Không kháng cáo, vì sao bà Phương Hằng vẫn được giảm án?

Theo luật sư, dù bà Hằng không có kháng cáo nhưng trong thẩm quyền, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể xem xét trách nhiệm pháp lý và xét giảm án cho bị cáo.

Như Dân trí thông tin, bà Nguyễn Phương Hằng mới đây đã được TAND cấp cao tại TPHCM xét giảm án 3 tháng tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, cựu Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam bị tuyên phạt mức án 3 năm tù.
Kết thúc phiên tòa, các bị cáo Đặng Anh Quân, Nguyễn Thị Mai Nhi, Huỳnh Công Tân và Lê Thị Thu Hà kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, bà Hằng không kháng cáo và chấp nhận thi hành mức án 3 năm tù. Trường hợp này, dù không có kháng cáo, vì sao bà Phương Hằng vẫn được Tòa án cấp phúc thẩm xét giảm án tù là thắc mắc của nhiều độc giả.
Khong khang cao, vi sao ba Phuong Hang van duoc giam an?
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện tại tòa sau 6 tháng lĩnh án tù (Ảnh: Hải Long) 
 
Vì sao bà Phương Hằng vẫn bị triệu tập tới phiên tòa?
Luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bị cáo có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì có thể bị áp dụng biện pháp áp giải.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 351 Bộ luật này cũng quy định trong trường hợp xét thấy cần thiết, ngoài những cá nhân, cơ quan, tổ chức có kháng cáo hoặc kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ quyết định triệu tập những người khác tham gia phiên tòa.
Đối chiếu với các quy định trên, luật sư Giáp cho biết trong vụ án này, dù không có kháng cáo nhưng bà Phương Hằng vẫn là bị cáo trong vụ án. Do đó, dù không có đơn kháng cáo, bà Hằng vẫn phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm theo triệu tập của Tòa án. Việc triệu tập không nhằm xét trách nhiệm pháp lý của người này mà để Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm làm rõ những tình tiết, lời khai khác trong Vụ án.
Về biện pháp áp giải và dẫn giải, luật sư Giáp phân tích theo Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, áp giải áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội còn dẫn giải áp dụng với người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan; người bị hại từ chối giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
"Việc Tòa án triệu tập bà Phương Hằng tới tòa là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Điều 351 Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định Tòa án có quyền triệu tập, không quy định về việc ra quyết định áp giải hay dẫn giải.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Hằng cũng không tham gia với vai trò bị cáo có kháng cáo mà là người liên quan. Có thể việc bà Hằng tới tòa là hoạt động trích xuất và đưa người bị buộc tội ra khỏi nơi tạm giam để tham gia các hoạt động tố tụng khác, chưa tới mức cần thiết áp dụng việc áp giải", ông Giáp bình luận.
Căn cứ xét giảm án khi không có kháng cáo
Cũng theo dõi vụ việc, luật sư Dương Đức Thắng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích, đối với phiên tòa phúc thẩm, bà Hằng dù không có kháng cáo nhưng vẫn tham gia với vai trò người liên quan. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử vẫn lấy lời khai còn luật sư bào chữa vẫn có quyền bảo vệ cho bà theo quy định của pháp luật.
Trích dẫn Điều 345 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm, ông Thắng cho biết Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của Bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.
Từ quy định trên, có thể thấy việc mở phiên tòa phúc thẩm sẽ nhằm xem xét kháng cáo, kháng nghị của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu. Đồng thời, những phần nội dung không có kháng cáo, kháng nghị cũng sẽ được đánh giá lại nếu thấy cần thiết.
"Căn cứ Điều luật này, có thể thấy việc xem xét lại trách nhiệm hình sự của bà Phương Hằng là hoàn toàn có cơ sở. Việc Tòa án xét giảm án cho bà Hằng là phù hợp quy định của pháp luật, phù hợp với nguyên tắc có lợi cho bị cáo trong tố tụng hình sự", luật sư Thắng bình luận.

Chân dung đại gia Nguyễn Cao Trí bị bắt vì chiếm đoạt 40 triệu USD

Được xem là đại gia có tiềm lực tài chính mạnh, đại gia Nguyễn Cao Trí bị khởi tố do có hành vi chiếm đoạt 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan.

