Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

VietnamDaily News

Kiếm tiền với nghề đáng sợ: Tay không bắt bò cạp

06/12/2014 11:25

Vì miếng cơm manh áo, người dân vùng Bảy Núi, An Giang sẵn sàng lao vào nghề nguy hiểm,bắt loài có nọc độc cao như bò cạp chúa, rết...

Theo Ngọc Trinh/Zing

10 nghề độc lạ nhất Việt Nam hiện nay

Những nghề “sang” nhưng lương “bèo bọt“

Vùng Bảy Núi – An Giang là nơi nhuy nhất ở miền Tây hội tụ nhiều loài bò sát, côn trùng có nọc độc như bò cạp chúa, rết, nhện hùm, rắn, mối chúa…
Vùng Bảy Núi – An Giang là nơi nhuy nhất ở miền Tây hội tụ nhiều loài bò sát, côn trùng có nọc độc như bò cạp chúa, rết, nhện hùm, rắn, mối chúa…
Anh Nguyễn Văn Cương, ở thị trấn Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên) là người sinh sống bằng nghề bới đất tìm bò cạp gần 5 năm nay.
Anh Nguyễn Văn Cương, ở thị trấn Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên) là người sinh sống bằng nghề bới đất tìm bò cạp gần 5 năm nay.
Bò cạp thường sống trong hang đá hoặc các tầng lớp đất xốp dưới lá cây mục. Mùa nhiều nhất là những tháng nắng và đầu mùa mưa, một người vào rừng đi săn có thể bắt từ 100 đến 150 con/ngày.
Bò cạp thường sống trong hang đá hoặc các tầng lớp đất xốp dưới lá cây mục. Mùa nhiều nhất là những tháng nắng và đầu mùa mưa, một người vào rừng đi săn có thể bắt từ 100 đến 150 con/ngày.
Hàng ngày, anh thường lần theo các rãnh bờ khoai mì, mô đất vườn nhãn, xoài… để tìm hang bò cạp. Dụng cụ mang theo bên mình của những người làm nghề như anh Cương chỉ là cái vá nhỏ và 1 chiếc xô nhựa.
Hàng ngày, anh thường lần theo các rãnh bờ khoai mì, mô đất vườn nhãn, xoài… để tìm hang bò cạp. Dụng cụ mang theo bên mình của những người làm nghề như anh Cương chỉ là cái vá nhỏ và 1 chiếc xô nhựa.
Thông thường bò cạp ở trong hang rất sâu, phải bới đất mới tìm bắt được. Khi thấy nguy hiểm, chúng liền đưa hai càng to đùng và chiếc đuôi đầy nọc độc ra để phòng thủ.
Thông thường bò cạp ở trong hang rất sâu, phải bới đất mới tìm bắt được. Khi thấy nguy hiểm, chúng liền đưa hai càng to đùng và chiếc đuôi đầy nọc độc ra để phòng thủ.
Tuy việc săn bò cạp rất nguy hiểm, song giá bán mỗi con chỉ khoảng 3.000 - 5.000 đồng, nên người làm nghề này thường phải cố bắt được càng nhiều càng tốt.
Tuy việc săn bò cạp rất nguy hiểm, song giá bán mỗi con chỉ khoảng 3.000 - 5.000 đồng, nên người làm nghề này thường phải cố bắt được càng nhiều càng tốt.
Những người chuyên săn bò cạp ở vùng Bảy Núi cho biết, nếu không phải dân trong nghề, rất khó nhận ra hang của bò cạp. Người bắt chuyên nghiệp thì chỉ cần nhìn bằng mắt là phát hiện được, và việc bắt loài này với người có kinh nghiệm là chỉ dùng tay không, không cần kẹp.
Những người chuyên săn bò cạp ở vùng Bảy Núi cho biết, nếu không phải dân trong nghề, rất khó nhận ra hang của bò cạp. Người bắt chuyên nghiệp thì chỉ cần nhìn bằng mắt là phát hiện được, và việc bắt loài này với người có kinh nghiệm là chỉ dùng tay không, không cần kẹp.
“Thường, một hang có khoảng 2 con (đực và cái), có hang đến 6-7 con trú ngụ. Bò cạp lạ kỳ lắm, ban đêm nó rất nhanh và dữ, nhưng ban ngày thì nằm một chỗ ít cắn ai. Muốn bắt bò cạp, cứ đè đuôi chúng xuống thì không bị cắn”, anh Cương giải thích.
“Thường, một hang có khoảng 2 con (đực và cái), có hang đến 6-7 con trú ngụ. Bò cạp lạ kỳ lắm, ban đêm nó rất nhanh và dữ, nhưng ban ngày thì nằm một chỗ ít cắn ai. Muốn bắt bò cạp, cứ đè đuôi chúng xuống thì không bị cắn”, anh Cương giải thích.
Ông Trần Văn Thơm, ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, cho biết trước đây bò cạp ở vùng Bảy Núi nhiều vô số kể, nhưng hơn 5 năm đổ lại đây lại ít dần. "Từ khi có thông tin loài này trở thành món ăn rất hấp dẫn với dân nhậu, lại dùng ngâm rượu uống giúp trị một số bệnh của đàn ông, người đi săn nhiều hơn", ông Thơm lý giải cho việc loài nộc độc này ngày càng giảm.
Ông Trần Văn Thơm, ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, cho biết trước đây bò cạp ở vùng Bảy Núi nhiều vô số kể, nhưng hơn 5 năm đổ lại đây lại ít dần. "Từ khi có thông tin loài này trở thành món ăn rất hấp dẫn với dân nhậu, lại dùng ngâm rượu uống giúp trị một số bệnh của đàn ông, người đi săn nhiều hơn", ông Thơm lý giải cho việc loài nộc độc này ngày càng giảm.
Ngoài bò cạp, nhiều người ở vùng Bảy Núi còn đi săn rết. Nhưng loài này rất hiếm,một chuyến đi thường chỉ bắt được vài con.
Ngoài bò cạp, nhiều người ở vùng Bảy Núi còn đi săn rết. Nhưng loài này rất hiếm,một chuyến đi thường chỉ bắt được vài con.
Chính vì vậy mà giá rết cũng đắt hơn. Mỗi con rết lớn từ 40.000 -50.000 đồng, chủ yếu bán cho những người mua để ngâm rượu thuốc.
Chính vì vậy mà giá rết cũng đắt hơn. Mỗi con rết lớn từ 40.000 -50.000 đồng, chủ yếu bán cho những người mua để ngâm rượu thuốc.
Nhện hùm cũng bị săn bắt quá mức, nên những năm gần đây loài này rất hiếm. Nhện hùm cũng có giá bán tương đương rết, khoảng 30.000 đồng/con.
Nhện hùm cũng bị săn bắt quá mức, nên những năm gần đây loài này rất hiếm. Nhện hùm cũng có giá bán tương đương rết, khoảng 30.000 đồng/con.
Bửa củi nằm trong danh sách ngâm rượu phục vụ nam giới nên cũng được săn bắt, bán với giá từ 1.500 đến 2.000 đồng/con. Thường bửa củi sống thành đàn trong các cây dừa hay thân cây mục. Nhưng gần đây số lượng loài này giảm nhiều, một phần do săn bắt quá mức, phần do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trên các loại cây trồng.
Bửa củi nằm trong danh sách ngâm rượu phục vụ nam giới nên cũng được săn bắt, bán với giá từ 1.500 đến 2.000 đồng/con. Thường bửa củi sống thành đàn trong các cây dừa hay thân cây mục. Nhưng gần đây số lượng loài này giảm nhiều, một phần do săn bắt quá mức, phần do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trên các loại cây trồng.
Tắc kè bay sau khi bắt về được phơi khô bán với giá 40.000 đồng/bọc 3 con
Tắc kè bay sau khi bắt về được phơi khô bán với giá 40.000 đồng/bọc 3 con
Mối chúa được người dân bắt từ rừng về và ngâm rượu để sẵn trong keo, giá bán từ 60.000 - 80.000 đồng/keo.
Mối chúa được người dân bắt từ rừng về và ngâm rượu để sẵn trong keo, giá bán từ 60.000 - 80.000 đồng/keo.
Chợ côn trùng biên giới Tịnh Biên chính là nơi tập kết và tiêu thụ các loài nọc độc này. Cách mời khách mua bò cạp của những tiểu thường ở chợ này cũng rất ấn tượng: Người bán bắt hàng chục con bò cạp cho nằm trong bàn tay đưa cho khách xem, nhưng họ không bị cắn. "Bí quyết ở chỗ là cần bắt nhẹ nhàng, đừng làm cho chúng đau thì chúng không cắn cắn mình", chị Điệp,người bán loại này khẳng định.
Chợ côn trùng biên giới Tịnh Biên chính là nơi tập kết và tiêu thụ các loài nọc độc này. Cách mời khách mua bò cạp của những tiểu thường ở chợ này cũng rất ấn tượng: Người bán bắt hàng chục con bò cạp cho nằm trong bàn tay đưa cho khách xem, nhưng họ không bị cắn. "Bí quyết ở chỗ là cần bắt nhẹ nhàng, đừng làm cho chúng đau thì chúng không cắn cắn mình", chị Điệp,người bán loại này khẳng định.

