Khủng hoảng nợ Hy Lạp: Ván bài lật ngửa?

Khủng hoảng nợ Hy Lạp đã trở thành “ván bài lật ngửa”, với việc các cường quốc châu Âu không chỉ muốn Athens “cúi đầu” mà còn phải thay đổi thể chế.

Hy Lạp hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, do hệ quả của 5 năm suy thoái kéo dài. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng gấp đôi, từ mức 10,3% (1999) lên 25,6% trong nửa đầu năm nay. Lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội cũng bị cắt giảm một nửa so với thời kì 2010-2014.

Làm mất uy tín của chính phủ Hy Lạp

Mọi diễn tiến về khủng hoảng nợ Hy Lạp vài tuần trở lại đây đều liên quan đến đảng Syriza cánh tả, chính đảng giữ vai trò lãnh đạo trong liên minh cầm quyền ở Athens. Ván bài lật ngửa này dường như đã được lập trình với mục đích chia rẽ, làm mất uy tín của chính phủ Alexis Tsipras.
Khung hoang no Hy Lap: Van bai lat ngua?
Thủ tướng Alexis Tsipras kêu gọi cử tri Hy Lạp nói không với chính sách "thắt lưng buộc bụng" mà các chủ nợ áp đặt.  
“Gót chân Achilles” của đảng Syriza chính là chỗ đảng này vừa cam kết từ bỏ chính sách thắt lưng buộc bụng nghiệt ngã, nhưng  vẫn muốn tiếp tục ở lại Eurozone. Điều này phản ánh quan điểm chung của cả xã hội Hy Lạp, nhưng thật khó để có thể đạt được một thỏa thuận danh dự với các chủ nợ.
Một số chuyên gia phân tích nhận định rằng EU dường như đánh giá sai các bước đi của Hy Lạp. Những nhà chiến lược tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) cho rằng Thủ tướng Tsipras sẽ “đầu hàng”, chấp nhận mọi điều kiện vì núi nợ luôn treo trước cổ. Nhưng họ đã lầm và phải hy vọng vào một trạng thái hỗn đoạn ngay trong lòng Hy Lạp, coi đây là đòn trừng phạt nhằm vào người dân nước này khi không chấp nhận “cải cách”.
Cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 tới đây ngoài đối đầu về kinh tế,  còn mang dáng dấp của yếu tố chính trị. EU muốn cảnh báo đảng Potemos cánh tả đang nổi ở Tây Ban Nha cũng như các đảng phái phản đối Eurozone ở Italy và Pháp rằng: Nếu không chịu thắt lưng buộc bụng, “chúng tôi” sẽ gây ra náo loạn, hãy nhìn vào tấm gương Hy Lạp.
Thế nhưng Thủ tướng Tsipras, đảng Syriza cùng với một số lực lượng khác ở Châu Âu thì lại hiểu theo một cách khác: Ở lại Eurozone và thắt lưng buộc bụng ư? Chúng ta chỉ làm giàu cho các nhà tài phiệt tài chính, những người chỉ chiếm 1% dân số Liên minh Châu Âu.
EU muốn thay đổi thể chế Hy Lạp
Theo báo Anh The Guardian số ra ngày 1/7, Đức và các cường quốc châu Âu không chỉ muốn Hy Lạp “cúi đầu” mà còn phải thay đổi thể chế.
Liên minh Châu Âu và các chủ nợ vẫn duy trì quan điểm cứng rắn đối với Hy Lạp. Từ Brussels (Bỉ), Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nói rằng, ông cảm thấy bị chính phủ cánh tả của Thủ tướng Tsipras “lừa dối”, đồng thời kêu gọi người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống lại chính phủ hiện hành.
Khung hoang no Hy Lap: Van bai lat ngua?-Hinh-2
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker kêu gọi người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống lại chính phủ hiện hành. 
Mới nhất là việc Liên minh Châu Âu (EU) ngày 1/7 từ chối đề xuất mới của Hy Lạp – một đề xuất mà Athens chấp nhận gần như toàn bộ các yêu sách của chủ nợ: Từ Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sẽ không có bất kỳ cuộc thảo luận nào cho tới khi Hy Lạp tổ chức trưng cầu dân ý về gói cứu trợ mới vào ngày 5/7 tới.
Mục đích của EU là dồn ép Thủ tướng Tsipras và chính phủ của ông, chuẩn bị cho một sự thay đổi kế tiếp, với một chính quyền dễ điều khiển hơn. Các tài liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trình ra tại các cuộc gặp gần nhất đều cho thấy, các chủ nợ ai cũng biết rằng núi nợ của Hy Lạp sẽ không ổn định và nước này không thể thoát khỏi thắt lưng buộc bụng cho đến tận năm 2030, đấy là tính theo các kịch bản tốt đẹp nhất.
Yêu sách về chi tiêu khắc khổ nhằm vào Athens chỉ gây ra bùng nổ nợ và thực chất là vì quyền lực, chứ chưa hẳn tiền bạc. Nếu các thế lực bên ngoài thành công trong việc loại bỏ ông Tsipras, một khoản vay mới “ít tàn phá” hơn có thể sẽ được chìa ra cho người kế nhiệm “dễ bảo hơn”.
Khung hoang no Hy Lap: Van bai lat ngua?-Hinh-3
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sẽ không có bất kỳ cuộc thảo luận nào cho tới khi Hy Lạp tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 5/7 tới. 
Đó là lý do mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định dừng bơm tiền khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp ngay sau khi Thủ tướng Tsipras kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý về các điều khoản mà ông cho là “tống tiền”. Hệ quả là Athens phải áp dụng biện pháp quản lý vốn, đóng cửa ngân hàng và trở thành nước phát triển đầu tiên vỡ nợ đối với khoản vay của IMF.
Đối với giới chóp bu ở Châu Âu, mối nguy hiểm từ việc Hy Lạp rời Eurozone (hay còn gọi là Grexit) nằm ở chỗ nhiều nước khác sẽ học theo một “Hy Lạp thành công” chống lại thắt chặt chi tiêu. Nếu “ngọn cờ” Syriza gục ngã, thì thất bại này sẽ được dùng như là bài tẩy để dập tắt làn sóng phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng đang gia tăng, nhất là những phòng trào do đảng Podemos (Tây Ban Nha) hay Sinn Féin (Ireland) phát động, để rồi quyền lực lại rơi vào tay các nhà “dân túy cánh hữu”. Tương lai của châu Âu vì thế sẽ phụ thuộc vào kết cục của cuộc khủng hoảng Hy Lạp.

