Không phải Tào Tháo, trở ngại lớn nhất khi Lưu Bị đánh Tây Xuyên là gì?

Trương Nhiệm xuất thân bần hàn, phục vụ cho Lưu Chương. Ông chính là trở ngại lớn nhất của Lưu Bị khi đi đánh Tây Xuyên.

Tào Tháo và Lưu Bị là hai thế lực rất mạnh thời Tam quốc, tuy nhiên Tào Tháo không phải là trở ngại lớn nhất của Lưu Bị khi ông muốn tiến vào Tây Xuyên, Người khiến Lưu Bị vất vả nhất trong chiến dịch này chính là Trương Nhiệm.

Chiến dịch Tây Xuyên, hay Lưu Bị chiếm Tây Xuyên hoặc Lưu Bị chiếm Ích Châu là một loạt các chiến dịch quân sự của tập đoàn quân phiệt Lưu Bị cầm đầu, trong việc chiếm đoạt Tây Xuyên (phần lớn Ích Châu đương thời, bao gồm Tứ Xuyên và Trùng Khánh ngày nay), khi đó khu vực này đang nằm dưới tay của quân phiệt Lưu Chương.

Năm 211, Lưu Chương nghe theo đề nghị của Trương Tùng mời Lưu Bị vào Tây Xuyên để hỗ trợ chống lại Trương Lỗ. Thực sự việc mời Lưu Bị vào chỉ là kế của Trương Tùng, Pháp Chính và Mạnh Đạt nhằm thay thế chúa công Lưu Chương của họ, bởi vì nhóm người ngày nhận thấy rằng Lưu Bị là người có tham vọng và đáng để phụng sự hơn Lưu Chương.

Tuy nhiên, Vương Lũy, Hoàng Quyền, Lý Nghiêm cùng những quan thần khác đã phản đối kịch liệt việc mời Lưu Bị nhập Xuyên, nhưng Lưu Chương đã phớt lờ ý kiến của họ và tự mình thân chinh nghênh đón Lưu Bị vào để cùng mình chống lại Trương Lỗ.

Khi ý đồ thực sự của Trương Tùng bị chính anh ruột là Trương Túc tố cáo với Lưu Chương, ông đã chém đầu Trương Tùng và phát động một cuộc chiến chống lại Lưu Bị. Mặc dù tướng Trương Nhiệm của ông đã cố gắng chiến đấu, nhưng không thể chống lại quân đội của Lưu Bị. Đến năm 214, lực lượng của Lưu Bị đã bao vây thủ phủ của Ích Châu là Thành Đô.

Khong phai Tao Thao, tro ngai lon nhat khi Luu Bi danh Tay Xuyen la gi?

Tạo hình Trương Nhiệm trong phim. Ảnh: Sohu

Trương Nhiệm (? - 213) là một vị tướng sống vào cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc, là thuộc hạ của Thái thú Ích Châu Lưu Chương. Ông cũng là một nhân vật trong bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, ông là người Thục Quận, vừa có sức khỏe lại có mưu lược. Trong trận chiến tấn công Tây Xuyên, đối thủ lớn nhất Lưu Bị gặp phải chính là Trương Nhiệm, ngay cả quân sư của Lưu Bị là Bàng Thống cũng chết trong tay Trương Nhiệm, bản thân Lưu Bị cũng bị Trương Nhiệm đánh cho đại bại, buộc phải nhờ Gia Cát Lượng đưa quân tới cứu.

Để bắt được Trương Nhiệm, có thể nói là Gia Cát Lượng đã phải dùng đến thế trận mạnh mẽ nhất, ông đã phải dùng đến ba trên tổng số năm vị Ngũ hổ thượng tướng, ngoài ra còn có cả Ngụy Diên, cuối cùng Gia Cát Lượng phải dùng kế mới bắt sống được Trương Nhiệm tại cầu Kim Nhạn.

Khong phai Tao Thao, tro ngai lon nhat khi Luu Bi danh Tay Xuyen la gi?-Hinh-2

Bàng Thống là quân sư của Lưu Bị, tài năng được ví ngang với Gia Cát Lượng. Ảnh: Sohu

Trương Nhiệm dù đã bị bắt, nhưng lại không hề có chút sợ hãi nào, tuyệt không đầu hàng, dù cho Gia Cát Lượng có khuyên giải thế nào Trương Nhiệm cũng quyết không hàng và bảo: "Trung thần há chịu thờ hai chúa". Cuối cùng Gia Cát Lượng sai đem ông ra chém để bảo toàn danh tiết cho ông.

Có thể thấy, Trương Nhiệm là người có tài, thực lực rất mạnh. Cả Lưu Bị, Bàng Thống, Hoàng Trung, Trương Phi khi gặp Trương Nhiệm đều phải chịu thua thiệt. Nhưng đáng tiếc Trương Nhiệm lại không chịu đầu quân cho Thục Hán, nếu không thế lực Thục Hán đã mạnh hơn nhiều.

Chiến dịch diễn ra từ đầu năm 212 đến năm 214 và được xem là giai đoạn đầu của thời kỳ Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Chiến dịch kết thúc với chiến thắng cho Lưu Bị và tiếp quản các quận từ tay Lưu Chương. Ích Châu sau này là nền tảng cho cơ đồ nhà Thục Hán.

Người đáng sợ nhất trong cuộc đời của Quách Gia, khó đối phó hơn Gia Cát Lượng

Trong thời Tam Quốc, có rất nhiều vị quân sư tài ba nhưng chỉ có một số rất ít thực sự nổi danh trong lịch sử.

Người được cho là nếu phò tá Tào Tháo, cho dù Lưu Bị và Tôn Quyền có được Gia Cát Lượng, Chu Du và những người khác trợ giúp cũng không thể thành công. Ông ấy là ai?

Để là sáng tỏ được danh tính của vị mưu sĩ này chúng ta phải bắt đầu từ sự kiện Tào Tháo ám sát Đổng Trác. Để ngăn chặn việc Đổng Trác tiếp tục mang lại tai họa cho đất nước, Tào Tháo đã mượn Thất tinh bảo đao để ám sát Đổng Trác. Nhưng cuối cùng cơ sự không thành, Tào Tháo bị Đổng Trác đuổi giết khắp nơi. Liều mạng một hồi, Tào Tháo kết cục vẫn là rơi vào tay của Đổng Trác.

Nếu Tào Tháo mạo hiểm đồng ý cho Hoa Đà mổ sọ, kết cục sẽ ra sao?

Hoá ra Tào Tháo không đồng ý cho Hoa Đà mổ sọ để chữa bệnh có lẽ là phần nào đoán được kết cục này.

Trong Tam Quốc, bên cạnh những mưu sĩ, anh hùng, hào kiệt, còn có những nhân tài kiệt xuất tinh thông nhiều lĩnh vực. Trong số đó, Hoa Đà, vị "thần y" nổi tiếng có thể được coi là một minh chứng tiêu biểu.

Hoa Đà được coi là người có nhiều đóng góp trong lịch sử y học ở Trung Quốc. Thậm chí Hoa Đà còn được xem là một trong bốn vị đại danh y nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử nước này.