Top tin bài hot nhất

Phản ứng của ông Zelensky, EU trước khả năng Mỹ công nhận bán đảo Crimea là lãnh thổ Nga

Phản ứng của ông Zelensky, EU trước khả năng Mỹ công nhận bán đảo Crimea là lãnh thổ Nga

23/04/2025 08:52
Ông Trump kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện ở Ukraine, ông Zelensky lên tiếng

Ông Trump kêu gọi ngừng bắn vô điều kiện ở Ukraine, ông Zelensky lên tiếng

09/05/2025 08:07
Người dùng iPhone “than trời” vì lỗi lạ trên iOS 18.4.1

Người dùng iPhone “than trời” vì lỗi lạ trên iOS 18.4.1

22/04/2025 08:52
Ông Trump đẩy ông Zelensky vào thế khó

Ông Trump đẩy ông Zelensky vào thế khó

29/04/2025 08:52
Báo Mỹ: Ông Trump chặn các kênh ngoại giao hậu trường với Trung Quốc, chỉ muốn đàm phán trực tiếp với ông Tập

Báo Mỹ: Ông Trump chặn các kênh ngoại giao hậu trường với Trung Quốc, chỉ muốn đàm phán trực tiếp với ông Tập

22/04/2025 08:52

Bạn có thể quan tâm

Vingroup “Tây tiến”, viết tiếp kỳ tích kiến tạo đô thị thịnh vượng tại thủ phủ công nghiệp Đức Hoà

Vingroup “Tây tiến”, viết tiếp kỳ tích kiến tạo đô thị thịnh vượng tại thủ phủ công nghiệp Đức Hoà

Giá xe ga điện VinFast mới nhất nửa cuối tháng 5/2025

Porsche lên kế hoạch dừng bán xe điện vì “ế”

Cấp cứu nội soi khẩn cấp vì nuốt nhầm vỏ thuốc nhựa

Ống kính máy ảnh đầu tiên trên thế giới zoom 150mm, khẩu độ không đổi

Vũng Tàu: Khởi công khu đô thị biển có công viên nước 19ha lớn bậc nhất Đông Nam Bộ

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status