Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Không hổ danh “Gấu Bay”, Tu-95 của Nga mang sức mạnh răn đe hạt nhân trên không khiếp đảm

05/01/2020 14:00

(Kiến Thức) - Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 là máy bay ném bom rất nổi tiếng của Liên Xô, có biệt danh là "Gấu"; mặc dù có tuổi đời gần 70 năm, nhưng Tu-95 vẫn là cốt lõi của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga. 

Tiến Minh
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Lực lượng răn đe hạt nhân trên không của Nga là hiện nay gồm có máy bay ném bom chiến lược Tu-160, máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3.
Lực lượng răn đe hạt nhân trên không của Nga là hiện nay gồm có máy bay ném bom chiến lược Tu-160, máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3.
Cả ba loại máy bay ném bom chiến lược trên đều có những đặc điểm riêng, nhưng máy bay ném bom Tu-95 là loại có tuổi đời lớn nhất và nó cũng là loại duy nhất sử dụng động cơ cánh quạt.
Cả ba loại máy bay ném bom chiến lược trên đều có những đặc điểm riêng, nhưng máy bay ném bom Tu-95 là loại có tuổi đời lớn nhất và nó cũng là loại duy nhất sử dụng động cơ cánh quạt.
Vào đầu thập niên 1950, các nhà lãnh đạo Liên Xô yêu cầu thiết kế một mẫu máy bay ném bom chiến lược mới, phải có tầm hoạt động ít nhất là 8.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không; có thể đe dọa các mục tiêu quan trọng ở trong lãnh thổ Mỹ và nó có thể mang theo 11 tấn vũ khí, gây ra một đòn tàn phá cho đối phương.
Vào đầu thập niên 1950, các nhà lãnh đạo Liên Xô yêu cầu thiết kế một mẫu máy bay ném bom chiến lược mới, phải có tầm hoạt động ít nhất là 8.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không; có thể đe dọa các mục tiêu quan trọng ở trong lãnh thổ Mỹ và nó có thể mang theo 11 tấn vũ khí, gây ra một đòn tàn phá cho đối phương.
Các nhà thiết kế máy bay của Viện thiết kế máy bay Tupolev cho ra đời mẫu máy bay ném bom chiến lược Tu-95, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về loại máy bay ném bom chiến lược của lãnh đạo Liên Xô.
Các nhà thiết kế máy bay của Viện thiết kế máy bay Tupolev cho ra đời mẫu máy bay ném bom chiến lược Tu-95, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về loại máy bay ném bom chiến lược của lãnh đạo Liên Xô.
Tu-95 được bắt đầu phát triển vào năm 1951 và nguyên mẫu đầu tiên của loại máy bay này được thử nghiệm vào năm 1952; những chiếc Tu-95 sản xuất đầu tiên, được giao cho Không quân Liên Xô vào năm 1956.
Tu-95 được bắt đầu phát triển vào năm 1951 và nguyên mẫu đầu tiên của loại máy bay này được thử nghiệm vào năm 1952; những chiếc Tu-95 sản xuất đầu tiên, được giao cho Không quân Liên Xô vào năm 1956.
Hơn 300 chiếc Tu-95 đầu tiên đã được sản xuất và có thể đánh giá đây là một phiên bản máy bay đa năng; ngoài phiên bản ném bom, Tu-95 còn có phiên bản trinh sát điện tử, trinh sát ảnh, tuần tra hàng hải và chống tàu ngầm; ngoài ra Tu-95 cũng có thể cải tạo thành các loại máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không.
Hơn 300 chiếc Tu-95 đầu tiên đã được sản xuất và có thể đánh giá đây là một phiên bản máy bay đa năng; ngoài phiên bản ném bom, Tu-95 còn có phiên bản trinh sát điện tử, trinh sát ảnh, tuần tra hàng hải và chống tàu ngầm; ngoài ra Tu-95 cũng có thể cải tạo thành các loại máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không.
Là loại máy bay ném bom chiến lược, nhưng Tu-95 không sử dụng động cơ phản lực mà dùng loại động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12, rất tiết kiệm nhiên liệu và độc đáo, có thể nói là rất hiếm trên thế giới, bởi vì động cơ sử dụng thiết kế hai cánh quạt đồng trục, giúp tăng đáng kể phạm vi hoạt động và trở thành một máy bay ném bom chiến lược hiệu quả nhất.
Là loại máy bay ném bom chiến lược, nhưng Tu-95 không sử dụng động cơ phản lực mà dùng loại động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12, rất tiết kiệm nhiên liệu và độc đáo, có thể nói là rất hiếm trên thế giới, bởi vì động cơ sử dụng thiết kế hai cánh quạt đồng trục, giúp tăng đáng kể phạm vi hoạt động và trở thành một máy bay ném bom chiến lược hiệu quả nhất.
Một chiếc Tu-95 lắp 4 động cơ NK-12, mỗi động cơ có công suất đến 15.000 mã lực; nếu hoạt động hết công suất, nó có thể đạt đến giới hạn 18.000 mã lực. Với lực đẩy của 4 động cơ NK-12, Tu-95 có thể đạt tới công suất cực mạnh đến 72.000 mã lực.
