Tập đoàn Thành Nam. Lý do, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lỗ ròng 28,63 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/6/2023 là âm 36,54 tỷ đồng. Cổ phiếu TNI chưa đáp ứng quy định quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.
Cổ phiếu TNI của Công ty CP Tập đoàn Thành Nam chính thức bị HoSE đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 18/2/2022. Nguyên nhân là bởi công ty báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021. Từ thời điểm đó đến nay, cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Thành Nam luôn trong tình trạng bị cảnh báo dù đã có nhiều văn bản giải trình nguyên nhân và phương án khắc phục.
Tìm hiểu được biết, Công ty CP Tập đoàn Thành Nam có tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam, thành lập năm 2004. Năm 2009, công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh là công ty cổ phần. TNI có vốn điều lệ 525 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Trụ sở chính công ty đặt tại tầng 3, tháp A, tòa nhà văn phòng Golden Palace, số 99 đường Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Nguyễn Hùng Cường.
Tổng quan bức tranh kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, Công ty CP Tập đoàn Thành Nam ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 238 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu của công ty mẹ đạt hơn 213 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ.
Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty đạt 156 triệu đồng, chi phí bán hàng cũng tăng từ 796 triệu đồng cùng kỳ lên 1,3 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 24 tỷ đồng cùng kỳ xuống còn 15 tỷ đồng.
Trừ các chi phí, Công ty CP Tập đoàn Thành Nam báo lãi sau thuế quý III/2023 đạt 4 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế công ty mẹ (lãi ròng) cũng đạt hơn 4 tỷ đồng, đều giảm 95% so với cùng kỳ năm 2022.
Giải trình về biến động doanh thu, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý III/2023 sụt giảm so với cùng kỳ, Công ty CP Tập đoàn Thành Nam cho biết nguyên nhân chính do lạm phát và suy thoái kinh tế làm yếu đi cầu thép thế giới, nhu cầu và giá thép nội địa cũng không nằm ngoài ảnh hưởng này. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trong nước trầm lắng do tín dụng của ngành này bị siết chặt cũng góp phần khiến tiêu thụ thép Việt Nam giảm mạnh. Giá thép giảm mạnh, lãi suất tăng cao đồng thời phải chịu thêm gánh nặng từ khoản dự phòng hàng tồn kho, góp phần làm mỏng thêm biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp.
Kinh doanh thua lo, co phieu bi canh bao, Tap doan Thanh Nam noi gi?
Kinh doanh thua lỗ, cổ phiếu bị cảnh báo, Tập đoàn Thành Nam nói gì? (ảnh minh họa: Internet). 
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của Công ty CP Tập đoàn Thành Nam ghi nhận ở mức hơn 555 tỷ đồng, giảm đến 60% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng công ty mẹ có doanh thu đạt gần 513 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2022. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của công ty âm 24,6 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 9 tháng đầu năm 2023 ở mức âm 4,7%.
Tính đến thời điểm 30/9/2023, tổng tài sản của Công ty CP Tập đoàn Thành Nam ghi nhận ở mức 932 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn 619 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn của TNI chủ yếu nằm ở các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng hơn 337 tỷ đồng, hàng tồn kho 232 tỷ đồng, giá trị tài sản dài hạn còn lại chủ yếu là khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết là Công ty CP khách sạn Vườn Đào Hạ Long 210 tỷ đồng.
Cùng đó, nợ phải trả tại ngày 30/9/2023 của Công ty CP Tập đoàn Thành Nam gần 422 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 393 tỷ đồng.
Về vốn vay ngân hàng, Công ty CP Tập đoàn Thành Nam có tổng nợ vay tài chính tại thời điểm 30/9/2023 ở mức hơn 286 tỷ đồng, trong đó có hơn 257,6 tỷ đồng vay ngắn hạn. Trong đó, chủ nợ lớn nhất của TNI là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Thanh Xuân với dư nợ 129,3 tỷ đồng, khoản vay theo hạn mức cấp tín dụng là 171 tỷ đồng (gồm toàn bộ dư nợ vay ngắn hạn, bảo lãnh, mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ của khách hàng,…). Hơn 119 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Thủ Đô, giới hạn tín dụng cho vay 120 tỷ đồng…
TNI khắc phục cổ phiếu bị cảnh báo thế nào?
Để khắc phục tình trạng cổ phiếu vào diện cảnh báo, Công ty CP Tập đoàn Thành Nam cho biết, các chính sách Chính phủ trong năm 2023 (nỗ lực giảm lãi suất, tăng dư nợ tín dụng, khả năng tiếp cận vốn, giảm thuế…) đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp như TNI.
Doanh nghiệp chia sẻ hiện đang theo dõi sát sao diễn biến thị trường trong nước và thế giới, chủ động dự báo biến động rủi ro thị trường nhằm đáp ứng tốt các mục tiêu sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đẩy mạnh việc khai thác thị trường, tìm kiếm khách hàng, áp dụng chính sách ưu đãi phù hợp thực tế.
Một mục tiêu khác là nâng cao tính thanh khoản của hàng tồn kho thông qua xây dựng phương án mua hàng có chọn lọc, tìm nguồn cung đảm bảo sản xuất thuận lợi với giá cả hợp lý; phát hiện kịp thời, xử lý hàng hóa ứ đọng quá lâu để tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Ngoài ra, TNI cũng sẽ nâng cao thanh khoản của các khoản phải thu cũng là mục tiêu phải cải thiện, thông qua theo dõi, phân loại chi tiết các khoản nợ, cập nhật tình hình thanh toán, đối chiếu công nợ với khách hàng, đôn đốc thu hồi các khoản nợ tồn đọng.

