Khốn khổ vì chồng nhậu

Bạn nấc lên tự hỏi, vì sao mình phải “lụy” ly bia, chai rượu của chồng đến thế không biết.

Bạn em mắt sưng húp, bảo rằng đang buồn quá, sao cứ luẩn quẩn hoài. Ngon lành, bổ béo, tốt đẹp gì đâu mà mấy ổng mê vậy? Hỏi kỹ mới biết, chồng bạn đêm qua say về, đứng trước cửa nhà điện thoại cho bạn, chỉ nói được hai chữ “em à” rồi cúp ngang. Bạn gọi lại thì không bắt máy. Bạn nằm thắc thỏm mãi, cuối cùng chồng cũng vô tới nhà, bằng cách tự dùng chìa khóa của mình mà mở cửa, đùng đùng trách bạn sao nói chuyện với chồng gắt gỏng khó chịu, sao đã biết chồng gọi mà vẫn thản nhiên không xuống mở cửa. Bạn giải thích, tưởng chồng còn đang nhậu, “nhớ” nên gọi về nhà, vậy thôi. Tiếc gì mà chẳng nói thêm được câu nữa cơ chứ. Chồng vẫn không “thông”, bắt bẻ đủ điều. Trong cơn say, chồng bạn vừa thay đồ vừa cãi nhau với bạn. Bạn cúi mặt hỏi em, bồ hình dung ra cái cảnh thô bỉ khốn nạn ấy chứ? Mà chẳng phải lần đầu…
Nói rồi, bạn khóc. Trong nước mắt ấy là những dự tính ly hôn, mấy mẹ con dọn về nhà ngoại ở, như bao lần bạn thổ lộ. Sáng nay, chồng bạn đã xin lỗi vợ, tự trách mình, đổ lỗi cho rượu. Đàn ông say mà, ai nỡ chấp nhặt, nói gì đến dứt tình, tội nghiệp mấy đứa nhỏ. Chồng bạn mau miệng bảo thế, kèm theo vô số những hành động chuộc lỗi quen thuộc khác.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Bạn nấc lên tự hỏi, vì sao mình phải “lụy” ly bia, chai rượu của chồng đến thế không biết. Em chẳng biết an ủi bạn câu nào, những gì cần chia sẻ với nhau đã nói lâu nay rồi. Vả lại khi ấy, em lại nhớ đến anh, người chồng hiền lành, siêng năng, thương con của mình. Anh quả là nhiều tính tốt, đối xử với vợ con lúc nào cũng tận tình, chỉ trừ những lúc anh nhậu.

Đã nhậu vào là anh quên hết. Từ lời hứa với con đến công việc, họ hàng hay sĩ diện. Anh từng tụt hết áo quần chạy lòng vòng trong hẻm, làm trò cười cho mọi người, rồi hôm sau xấu hổ ở lỳ trong nhà cả ngày khi nghe con kể lại. Anh cứ rượu vào là la hét, có khi hứng chí nhảy tưng tưng trước cái ti vi đang tắt, như thể đang hát karaoke. Cái việc quơ quào đòi đánh vợ con trong cảnh chân cẳng liêu xiêu cũng chẳng lạ gì. Giờ thì em và con rút kinh nghiệm rồi, anh nhậu về thì khôn hồn đừng hỏi han, tránh xa chừng nào hay chừng ấy. Vậy mà nào có được yên. Không có ai để gây sự khi say thì anh đập phá đồ đạc trong nhà cho… đỡ chán!
Mỗi lần anh báo hôm nay đi “tiếp khách” là mẹ con em lại hồi hộp, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra khi anh về đến nhà. Cảm giác nơm nớp lo lắng ấy giết chết dần tình cảm vợ chồng dành cho nhau. Em mệt mỏi, chán ngán, thất vọng. Ngày xưa anh vốn không phải là đệ tử lưu linh kiểu này. Em từng lớn lên trong nỗi sợ sệt khổ sở vì người cha nát rượu, nên đã tìm hiểu rất kỹ trước khi kết hôn, ai dè cũng không thoát được số phận…
Khuyên bạn điều gì bây giờ, khi em cũng chẳng biết phải tính sao với cuộc sống của mình. Khuyên chồng nhiều lắm rồi, biện pháp nào em cũng đều thử áp dụng, nhưng cứ nhậu vào là anh bất chấp mọi thứ, coi trời bằng vung, nói gì đến vợ con. Nỗi ê chề ngao ngán của vợ, ánh mắt sợ hãi của con, cảnh nhà xào xáo liên tục dường như chẳng đủ để các ông chồng ham nhậu kiềm chế và chừng mực hơn khi ngồi vào bàn nhậu. Hay phải đợi đến khi tan cửa nát nhà, mới biết đâu là điểm dừng?

