Không đặc xá cho tội xâm phạm an ninh quốc gia, khủng bố

(Kiến Thức) - Tiếp thu ý kiến ĐBQH, điều 12 dự thảo Luật Đặc xá được chỉnh lý, bổ sung các trường hợp không đề nghị đặc xá với người bị kết án tội xâm phạm an ninh quốc gia, khủng bố...

Sáng 8/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp 26. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đặc xá (sửa đổi).
Thời điểm nào thì xét đặc xá?
Báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bà Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban tư pháp của Quốc hội đã phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật và xây dựng dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, về thời điểm đặc xá (Điều 5 dự thảo Luật), dự thảo Luật của Chính phủ trình đã kế thừa Luật Đặc xá hiện hành, quy định 03 thời điểm đặc xá gồm: nhân sự kiện trọng đại của đất nước, nhân ngày lễ lớn của đất nước và trong trường hợp đặc biệt. Nhiều ý kiến đã nhất trí quy định 3 thời điểm đặc xá như dự thảo Luật.
Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể về thời gian, tần suất thực hiện đặc xá (3 năm hoặc 5 năm/đợt); đề nghị quy định cụ thể thời điểm đặc xá là ngày Quốc khánh 2/9, ngày Tết Nguyên Đán hoặc ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4.
Khong dac xa cho toi xam pham an ninh quoc gia, khung bo
 Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung thảo luận cho ý kiến về dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi). Ảnh: Quochoi.vn
Theo đó, từ thực tiễn thi hành Luật Đặc xá cho thấy Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá ở cả 03 thời điểm nêu trên và không phát sinh vướng mắc về thời điểm đặc xá. Do đó, tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH, Ủy ban Tư pháp đề nghị cho giữ 3 thời điểm đặc xá như dự thảo Luật của Chính phủ trình; không quy định thời điểm, tần suất cụ thể đặc xá mà giao cho Chủ tịch nước căn cứ các quy định của Luật và tình hình của đất nước ở từng thời kỳ để quyết định thời điểm đặc xá phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.
Không đề nghị đặc xá với “người đã được trước đó” và “có 2 tiền án”
Liên quan các các trường hợp không đề nghị đặc xá, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga chỉ ra rằng, một số ý kiến đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành, không đề nghị đặc xá đối với người “trước đó đã được đặc xá” hoặc “có từ 2 tiền án trở lên”.
Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm các trường hợp không được đề nghị đặc xá đối với người bị kết án về tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và một số tội khác trong Bộ luật Hình sự.
Ủy ban Tư pháp nhận thấy, Luật Đặc xá hiện hành quy định không đề nghị đặc xá đối với trường hợp "Trước đó đã được đặc xá” hoặc “Có từ 02 tiền án trở lên”. Quy định này là chặt chẽ, phù hợp và qua thực tiễn thi hành không phát sinh vướng mắc, khó khăn. Vì vậy, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Điều 12 dự thảo Luật đã được chỉnh lý, theo đó giữ lại 02 trường hợp không đề nghị đặc xá nêu trên; đồng thời, bổ sung các trường hợp không được đề nghị đặc xá đối với người bị kết án về một số tội quy định tại Chương XIII (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia), Chương XXVI (Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) và Tội khủng bố (Điều 299) của Bộ luật Hình sự.
Khong dac xa cho toi xam pham an ninh quoc gia, khung bo-Hinh-2
 Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch nước có quyền chủ động quyết định đặc xá
Nói về việc thực hiện quyết định đặc xá đối với người nước ngoài, bà Lê Thị Nga cho hay, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, để không làm phát sinh thêm điều kiện đặc xá với phạm nhân là người nước ngoài và tránh cách hiểu có sự phân biệt đối xử giữa phạm nhân là người Việt Nam với phạm nhân là người nước ngoài, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng cơ bản giữ lại quy định của Điều 19 Luật hiện hành và giao cho Chính phủ quy định chi tiết điều này. Đồng thời, bỏ quy định tại khoản 5 Điều 14 của dự thảo Luật: Đối với người nước ngoài, trong hồ sơ đề nghị đặc xá cần có văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân nếu được đặc xá.
Theo ý kiến thảo luận tại phiên họp, về trường hợp đặc xá đặc biệt, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu rõ, theo Báo cáo tổng kết Luật Đặc xá, trong 10 năm qua chỉ có 14 người được đặc xá thuộc trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước và quá trình thực hiện không phát sinh vướng mắc.
Do đó, tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH, UBTVQH đề nghị tiếp tục giao cho Chủ tịch nước quyền chủ động quyết định mà không quy định cụ thể thế nào là “trường hợp đặc biệt”.
Đồng thời, Điều 22 của dự thảo Luật chỉnh lý đã quy định rõ các đối tượng được đặc xá trong trường hợp đặc biệt gồm: người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được hưởng án treo, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người đang được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người đang chấp hành án phạt tù chung thân để phân biệt với các đối tượng được đặc xá nhân ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước.
Liên quan đến một số ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng xét đặc xá cả với người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Uỷ ban Tư pháp đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng, ngoài 2 đối tượng được đề nghị đặc xá như quy định của dự thảo Luật thì bổ sung thêm đối tượng là người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (người này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như người đang chấp hành hình phạt tù, đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù).
Trong phiên thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với những tiếp thu, giải trình của Ủy ban Tư pháp.
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ ra rằng, theo dự thảo Chính phủ trình thì một năm có 03 thời điểm đặc xá: nhân sự kiện trọng đại của đất nước, nhân ngày lễ lớn của đất nước và trong trường hợp đặc biệt. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, việc quy định 03 thời điểm này là hơi dày. Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc đưa ra quan điểm nên quy định thời điểm đặc xá vào 02 thời điểm, đó là Tết Nguyên đán và Tết Độc lập.
Cũng quan tâm về thời điểm đặc xá, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng thời điểm “sự kiện trọng đại của đất nước” hiện chưa có văn bản nào quy định, do đó đề nghị xem xét, nếu có thể sẽ quy định thế nào là sự kiện trọng đại trong Dự thảo Luật, hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề các sự kiện trọng đại.