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD

Thông tin từ Bộ Công an, cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Cao Trí (SN 1970) - Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư - Du lịch Sài Gòn Đại Ninh) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Ông Trí bị bắt ngày 15/1/2023 do có hành vi chiếm đoạt 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD-Hinh-2

Hành vi của ông Trí bị phát hiện khi cơ quan điều tra mở rộng vụ án tại Công ty cổ phần An Đông hay còn gọi là vụ án Vạn Thịnh Phát, phát hiện Trương Mỹ Lan có quan hệ làm ăn, đầu tư với Nguyễn Cao Trí. 

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD-Hinh-3

Trương Mỹ Lan đã chuyển cho Trí số tiền hơn 40 triệu USD để mua bán dự án, kinh doanh. Khi bà Lan bị bắt, Trí đã nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền Lan đã chuyển cho Trí. Do đó, Nguyễn Cao Trí đã chỉ đạo một số nhân viên tiêu hủy giấy tờ, chứng cứ việc Lan chuyển tiền cho Trí với mục đích chiếm đoạt toàn bộ số tiền kể trên. Tại Cơ quan điều tra, Trí đã nhận tội và sẽ phải nộp lại số tiền đã chiếm đoạt. 

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD-Hinh-4

Trước khi bị bắt, ông Nguyễn Cao Trí (53 tuổi) được xem là đại gia có tiềm lực tài chính “khủng” khi sở hữu hệ sinh thái đa ngành, hoạt động nhiều lĩnh vực bất động sản, quán bar, trung tâm hội nghị tiệc cưới, giáo dục, tài chính... 

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD-Hinh-5

Ông Nguyễn Cao Trí (53 tuổi) từng đảm nhiệm chức vụ cấp cao tại một số công ty thành viên của Tập đoàn Bến Thành (Bến Thành Group), như: Giám đốc Đầu tư tại Công ty Bến Thành Tourist (1999 - 2005), Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Địa ốc Bến Thành (Bến Thành Land). 

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD-Hinh-6

Ông Trí nắm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Capella (Capella Holdings), tiền thân là Công ty cổ phần đầu tư Địa ốc Bến Thành. Capella sở hữu loạt thương hiệu có tiếng ở TP HCM như Chill Skybar, Riverside Palace, Claris Palace, Capella Park View, Capella Gallery Hall… Capella Holdings  kinh doanh bất động sản với The One Saigon, dự án có vị trí kim cương ngay giữa trung tâm tài chính quận 1. 

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD-Hinh-7

Ông Nguyễn Cao Trí cũng là Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư - du lịch Sài Gòn Đại Ninh. Doanh nghiệp bất động sản này có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, hiện là chủ đầu tư “siêu dự án” Khu đô thị Nam Đà Lạt, diện tích 3.595ha, có tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 25.243 tỷ đồng. Cuối năm 2021, Công tỷ Cổ phần Đầu tư - Du lịch Sài Gòn Đại Ninh đã đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên mức 30.291,6 tỷ đồng. 

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD-Hinh-8

Ngoài ra, ông Nguyễn Cao Trí còn là Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội (Khahomex - mã chứng khoán: KHA) từ ngày 30/6/2017. Công ty này hoạt động trong các lĩnh vực như đầu tư bất động sản, văn phòng cho thuê, quản lý vận hành cao ốc, giáo dục mầm non và đầu tư tài chính. Khahomex triển khai nhiều dự án ở khu vực Bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM như Chung cư Khánh Hội 1-2-3; hợp tác với Novaland làm dự án Căn hộ cao cấp ICON 56, làm nhà hàng tiệc cưới Riverside Palace... 

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD-Hinh-9

Trong lĩnh vực giáo dục, ông Nguyễn Cao Trí được nhắc tới với vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Quản lý Giáo dục Văn Lang (VLG) - chủ sở hữu Trường Đại học Văn Lang. Tuy nhiên, hiện nay Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang đã thay đổi từ ông Trí sang bà Bùi Thị Vân Anh. 

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD-Hinh-10

Ông Trí cũng đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng khi tham gia vào HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, Mã: SGB). Tháng 6/2021, ông Trí đã mua vào 579.199 cổ phiếu SGB, tương đương 0,19% vốn điều lệ ngân hàng này. 