Cổ phiếu OIL vào diện cảnh báo do kiểm toán ngoại trừ 3 năm

Sau khi xem xét báo cáo tài chính năm 2022 kiểm toán đã quyết định đưa OIL vào diện cảnh báo do BCTC năm của OIL bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ 3 năm liên tiếp trở lên.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố quyết định đưa cổ phiếu OIL của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) vào diện cảnh báo từ ngày 23/3.
HNX cho biết, sau khi xem xét báo cáo tài chính năm 2022 kiểm toán đã quyết định đưa OIL vào diện cảnh báo do BCTC năm của OIL bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ 3 năm liên tiếp trở lên.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cổ phiếu bị cảnh báo theo quy định của Quyết định này, OIL phải có văn bản gửi HNX giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục.
Co phieu OIL vao dien canh bao do kiem toan ngoai tru 3 nam
 Cổ phiếu OIL sắp vào diện cảnh báo.
PVOil vừa công bố BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 với doanh thu thuần tăng 80% so với năm 2021, đạt 104.214 tỷ đồng. Sau trừ các khoản thuế phí, lợi nhuận ròng của OIL đạt 723 tỷ đồng, giảm 6% so với năm trước đó.
Dù vậy, tại thời điểm 31/12/2022, công ty vẫn còn lỗ luỹ kế hơn 185 tỷ đồng.
Lãnh đạo PVOil cho biết so với thời điểm trước cổ phần hóa ngày 31/12/2017 (lỗ lũy kế 1.676 tỷ), con số ghi nhận hiện tại đã giảm 1.491 tỷ đồng và giảm sâu so với mức lỗ lũy kế hơn 3.000 tỷ ghi nhận hồi cuối năm 2014; phần lỗ lũy kế còn lại sẽ được "dứt điểm" trong thời gian ngắn tới.
Tại ngày 31/12/2022, OIL đang ghi nhận khoản nợ thu khó đòi hơn 894 tỷ đồng trong đó khoản nợ khó đòi chủ yếu là khoản nợ từ công ty con (Petec) là 683,5 tỷ đồng.
Các khoản nợ này được ghi nhận trước thời điểm cổ phần hóa OIL năm 2018 và đều được trích lập dự phòng 100% nên không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh hiện tại của công ty, có thể hoàn nhập cũng như ghi nhận vào lợi nhuận khi thu hồi được nợ.
Tổng tài sản của PV OIL tăng nhẹ lên mức 28.800 tỷ đồng bao gồm 23.233 tỷ ngắn hạn. Trong số này, tiền mặt - tương đương và tiền gửi ngắn hạn khoảng 11.750 tỷ đồng; hàng tồn kho tăng lên 2.941 tỷ.
Nợ phải trả của OIL tăng lên gần 17.500 tỷ và vốn chủ sở hữu hơn 11.320 tỷ.

Thanh Hoá: Hancorp.2, Licogi 15... và loạt DN bị “bêu tên” nợ thuế khủng

Theo công bố của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, đứng đầu danh sách nợ thuế là Công ty CP xây dựng Hancorp.2 (TP Thanh Hoá) với số tiền hơn 36 tỷ đồng; tiếp đó Công ty CP xây dựng số 5 nợ hơn 26,5 tỷ đồng…

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa vừa công khai thông tin 464 doanh nghiệp, người nộp thuế còn nợ đọng tiền thuế trên 455,5 tỷ đồng trên địa bàn, tính đến thời điểm 31/3/2023.
Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa quản lý, TP Thanh Hóa có nhiều đơn vị nợ thuế nhất với 141 doanh nghiệp nợ tổng số tiền là hơn 75,1 tỷ đồng. Tiếp đó là Văn phòng Cục Thuế với 75 doanh nghiệp với tổng số tiền nợ hơn 232 tỷ đồng, khu vực huyện Quảng Xương có 25 doanh nghiệp nợ tổng số tiền hơn 9 tỷ đồng, khu vực huyện Triệu Sơn có 21 doanh nghiệp nợ thuế tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng, khu vực huyện Đông Sơn có 13 doanh nghiệp nợ thuế tổng số tiền hơn 17,6 tỷ đồng, khu vực huyện Nông Cống có 11 doanh nghiệp nợ thuế tổng tiền hơn 13 tỷ đồng. Các khu vực miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Ngọc Lặc không có đơn vị nào nợ đọng tiền thuế.

Thân hình siêu thực của Huyền Baby khiến hội chị em ghen tị

“Hot girl không tuổi” Huyền Baby thời gian vừa qua trở lại với âm nhạc và mang đến nhiều bất ngờ cho khán giả, đặc biệt là nhan sắc và vóc dáng.

Than hinh sieu thuc cua Huyen Baby khien hoi chi em ghen ti
Trong số 30 "chị đẹp" tái xuất màn ảnh "Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng" lần này, có lẽ Huyền Baby chính là mỹ nhân "thâu tóm" truyền thông diện rộng nhất.