Đặc xá là gì? Đối tượng nào được đặc xá năm 2015?

(Kiến Thức) - Theo Quyết định số 1366/2015/QĐ-CTN ngày 10/7/2015 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2015, đối tượng được đặc xá là những người bị kết án phạt tù có thời hạn.

Đặc xá là gì? Đặc xá vào những dịp nào?
Luật Đặc xá là một đạo luật được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 diễn ra vào ngày 21/11/2007. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2008. Sau khi Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước Việt Nam đã Công bố Lệnh thông qua Luật này.

Thiếu niên 15 tuổi cướp ngân hàng PVcombank...học theo phim hành động

(Kiến Thức) - Từ nhỏ Thắng đã mê xem phim bạo lực, đặc biệt là những bộ phim hành động. Chính vì vậy nên nam thiếu niên 15 tuổi này khi gây ra vụ cướp ngân hàng PVcombank đã “áp dụng” giống như những phi vụ trên màn ảnh nhỏ.

Ngày 8/8, thông tin với PV Kiến Thức về quá trình điều tra vụ dùng súng giả, dao cướp ngân hàng PVcomBank (thành phố Vũng Tàu, tỉnh BR-VT), Công an TP Vũng Tàu cho biết đã thu hồi được một số vật chứng nghi phạm sử dụng để gây án. Riêng khẩu súng bắn đạn bi nhựa đối tượng khai vứt ở bụi cây ven biển vẫn đang được truy tìm.
Thieu nien 15 tuoi cuop ngan hang PVcombank...hoc theo phim hanh dong
 Nghi can Cao Xuân Thắng.
Thieu nien 15 tuoi cuop ngan hang PVcombank...hoc theo phim hanh dong-Hinh-2
Lực lượng Công an vẫn đang tiếp tục truy tìm vật chứng của vụ dùng súng cướp ngân hàng. 
“Công an TP.Vũng Tàu đang phối hợp với Phòng Cảnh sát ĐTTP về TTXH Công an tỉnh BR-VT dẫn giải Cao Xuân Thắng (15 tuổi, quê tỉnh Quảng Bình) đi chỉ điểm để thu thập các chứng cứ của vụ án”, một cán bộ điều tra thông tin.
Thieu nien 15 tuoi cuop ngan hang PVcombank...hoc theo phim hanh dong-Hinh-3
 Đối tượng Cao Xuân Thắng (áo trắng) được xác định chính là nghi can dùng súng và dao thực hiện vụ cướp tại chi nhánh PGD Ngân hàng PVcomBank

Nghi vấn vợ bế con đánh ghen chồng trên phố Xã Đàn

(Kiến Thức) - Sự việc nghi vấn vợ đánh ghen chồng xảy ra vào tối muộn ngày hôm qua, người vợ bế theo con nhỏ cùng nhiều người khác vây đánh người phụ nữ được cho là "tình địch" đang được chồng che chắn.

Nghi vấn đánh ghen giữa phố Hà Nội xảy ra vào khoảng 22h30 tối 7/8. Thời điểm đó, nhiều người khi tham gia giao thông trên đường Xã Đàn (đoạn trước nhà 163 Xã Đàn, thuộc phường Nam Đồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) không khỏi tò mò trước hình ảnh một cô gái trẻ bế theo con nhỏ gào khóc, giằng co một nam thanh niên được cho là chồng và một cô gái khác nghi “bồ nhí”.
Nghi van vo be con danh ghen chong tren pho Xa Dan
 Người vợ (khoanh đỏ) gào thét, đau đớn bắt gặp chồng cặp bồ (khoanh xanh).