Những điều ít biết về ngày Lễ Độc lập Mỹ 4/7

(Kiến Thức) - Người Mỹ ăn mừng ngày Lễ Độc lập vào ngày 4 /7, nhưng thực ra họ đã ăn mừng nhầm ngày.

Ngày này sẽ được ghi nhớ trong lịch sử Mỹ, Tổng thống John Adams viết như thế vào năm 1776. Dân chúng sẽ ăn mừng bằng pháo hoa và tiệc tùng.
Nhung dieu it biet ve ngay Le Doc lap My 4/7
Cuộc đốt pháo hoa mừng Lễ Độc Lập năm ngoái lớn nhất diễn ra ở Thành phố New York, với chi phí khoảng 2 triệu USD. 
Ý ông Adams muốn nói về ngày 2/7/1776. Đó là ngày quốc hội  bỏ phiếu ủng hộ việc giành độc lập từ tay người Anh. Nhưng ngày ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập lại là 4/7. Vì thế, kể từ năm 1776, người Mỹ đã ăn mừng Lễ Độc lập vào ngày 4/7.

Làm gì để ngăn chặn Trung Quốc “thâu tóm” Biển Đông?

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc chuyển từ bồi đắp sang xây dựng căn cứ quân sự trên các “đảo nhân tạo” là một bước tiến mới trong mưu đồ thâu tóm Biển Đông.

Để đối phó hữu hiệu với thách thức của Trung Quốc ở Biển Đông, các bên hữu quan cần phải nhận ra những mưu đồ thâm hiểm thâu tóm Biển Đông của Bắc Kinh. 
Lam gi de ngan chan Trung Quoc
"Rồng" Trung Hoa đe dọa Biển Đông và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Từ nhận thức rõ thách thức và nguy cơ…
Cần phải nhận thức rõ những gì Trung Quốc đang làm và điều này có ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của các quốc gia ven Biển Đông, của Mỹ và các bên hữu quan khác. Hình ảnh vệ tinh mới nhất đã khẳng định những gì mà người ta đã biết từ lâu: Bắc Kinh đang xây dựng căn cứ quân sự trên các “đảo nhân tạo” và một số căn cứ có thể được sử dụng cho mục đích tấn công chống lại các quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Đó là các đường băng sân bay, các đơn vị đồn trú, pháo phòng không và pháo mặt đất, radar và thiết bị thông tin liên lạc. Các căn cứ quân sự này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường tuần tra vùng biển xung quanh và giám sát hoạt động của các bên tuyên bố chủ quyền. Qua đó, Trung Quốc quyết đoán hơn trong việc khẳng định yêu sách chủ quyền Biển Đông và đe dọa các bên tuyên bố chủ quyền khác.