Một chiếc Tu-95 lắp 4 động cơ NK-12, mỗi động cơ có công suất đến 15.000 mã lực; nếu hoạt động hết công suất, nó có thể đạt đến giới hạn 18.000 mã lực. Với lực đẩy của 4 động cơ NK-12, Tu-95 có thể đạt tới công suất cực mạnh đến 72.000 mã lực.
So với công suất động cơ tối đa của xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abram của quân đội Mỹ là 1.500 mã lực, thì công suất động cơ của Tu-95 lớn gấp 50 lần; Động cơ NK-12 sử dụng cánh quạt đồng trục kép, quay ngược chiều, nên tiếng ồn do con quái vật trên không này mang lại là rất đáng sợ, đến ngay cả mạng lưới sonar dùng để phát hiện tàu ngầm, do quân đội Mỹ thiết lập ở Bắc Đại Tây Dương cũng có thể thu được tiếng ồn của Tu-95, khiến nó trở thành máy bay ném bom đầu tiên trong lịch sử bị phát hiện bởi sonar dưới nước.
So với công suất động cơ tối đa của xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abram của quân đội Mỹ là 1.500 mã lực, thì công suất động cơ của Tu-95 lớn gấp 50 lần; Động cơ NK-12 sử dụng cánh quạt đồng trục kép, quay ngược chiều, nên tiếng ồn do con quái vật trên không này mang lại là rất đáng sợ, đến ngay cả mạng lưới sonar dùng để phát hiện tàu ngầm, do quân đội Mỹ thiết lập ở Bắc Đại Tây Dương cũng có thể thu được tiếng ồn của Tu-95, khiến nó trở thành máy bay ném bom đầu tiên trong lịch sử bị phát hiện bởi sonar dưới nước.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 phù hợp với đặc điểm vũ khí và nghệ thuật tác chiến của quân đội Liên Xô, đó là tính đơn giản và thiết thực. Tu-95 sử dụng thiết kế cánh nghiêng phía sau góc 35 độ, góc khá nhỏ theo tiêu chuẩn máy bay cánh quạt; thiết kế này có thể kéo dài khoang bom; Tu-95 có thể mang theo hơn 25 tấn bom các loại.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 phù hợp với đặc điểm vũ khí và nghệ thuật tác chiến của quân đội Liên Xô, đó là tính đơn giản và thiết thực.
Tu-95 sử dụng thiết kế cánh nghiêng phía sau góc 35 độ, góc khá nhỏ theo tiêu chuẩn máy bay cánh quạt; thiết kế này có thể kéo dài khoang bom; Tu-95 có thể mang theo hơn 25 tấn bom các loại.
Do cấu tạo của Tu-95 không quá đặc biệt, lúc mới ra đời, Bộ Quốc phòng Mỹ không chú ý đến máy bay ném bom Tu-95, Quân đội Mỹ ước tính tốc độ của Tu-95 chỉ là 644 km/giờ và tầm hoạt động là 12.500 km. Mãi đến năm 1985, quân đội Mỹ mới phát hiện ra rằng thông tin này là sai, trên thực tế, Tu-95 có thể bay với tốc độ gần 1.000 km/giờ và tầm hoạt động gần 15.000 km.
Do cấu tạo của Tu-95 không quá đặc biệt, lúc mới ra đời, Bộ Quốc phòng Mỹ không chú ý đến máy bay ném bom Tu-95, Quân đội Mỹ ước tính tốc độ của Tu-95 chỉ là 644 km/giờ và tầm hoạt động là 12.500 km. Mãi đến năm 1985, quân đội Mỹ mới phát hiện ra rằng thông tin này là sai, trên thực tế, Tu-95 có thể bay với tốc độ gần 1.000 km/giờ và tầm hoạt động gần 15.000 km.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được hưởng 70 máy bay ném bom Tu-95 của Không quân Liên Xô, nhưng phần lớn số máy bay này đã hết niên hạn sử dụng.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được hưởng 70 máy bay ném bom Tu-95 của Không quân Liên Xô, nhưng phần lớn số máy bay này đã hết niên hạn sử dụng.
Số máy bay ném bom Tu-95 mà Không quân Nga nhận được vẫn còn hoạt động cho đến năm 2007, nhưng trước tình hình thế giới nhiều biến đổi, những chiếc Tu-95 đã được nâng cấp và tiếp tục kéo dài hoạt động cho đến năm 2040.
Số máy bay ném bom Tu-95 mà Không quân Nga nhận được vẫn còn hoạt động cho đến năm 2007, nhưng trước tình hình thế giới nhiều biến đổi, những chiếc Tu-95 đã được nâng cấp và tiếp tục kéo dài hoạt động cho đến năm 2040.
Nga không ngừng cải tiến và nâng cấp máy bay ném bom Tu-95, phiên bản nâng cấp mới nhất là Tu 95-MS, có nhiều cải tiến về chất lượng so với thế hệ trước; và "Gấu" Tu-95 tiếp tục là cốt lõi của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
Nga không ngừng cải tiến và nâng cấp máy bay ném bom Tu-95, phiên bản nâng cấp mới nhất là Tu 95-MS, có nhiều cải tiến về chất lượng so với thế hệ trước; và "Gấu" Tu-95 tiếp tục là cốt lõi của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
Video Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS: Quái vật thép của Nga - Nguồn: Quân đội Nhân dân