Biết rõ bí mật của chồng...

Vợ “mò” vào hộp thư trên facebook, yahoo. Phải ngó một lần cho ra lẽ. Nhưng vợ buộc phải đối mặt với sự thật: chồng “giữ mình” cũng khá lắm.

Vợ vẫn nhớ, lần đầu tiên sau ngày cưới ít lâu, chồng vô tư lục tìm món đồ gì đó trong giỏ xách của vợ, khi ấy, vợ trách nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc: sao anh không hỏi em mà tự ý vậy?

Cũng từ đó, chúng mình có một thỏa thuận ngầm: không can thiệp quá sâu vào “đời tư” của nhau. Với vợ, đó là một cách để “tương kính như tân”. Với chồng, chắc cũng hơi lạ lẫm bởi chồng vẫn nghĩ: vợ chồng thì có gì bí mật để phải giữ kẽ.

Hôn nhân mất vị... như nhà vắng chủ

Không dưng, chị chảy nước mắt. Nhà vắng chủ, vợ vắng chồng, mùi nồng ấm, hạnh phúc còn đâu nữa!

Vợ chồng chị có căn nhà nhỏ, bỏ không đã bảy năm. Thời buổi “cơm cao gạo kém”, hàng xóm thắc mắc, chị thành thật giải thích: “Con không muốn cho thuê, sợ không phải của mình, người ta không ý thức gìn giữ, nhà nhanh xuống cấp”. Từng có thời gian, căn nhà ấy là tổ ấm của chị. Năm đó, dọn về nhà mới không bao lâu thì ba chị bị đột quỵ, mất khả năng tự đi lại. Nhà neo người, mẹ cũng đau yếu, trong khi cô em gái thường xuyên đi công tác nước ngoài, chị phải về chăm cha. Anh khuyên chị: “Mẹ con em cứ ở hẳn bên ngoại, vừa có nhiều thời gian phụ giúp mẹ, vừa không phải buồn những lúc vắng anh. Đợi ba khỏe lại, vợ chồng mình tính tiếp”. Cái ngày “tính tiếp” ấy, đã bảy năm rồi mà vẫn chưa tính được.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Mười năm hôn nhân, gom lại số ngày vợ chồng chị bên nhau, chắc không quá một năm. Anh là kiến trúc sư. Từ chỉ ngồi một chỗ nhận thiết kế các công trình, anh dần kiêm luôn trách nhiệm của nhà thầu thi công. Rong ruổi theo công trình từ tỉnh này sang tỉnh nọ, có khi ba tháng anh mới về nhà. Thương chồng một mình vất vả kiếm tiền nuôi vợ con, còn giúp chị chu toàn cho cha mẹ nên trong những cuộc gọi, hiếm khi chị đề cập những khó nhọc, buồn phiền của bản thân. Chị quan niệm, việc gì tự giải quyết, xoay xở, chịu đựng được, chị sẽ không để chồng phiền lòng. Những lần ít ỏi anh về thăm, chị cố tạo cho anh sự thảnh thơi, nghỉ ngơi trọn vẹn. Về phía anh, phần thấy mọi thứ ở nhà vợ cắt đặt ổn thỏa, phần cũng nghĩ mình đáng được như thế nên ít khi hỏi han hay giúp đỡ vợ. Anh dành phần lớn thời gian nghỉ để gặp gỡ, tụ tập bạn bè.

Khổ vì vợ ham “báo cáo“

Giảm “báo cáo”, hãy để những chuyện “nhỏ như con thỏ” ấy trở thành “bí mật” của riêng hai ta thôi, vợ nhé!

Chuông điện thoại lại đổ vang, lần này là bà ngoại. Anh ái ngại quay lại nhìn vợ. Em tảng lờ, vội cúi xuống ủi tiếp cái áo. Anh thở dài, bấm phím nghe, biết chắc rằng mình sắp được nghe một bài học… y hệt lúc nãy.