Không quân Syria không kích ISIL ở Iraq

(Kiến Thức) - Không quân Syria vừa không kích một số vị trí của nhóm phiến quân "Nhà nước Hồi giáo của Iraq và vùng Levant” tại Iraq.

Thông báo trên vừa được Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki đưa ra trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn BBC. Theo ông Nuri al-Maliki, mục tiêu oanh tạc của Không quân Syria là căn cứ của các phần tử cực đoan gần thành phố Al-Qaim, nằm ​​về phía tây-bắc Baghdad. 
Máy bay Syria thả bom. Ảnh minh họa.
Máy bay Syria thả bom. Ảnh minh họa.
Như ông Nuri al-Maliki nhấn mạnh, Chính phủ Iraq hoan nghênh bất kỳ sự hỗ trợ tương tự để chống các chiến binh ISIL. 
Trước đó trong tháng 6, nhóm chiến binh ISIL đã chiếm hang loạt điểm dân cư ở miền đông Syria và bắt đầu di chuyển đến biên giới với Iraq. Những ngày gần đây bọn cực đoan đã thâm nhập được vào lãnh thổ Iraq, kiểm soát một số thành phố ở phía tây của nước này, và đang triển khai chuẩn bị tấn công vào thủ đô nước này là Baghdad.

Báo Mỹ: Washington có cơ hội tiếp cận quân cảng Cam Ranh?

(Kiến Thức) - Tờ báo trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định: Nếu Việt Nam cho phép Hải quân Mỹ tiếp cận quân cảng Cam Ranh - đó sẽ là bước tiến lớn hơn trong mối quan hệ quân sự giữa hai nước.

Tờ Stars and Stripes trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa đăng tải bài viết của tác giả Erik Slavin nhận định: mặc dù chưa rõ liệu các lực lượng Mỹ có thể sử dụng Cam Ranh, một cảng biển có giá trị bên Biển Đông hay không nhưng việc Việt Nam hoan nghênh các chuyến thăm của tàu chiến và máy bay Mỹ đang khiến khả năng đó tiến gần hơn tới hiện thực. 

Dưới đây là nội dung bài viết được Kiến Thức lược dịch:

Quan hệ Mỹ - Việt nồng ấm vì Trung Quốc hung hăng

Washington Times: Việt Nam muốn Mỹ làm gì ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Tờ Thời báo Washington của Mỹ vừa có bài viết nhận định sự hung hăng của Trung Quốc đang đẩy Mỹ và Việt Nam tiến lại gần nhau.

Dưới đây là bài viết của Thời báo Washington được Kiến Thức lược dịch:

Mỹ nên hành động thiết thực hơn

Trung Quốc khiến châu Á hình thành 3 liên minh chiến lược

(Kiến Thức) - Châu Á đang hình thành 3 khối liên minh chiến lược một phần vì các động thái của Trung Quốc.

Tờ Quatz của Mỹ vừa có bài viết về các liên minh mới đang được hình thành ở châu Á. Theo đó, mặc dù có mối liên quan chặt chẽ về thương mại và đầu tư, các nước châu Á đang dần dần hình thành các khối liên minh chiến lược vì nhiều lý do. Đầu tiên phải kể đến nhu cầu về nguyên vật liệu khổng lồ của Trung Quốc cùng các yêu sách chủ quyền và thái độ hung hăng của Bắc Kinh trên biển Đông. Kế đến là việc Nga ngày càng phô trương sức mạnh quân sự, chủ nghĩa dân tộc dâng cao tại Nhật Bản và chính sách xoay trục sang Châu Á của Mỹ.
Có 3 liên minh được hình thành dựa trên nhu cầu và khả năng của mỗi bên về nguyên vật liệu, nhằm cân bằng lực lượng để giảm lệ thuộc vào các nền kinh tế phương Tây.