Bạn có thể quan tâm

Đức chi 'núi tiền' mua 3.500 xe tăng, thiết giáp đối phó Nga

Đức chi 'núi tiền' mua 3.500 xe tăng, thiết giáp đối phó Nga

Lữ đoàn Azov chịu tổn thất nặng ở mặt trận Lyman

Lữ đoàn Azov chịu tổn thất nặng ở mặt trận Lyman

Tích hợp UAV vào đạn 155mm, pháo binh Trung Quốc nhân đôi sức mạnh

Tích hợp UAV vào đạn 155mm, pháo binh Trung Quốc nhân đôi sức mạnh

UAV mồi nhử Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev

UAV mồi nhử Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev

Israel chuẩn bị vũ khí từ nhiều thập kỷ để tấn công Iran

Israel chuẩn bị vũ khí từ nhiều thập kỷ để tấn công Iran

Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

Israel “đập nát như cám” radar chống tàng hình Iran ngay trong giờ đầu tiên

Chỉ huy chiến trường trở thành mục tiêu tấn công của Nga và Ukraine

Chỉ huy chiến trường trở thành mục tiêu tấn công của Nga và Ukraine

Nga hủy hệ thống phòng không Patriot của Ukraine

Nga hủy hệ thống phòng không Patriot của Ukraine

Ukraine dùng UAV tấn công tầm xa tập kích nhiều mục tiêu ở Crimea

Ukraine dùng UAV tấn công tầm xa tập kích nhiều mục tiêu ở Crimea

Triều Tiên sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga để bảo vệ Bình Nhưỡng

Triều Tiên sử dụng hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga để bảo vệ Bình Nhưỡng

Tàu không người lái Ukraine tung chiêu mới

Tàu không người lái Ukraine tung chiêu mới

Chiến dịch không kích Iran của Israel sẽ không thành nếu lực lượng này

Chiến dịch không kích Iran của Israel sẽ không thành nếu lực lượng này

Top tin bài hot nhất

UAV mồi nhử Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev

UAV mồi nhử Nga bị bắn hạ trên bầu trời Kiev

08/07/2025 13:30
Lữ đoàn Azov chịu tổn thất nặng ở mặt trận Lyman

Lữ đoàn Azov chịu tổn thất nặng ở mặt trận Lyman

08/07/2025 19:33
Israel chuẩn bị vũ khí từ nhiều thập kỷ để tấn công Iran

Israel chuẩn bị vũ khí từ nhiều thập kỷ để tấn công Iran

08/07/2025 07:00
Tích hợp UAV vào đạn 155mm, pháo binh Trung Quốc nhân đôi sức mạnh

Tích hợp UAV vào đạn 155mm, pháo binh Trung Quốc nhân đôi sức mạnh

08/07/2025 15:38
Loài côn trùng tưởng đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ

Loài côn trùng tưởng đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ

08/07/2025 06:40

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status