Kiến nghị tăng cường kiểm tra, xử lý sai phạm trong vụ Việt Á

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an kiến nghị Bộ KH&CN tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi sai phạm trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận điều tra, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 38 bị can trong vụ án Công ty Việt Á về các tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Tham ô tài sản", "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Kien nghi tang cuong kiem tra, xu ly sai pham trong vu Viet A

Những đối tượng liên quan vụ án.

Trong số này, 6 người bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ" là cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; Nguyễn Huỳnh, cựu thư ký của Nguyễn Thanh Long; Phạm Duy Tuyến, cựu Giám đốc CDC Hải Dương; Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Trang thiết bị và Công trình Y tế, Bộ Y tế; Nguyễn Nam Liên, cựu Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế.

Phan Tôn Noel Thảo và Hồ Thị Thanh Thảo, trợ lý tài chính và thủ quỹ của Công ty Việt Á, bị đề nghị về tội "Đưa hối lộ." Cựu Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh bị đề nghị truy tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí."

Các bị can khác gồm nhiều vụ trưởng, vụ phó cấp bộ; cán bộ Ủy ban Nhân dân hoặc Tỉnh ủy; lãnh đạo cấp sở, nhân viên y tế, cán bộ CDC của 24 tỉnh, thành phố.

Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và Vũ Đình Hiệp (Phó Giám đốc Công ty Việt Á) bị đề nghị truy tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Đưa hối lộ."
Trong khi đó, bị can Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, “thông đồng” với Phan Quốc Việt tự ý tiếp nhận đề xuất của Học viện Quân y, làm các thủ tục trình Bộ trưởng Chu Ngọc Anh ký quyết định phê duyệt đề tài, giao trực tiếp cho Học viện Quân y chủ trì, đưa Công ty Việt Á làm đơn vị phối hợp thực hiện.
Trịnh Thanh Hùng đã giúp Việt Á trở thành đơn vị nghiên cứu sáng tạo và sở hữu đề tài; để cho Việt Á sử dụng kết quả nghiên cứu lập hồ sơ đăng ký, được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành test xét nghiệm, sản xuất kinh doanh, thu lời bất chính... Từ sự giúp đỡ của mình, Trịnh Thanh Hùng được Phan Quốc Việt đưa hối lộ 350.000 USD (tương đương hơn 8 tỷ đồng).
Trên cơ sở điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) cũng kiến nghị 7 nội dung sau:
Thứ nhất, Bộ KH&CN và Bộ Y tế cần nâng cao năng lực kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, kiểm soát hoạt động của các cơ quan chuyên môn về quản lý nhiệm vụ KH&CN, quản lý sinh phẩm y tế, đảm bảo khách quan, minh bạch, đúng pháp luật.
Thứ hai, Bộ KH&CN rà soát cơ cấu tổ chức và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực KH&CN để chủ động hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi cho thống nhất, đúng quy phạm pháp luật theo hướng có cơ quan chuyên trách quản lý nhiệm vụ KH&CN. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi sai phạm trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.
Thứ ba, Bộ Y tế cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm trong công tác cấp số đăng ký lưu hành sinh phẩm y tế; phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan có biện pháp quản lý giá đối với các vật tư, sinh phẩm xét nghiệm.
Thứ tư, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cùng các bộ ngành liên quan chủ động hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện chỉ định thầu rút gọn trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh…
Thứ năm, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chủ động kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị, cơ sở y tế công lập trong hoạt động đấu thầu, mua sắm thiết bị, vật tư y tế; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực này…
Thứ sáu, cơ quan điều tra kiến nghị Bộ Tài chính xem xét xử lý hành chính đối với Công ty Thẩm định giá có sai phạm, đã kết luận trong vụ án.
Thứ bảy, ngoài các bị can đã bị khởi tố và đề nghị truy tố, còn một số cá nhân có hành vi, vi phạm liên quan ở mức độ khác nhau; có cá nhân hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc chưa đủ căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự, hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ tính chất, mức độ hành vi sai phạm, đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết luận và có văn bản kiến nghị các cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và chính quyền.
>>> Xem thêm video: Báo cáo rõ vụ Việt Á và chuyến bay giải cứu sau giám sát

Nguồn: VTV 24.