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD-Hinh-11

 Đầu năm 2023, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) công bố thông tin bất thường về việc thay đổi nhân sự hội đồng quản trị. Theo đó, ông Nguyễn Cao Trí - thành viên Hội đồng quản trị Saigonbank nhiệm kỳ 2019-2024 - đương nhiên mất tư cách, không còn là thành viên hội đồng quản trị ngân hàng này kể từ ngày 19/1 theo quy định tại Điều 35 Luật các Tổ chức tín dụng… 

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD-Hinh-12

Liên quan đến bà Trương Mỹ Lan, ngoài ông Nguyễn Cao Trí, hàng chục bị can đã bị khởi tố, bắt giam. Bà Trương Mỹ Lan bị Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam ngày 8/10/2022 để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị khởi tố còn có các bị can Trương Huệ Vân - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng - Trợ lý tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Hồ Bửu Phương - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 

Chan dung dai gia Nguyen Cao Tri bi bat vi chiem doat 40 trieu USD-Hinh-13

Ngày 19/12/2022, đại tá Vũ Như Hà - Phó Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 Bộ Công an) cho biết, tính đến thời điểm đó, Bộ Công an đã khởi tố 27 bị can để điều tra hai vụ án liên quan sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Do tiến trình điều tra vẫn đang diễn ra, do đó đại tá Hà thông tin chưa thể công bố danh tính và tội danh của các bị can bị khởi tố.


  >>> Mời độc giả xem thêm video Chân dung nữ đại tá “rởm” lấy sổ tiết kiệm 200 tỷ “ảo” để lừa đảo

Chân dung trùm giang hồ Trí "nhảm" cầm đầu băng áo cam

Trí “nhảm” được coi là kẻ cầm đầu vụ băng áo cam đập phá, chém người tại quán ốc ở TP HCM. Ngày 11/9 tới đây, Trí “nhảm” cùng hơn 90 đối tượng sẽ hầu tòa.

Chan dung trum giang ho Tri

Tòa Gia đình và người chưa thành niên (TAND TPHCM) dự kiến mở phiên tòa xét xử bị cáo Mai Nguyễn Xuân Thành (27 tuổi), Dương Đại Trí (tức Trí “Nhảm”) và 92 đồng phạm về các tội “Cố ý gây thương tích”, “Hủy hoại tài sản” và “Gây rối trật tự công cộng” vào ngày 11/9 đến 15/9. Phiên tòa dự kiến xét xử trực tuyến, các bị cáo tham gia phiên tòa tại Trại tạm giam Chí Hòa T30.

Chan dung trum giang ho Tri
Trong đó, bị cáo Mai Nguyễn Xuân Thành và 17 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng. Bị cáo Hồ Chí Linh và 73 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội gây rối trật tự công cộng. Bị cáo Phạm Anh Kiệt, Đào Minh Thiện, Lê Tuấn Kiệt bị đưa ra xét xử về tội cố ý gây thương tích. (Ảnh: Bị cáo Mai Nguyễn Xuân Thành) 

Người về quê nghỉ Tết bất ngờ khi được CSGT... chặn dừng

Người dân dồn dập đổ ra các hướng quốc lộ, cửa ngõ đi các tỉnh để về quê đón năm mới 2024 bất ngờ, cảm động khi được lực lượng Cảnh sát giao thông tiếp sức...

Nguoi ve que nghi Tet bat ngo khi duoc CSGT... chan dung
Từ xế chiều đến tận tối 29/12, ngày làm việc cuối cùng của năm 2023, hàng vạn người dân từ khắp các quận, huyện từ trung tâm đến ngoại thành đổ về các cửa ngõ quốc lộ để nghỉ Tết Dương lịch 2024. 
Nguoi ve que nghi Tet bat ngo khi duoc CSGT... chan dung-Hinh-2
Tại cửa ngõ về các tỉnh Miền Tây, địa bàn tuần tra Kiểm soát giao thông của Trạm CSGT Tân Túc (Phòng CSGT Công an TP HCM), người đi đường được một phen bất ngờ, xúc động...