Khu tự trị của Moldova “theo chân” Crimea sáp nhập Nga?

(Kiến Thức) - Các chính trị gia thân Nga ở khu tự trị Trans-Dniester của Moldova đã đề nghị Nga soạn thảo một đạo luật cho phép lãnh thổ họ sáp nhập vào nước này.

Vùng Trans-Dniester với đa số là những người dân thân Nga từng ly khai khỏi Moldova sau cuộc chiến tranh năm 1991-1992 khi Liên Xô tan rã. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Quốc hội Nga đang gấp rút tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để sáp nhập Crimea, vùng tự trị thuộc Ukraine nằm trên bán đảo cùng tên.
Quang cảnh tại một góc phố Trans-Dniester.
Quang cảnh tại một góc phố Trans-Dniester.
Phản ứng trước điều đó, Tổng thống Moldova Nicolae Timofti phát biểu trong một cuộc họp báo ngắn hôm thứ Ba (18/3) rằng, bất cứ quyết định nào từ phía Moscow nhằm chấp nhận vùng Trans-Dniester “sẽ là bước đi sai lầm”.
Trước đó, trong cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng 9/2006 (không được Moldova và cộng đồng quốc tế công nhận), khu vực ly khai này đã thể hiện yêu cầu muốn độc lập.
Irina Kubanskikh, Phát ngôn viên của Quốc hội Trans-Dniester cho hãng thông tấn Itar-Tass biết, các cơ quan công quyền của khu vực này đã “kêu gọi giới lãnh đạo Liên bang Nga xem xét khả năng mở rộng để Trans-Dniester sáp nhập”.
Đảng ủng hộ Điện Kremlin ở vùng này A Just Russia đã soạn thỏa một đạo luật để tạo điều kiện cho phép lãnh thổ này gia nhập Nga.
Trans-Dniester (hay còn gọi là Transnistria hay Transdniestria) là một lãnh thổ ly khai nằm phần lớn trên dải đất nằm giữa sông Dniester và vùng phía đông của Moldova với Ukraine. Kể từ khi tuyên bố độc lập vào 1990 và đặc biệt sau cuộc chiến tranh Transnistria năm 1992, khu vực này được quản lý như là Cộng hòa Pridnestrovia Moldova, nhà nước được được công nhận hạn chế. Không được bất cứ quốc gia thành viên nào của Liên Hiệp Quốc công nhận, Trans-Dniester chỉ được nhìn nhận là một đơn vị lãnh thổ tự trị của Cộng hòa Moldova.

Nhìn lại cuộc “săn lùng” quốc tế tìm máy bay Malaysia tuần qua

(Kiến Thức) - Với giả thuyết MH370 có thể đang nằm dưới đáy Biển Andaman, Vịnh Bengal, cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích hiện nay gần như tập trung chủ yếu tại Ấn Độ Dương.

Một sĩ quan Không quân Nhân dân Việt Nam nhìn ra bên ngoài từ chiếc máy bay AN-26 được triển khai để tìm máy bay Malaysia mất tích. Trong ảnh là máy bay AN-26 ngày 14/3 rà soát tại khu vực gần Côn Đảo.

Một sĩ quan Không quân Nhân dân Việt Nam nhìn ra bên ngoài từ chiếc máy bay AN-26 được triển khai để tìm máy bay Malaysia mất tích. Trong ảnh là máy bay AN-26 ngày 14/3 rà soát tại khu vực gần Côn Đảo. 

Một thành viên phi hành đoàn thuộc Không quân Hoàng gia Malaysia tập trung vào các chi tiết nhỏ trên mặt biển từ máy bay CN235 tìm kiếm cứu nạn tại eo biển Malacca ngày 13/3.
 Một thành viên phi hành đoàn thuộc Không quân Hoàng gia Malaysia tập trung vào các chi tiết nhỏ trên mặt biển từ máy bay CN235 tìm kiếm cứu nạn tại eo biển Malacca ngày 13/3.

Nhiều thành phố Ukraine đòi trưng cầu dân ý giống Crimea

(Kiến Thức) -Khoảng 4.000 ngưởi biểu tình ủng hộ Nga đã tụ tập trước tòa nhà chính quyền thành phố miền đông Ukraine là Donetsk đòi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý giống Crimea.

Vào hôm 16/3, trong khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ở nước Cộng hòa tự trị Crimea, những người dân ủng hộ Moscow tại thành phố Donetsk đã tiến hành cuộc biểu tình rầm rộ.
 Vào hôm 16/3, trong khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ở nước Cộng hòa tự trị Crimea, những người dân ủng hộ Moscow tại thành phố Donetsk đã tiến hành cuộc biểu tình rầm rộ.