Đại án Việt Á: CDC Ninh Thuận bị điều tra khi mua kít xét nghiệm

Nhà chức trách đang điều tra việc ký kết, mua sinh phẩm, kit xét nghiệm Covid-19 giữa CDC Ninh Thuận và Bệnh viện Đa khoa tỉnh với Công ty Việt Á.

Ngày 18/6, Công an Ninh Thuận xác nhận, đơn vị này đang phối hợp Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công An) điều tra việc ký kết mua sinh phẩm, kít xét nghiệm trong phòng chống Covi-19 giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh với Công ty Việt Á.

Tuy nhiên, vụ việc đang trong giai đoạn điều tra, phía Công an tỉnh Ninh Thuận chưa thể cung cấp thông tin.

Liên quan tới việc mua sắm trang thiết bị y tế phòng chống Covid-19, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có kết luận ban đầu. Cụ thể, kết luận nêu: CDC Ninh Thuận cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã mua và mượn sinh phẩm xét nghiệm của Công ty Việt Á với tổng số tiền 74,6 tỷ đồng. Trong đó, hai đơn vị đã thanh toán 14,6 tỷ đồng cho Công ty Việt Á, số còn lại đang nợ.

Dai an Viet A: CDC Ninh Thuan bi dieu tra khi mua kit xet nghiem

CDC Ninh Thuận nơi đang bị điều tra trong việc mua sinh phẩm, test xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á.

Cùng với đó, CDC mua và thanh toán cho Công ty Việt Á số tiền 13,6 tỷ đồng, mượn nợ chưa thanh toán trên 56 tỷ đồng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh thanh toán cho doanh nghiệp trên 938 triệu đồng, nợ lại 3,6 tỷ đồng.

Trước sự việc trên, UBND tỉnh yêu cầu chờ kết quả xử lý của cấp có thẩm quyền đối với khoản mượn nợ vật tư, sinh phẩm trị giá 59,8 tỉ đồng của Công ty Việt Á.

Công ty Việt Á bị cơ quan điều tra xác định hàng loạt sai phạm. Để thu lợi bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, doanh nghiệp này đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit. Công ty Việt Á còn thông đồng với cán bộ, lãnh đạo các CDC để thông thầu; lãnh đạo Việt Á đã chi % ngoài hợp đồng với gần 800 tỷ đồng cho nhiều cá nhân, đơn vị.

Đến nay, sau thời gian điều tra, Bộ Công an và công an các địa phương đã khởi tố hơn 60 người.

GS Ngô Bảo Châu: Thay vì lo lắng AI, cần thay đổi cách suy nghĩ

Tại hội nghị cập nhật kiến thức về Fintech, AI, Blockchain tại Hải Dương, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, thay vì lo lắng về AI, cần thay đổi cách suy nghĩ.

Sáng 18/8, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông (TP Hải Dương), Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương phối hợp Viện Nghiên cứu cao cấp về toán tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về Fintech (công nghệ tài chính), AI (trí tuệ nhân tạo), Blockchain (công nghệ chuỗi khối), Cloud (công nghệ điện toán đám mây) cho nhà quản lý và hoạch định chính sách.
Hội nghị dưới sự chủ trì của ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Các chuyên gia hàng đầu về Fintech, AI, Blockchain và Cloud như GS Ngô Bảo Châu - Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán - Giáo sư Đại học Chicago (Hoa Kỳ); GS David (Đức) Trần - Giám đốc Lab “Tính toán kết nối” tại Đại học Massachusetts (Hoa Kỳ), PGS Nguyễn Việt Anh - Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc quốc gia của Google Cloud Việt Nam và ông Hoàng Nguyên Vân - Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, Chủ tịch Hội đồng quản trị SAVIS GROUP.